- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
WPA là một chuẩn bảo mật được sử dụng trong mạng Wi-Fi. WPA giúp bảo vệ mạng Wi-Fi khỏi những cuộc tấn công từ hacker và đảm bảo rằng chỉ những người được phép mới có thể truy cập mạng của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm WPA và vai trò của nó trong bảo vệ mạng Wi-Fi.
WPA là viết tắt của Wi-Fi Protected Access, là một chuẩn bảo mật được sử dụng trong mạng Wi-Fi. WPA được sử dụng để bảo vệ mạng Wi-Fi khỏi những cuộc tấn công từ hacker và đảm bảo rằng chỉ những người được phép mới có thể truy cập mạng của bạn.
WPA được phát triển bởi Wi-Fi Alliance vào năm 2003 để thay thế cho chuẩn bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy) không an toàn. WPA đã trở thành chuẩn bảo mật Wi-Fi được sử dụng phổ biến nhất trong vài năm sau đó, cho đến khi nó được thay thế bởi chuẩn WPA2 vào năm 2004.
WPA2 là version nâng cấp đầu tiên, sử dụng CCMP dựa trên thuật toán tiêu chuẩn mã hóa nâng cao AES với tính xác thực tin nhắn cao và xác minh tính toàn vẹn. CCMP mạnh và đảm bảo hơn so với Giao thức toàn vẹn khóa tạm thời TKIP mà WPA sử dụng.
Tuy nhiên WPA2 vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Chủ yếu là khả năng truy cập trái phép vào mạng không dây của doanh nghiệp. Khi các điểm truy cập mạng bị tấn công, bạn nên tắt WPS ở mỗi điểm. Ngoài ra điểm hạn chế còn ở chỗ Bảo mật lớp truyền tải, các mối đe dọa có thể xâm nhập bằng cách sử dụng các cuộc tấn công hạ cấp.
Các tác nhân này không chỉ nhắm vào doanh nghiệp mà ngay cả hệ thống mạng không dây gia đình cũng có thể bị tấn công. Các tài khoản đặc quyền như quản trị viên khuyến khích sử dụng mật khẩu có cường độ mạnh và thường xuyên thay đổi để tránh rủi ro.
WPA3 là bản update mới nhất của WPA ra mắt vào năm 2018. Nếu bạn muốn sử dụng phiên bản này, bạn cần phải mua bộ định tuyến mới hỗ trợ WPA3 hoặc thiết bị được nhà sản xuất cho phép cập nhật.
WPA3 gồm những tính năng mới như sau:
Tính năng trao đổi SAE tạo nên sự an toàn cho WPA3, nó cung cấp bảo mật hơn trong chế độ cá nhân khi xảy ra trao đổi khóa ban đầu. Ngoài ra, tính năng Wi-Fi DPP cũng giúp WPA3 tăng cường bảo mật bằng cách không dựa vào mật khẩu được chia sẻ mà sử dụng mã QR hoặc thẻ giao tiếp trường gần để cấp quyền truy cập cho các thiết bị.
Tuy nhiên, WPA3 cũng không tránh khỏi việc tồn tại những điểm hạn chế. Lỗ hổng này gọi là Dragonblood, được hiểu như là gồm một cuộc tấn công từ chối dịch vụ, 2 cuộc tấn công hạ cấp và 2 vụ rò rỉ thông tin tấn công từ kênh còn lại. Và 4/5 được dùng để đánh cắp mật khẩu của người dùng.
Vậy với 3 phiên bản này, bạn nên sử dụng phiên bản nào ? Ở đây, chúng tôi sẽ so sánh WPA và WPA3 với WPA2.
WPA3 là phiên bản nâng cấp sau WPA2 cho nên nó sở hữu nhiều ưu điểm hơn, gồm các tính năng như trao đổi SAE, cá nhân hóa mã hóa dữ liệu, khóa phiên lớn hơn và bảo vệ tấn công bạo lực mạnh mẽ hơn.
Mã hóa dữ liệu GCMP-256 của WPA3 mạnh hơn mã hóa 128 bit của WPA2. WPA3 cũng hỗ trợ kích thước khóa phiên lớn hơn WPA2, với bảo mật 192-bit trong các trường hợp sử dụng doanh nghiệp. WPA3 cũng bảo vệ chống lại việc đoán mật khẩu ngoại tuyến bằng cách cho phép người dùng chỉ một lần đoán. Người dùng sẽ phải tương tác trực tiếp với thiết bị mạng Wi-Fi mỗi khi họ muốn đoán mật khẩu.
WPA là version đầu tiên ra mắt cho nên giữa WPA và WPA2 có sự khác biệt ở điểm:
Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các thông tin về WPA và các phiên bản của nó. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được version phù hợp với công việc, mục đích và nhu cầu của bản thân.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về WPA, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Mua tên miền .COM tại BKHOST
BKHOST cam kết giá tốt. Kiểm tra tên miền .COM đẹp và đăng ký ngay hôm nay!