Nội dung bài viết
#

HTML là gì? Những thông tin chi tiết từ A-> Z về HTML

Nội dung bài viết

    HTML là một trong những ngôn ngữ cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững khi mới bắt đầu lập trình web. Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng rất nhiều người còn mơ hồ về nó. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến kiến thức về HTML từ A->Z mà bạn không nên bỏ lỡ.

    HTML là gì?

    HTML la gi
    HTML là gì?

    HTML (Hypertext Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo ra các trang web. Nó dùng các thẻ để xác định các phần tử trên trang web như tiêu đề, đoạn văn, hình ảnh, liên kết và nhiều hơn nữa. HTML là một ngôn ngữ cơ bản của các trang web và là cơ sở cho các ngôn ngữ khác như JavaScript và CSS.

    HTML có phải ngôn ngữ lập trình không?

    HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình, mà là một ngôn ngữ đánh dấu. Nó không có khả năng thực thi các lệnh hoặc chạy các chương trình như một ngôn ngữ lập trình. HTML chỉ dùng để xác định cấu trúc và nội dung của một trang web, và các trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đó theo cấu trúc đó.

    HTML có phải ngôn ngữ lập trình không?
    HTML có phải ngôn ngữ lập trình không?

    HTML hoạt động như nào?

    Các thuật ngữ cơ bản của HTML
    HTML hoạt động như nào?

    HTML hoạt động như một ngôn ngữ đánh dấu, nó sử dụng các thẻ để xác định các phần tử trên trang web. Các thẻ được bao quanh nội dung và cung cấp thông tin cho trình duyệt về cách hiển thị nội dung đó.

    Ví dụ, thẻ <h1> được sử dụng để tạo tiêu đề cấp 1, còn thẻ <p> được sử dụng để tạo đoạn văn. Mỗi thẻ có một tác dụng riêng biệt trong việc xác định cấu trúc và hiển thị nội dung trên trang web.

    Khi một trình duyệt nhận được một tài liệu HTML, nó sẽ duyệt qua các thẻ và hiển thị nội dung theo cấu trúc đã được chỉ định bởi các thẻ. HTML cũng hỗ trợ các thẻ liên quan đến hình ảnh, liên kết, bảng, danh sách, v.v. giúp cho việc tạo trang web trở nên dễ dàng hơn.

    Cấu trúc của HTML

    cau truc cua html
    Cấu trúc của HTML

    Cấu trúc cơ bản của một tài liệu HTML bao gồm các phần sau:

    • Đầu tài liệu: Được bắt đầu bằng thẻ <!DOCTYPE> để chỉ ra kiểu tài liệu và phiên bản HTML.
    • Thẻ <html>: Là thẻ gốc của tài liệu HTML, chứa tất cả các phần khác của tài liệu.
    • Thẻ <head>: Chứa thông tin về tài liệu như tiêu đề, từ khóa, mô tả và các thẻ liên quan khác.
    • Thẻ <body>: Chứa nội dung của trang web, bao gồm các thẻ văn bản, hình ảnh, liên kết, bảng, danh sách v.v.
    • Thẻ đóng: Tất cả các thẻ mở phải có một thẻ đóng tương ứng, ví dụ: <p>Nội dung đoạn văn</p>

    Ví dụ cấu trúc cơ bản của một tài liệu HTML:

    <!DOCTYPE html>
    <html>
    <head>
    <title>Trang web của tôi</title>
    </head>
    <body>
    <h1>Tiêu đề trang web</h1>
    <p>Đoạn văn giới thiệu trang web</p>
    <img src="image.jpg" alt="Hình ảnh">
    <a href="https://google.com">Liên kết tới Google</a>
    </body>
    </html>

    Cấu trúc HTML cũng có thể sử dụng các thẻ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của trang web. Ngoài ra, các thẻ HTML có thể sử dụng thuộc tính để cung cấp thông tin bổ sung về phần tử, ví dụ như thuộc tính “class” hoặc “id” để xác định một nhóm hoặc một phần tử duy nhất trên trang.

    Các thẻ HTML cũng có thể sử dụng kết hợp với các ngôn ngữ khác như CSSJavaScript để tạo ra các trang web đa năng và đẹp mắt hơn. CSS dùng để định dạng và tạo giao diện cho trang web, còn JavaScript dùng để thêm các chức năng hoạt động và tương tác cho trang web.

    Ưu và nhược điểm của HTML

    Ngôn ngữ HTML được dùng để cấu trúc và tạo bố cục cho website, ưu điểm mà nó sở hữu gồm:

    • HTML đã có mặt từ rất lâu nên được cộng đồng người dùng sử dụng rộng rãi và tài nguyên hỗ trợ khổng lồ.
    • Hoạt động mượt mà, êm ru trên mọi trình duyệt như Internet Explorer, Chrome, FireFox, Cốc Cốc…
    • Tương đối dễ học nên giúp người dùng xây dựng được website từ đơn giản đến phức tạp trong thời gian ngắn.
    • HTML sử dụng mã nguồn mở, ngắn gọn, nhất quán và hoàn toàn miễn phí.
    • Dễ dàng tích hợp với các ngôn ngữ lập trình phụ trợ như NodeJs, PHP, Ruby, Java. Đó chính là một lợi thế để website đa dạng các tính năng. 

    Mặc dù mang tới cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn nhưng HTML vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

    • Nó chỉ áp dụng trên web tĩnh (trang web chỉ cung cấp thông tin chứ không tương tác được với người dùng). 
    • HTML chỉ cho phép người dùng thực thi những thứ có sẵn nên rất khó khăn để tạo được những cái mới mẻ.
    • Một số trình duyệt cũ không đọc và hiển thị được file HTML5.
    • Một số trình duyệt cập nhật chậm nên không hỗ trợ được HTML5.

    Các thẻ HTML phổ biến nhất

    Quy định cấu trúc tổng thể của trang web và cách các phần tử hiển thị trong trình duyệt là chức năng của thẻ HTML. Hiện tại, những thẻ HTML được sử dụng thông dụng nhất gồm:

    • <h1>: mô tả tiêu đề cấp cao nhất
    • <h2>: mô tả tiêu đề cấp hai.
    • <p>: mô tả một đoạn văn bản.
    • <table>: mô tả dữ liệu bảng.
    • <ol>: mô tả danh sách thông tin có thứ tự.
    • <ul>: mô tả danh sách thông tin không có thứ tự.

    Nằm giữa thẻ mở và thẻ đóng chính là phần nội dung. Hình thức nhận biết thẻ mở trông giống như <p>. Còn thẻ đóng chỉ khác biệt một chút đó là có thêm dấu gạch chéo ngược, chẳng hạn như </p>.

    Cách sử dụng và triển khai HTML

    Vai trò của HTML trong lập trình Web

    HTML hoàn toàn dựa trên văn bản do đó nó có thể chỉnh sửa đơn giản bằng cách mở trong chương trình Vi, Emax hoặc Notepad. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng các trình soạn thảo văn bản để tạo hoặc chỉnh file HTML miễn sao lưu nó với đuôi .html. Khi đó bất cứ trình duyệt nào cũng đọc và hiển thị được. 

    Trình soạn thảo WYSIWYG được các nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp sử dụng để xây dựng và phát triển website. Hiện tại những công cụ như Microsoft Visual Studio, Eclipse cung cấp trình soạn thảo WYSIWYG nên rất dễ để triển khai HTML. Ngoài ra, trình soạn thảo này còn cung cấp các phương tiện để khắc phục sự cố HTML.

    Hiện tại, những trình duyệt như Chrome và Firefox đều có những công cụ cho phép đọc file HTML. Cùng với đó, những công cụ này còn có khả năng chỉnh sửa HTML linh hoạt, khéo léo và kết hợp nhanh chóng những thay đổi trong trình duyệt Internet. 

    Mối quan hệ giữa HTML, CSS và JavaScript

    Mối quan hệ giữa HTML, CSS và JS
    Mối quan hệ giữa HTML, CSS và JavaScript

    HTML, CSS và JavaScript là ba ngôn ngữ khác nhau mà được sử dụng trong lập trình web.

    HTML (Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để xác định cấu trúc và nội dung của trang web. Nó dùng các thẻ để xác định các phần tử trên trang, ví dụ như tiêu đề, đoạn văn, hình ảnh, v.v.

    CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ được sử dụng để định dạng và tạo giao diện cho trang web. Nó dùng để xác định các thuộc tính cho các phần tử HTML, ví dụ như màu sắc, kích thước, v.v.

    JavaScript là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để thêm các chức năng hoạt động và tương tác cho trang web. Nó cho phép tạo ra các sự kiện, thay đổi nội dung của trang, v.v.

    Mối quan hệ giữa chúng là HTML là cầu nối vật lý cho trang web, CSS là giao diện cho trang web, JavaScript là chức năng cho trang web. HTML, CSS và JavaScript được sử dụng cùng nhau để tạo ra các trang web đa năng và đẹp mắt.

    Lịch sử của ngôn ngữ HTML

    Nhà vật lý học Tim Berners – Lee chính là cha đẻ của ngôn ngữ HTML. Năm 1991, 18 tag HTML lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Trong những năm đầu của thế giới web, việc sử dụng ngôn ngữ HTML để xây dựng và cấu trúc web là quá đủ. Tuy nhiên, qua một thời gian, nhiều người có nhu cầu tương tác với các website. Vì vậy, để tạo các tính năng động, người dùng cần kết hợp HTML và những ngôn ngữ khác.

    Năm 1999, phiên bản HTML 4.01 ra đời. HTML4 đã có sự khác biệt so với phiên bản cũ. Nếu trước đây HTML chỉ đánh dấu website thì nay hướng đến việc phải mô tả cấu trúc như thế nào cho bắt mắt, logic, khoa học. Năm 2014, HTML4 được nâng cấp lên HTML5 và có sự cải tiến rõ rệt.

    Chân dung nhà sáng lập HTML Tim Berners-Lee
    Chân dung nhà sáng lập HTML Tim Berners-Lee

    Các phiên bản HTML

    Từ khi ra đời cho đến nay HTML đã nhiều lần được nâng cấp. Dưới đây là danh sách các phiên bản của HTML:

    • Năm 1992, HTML 1.0 ra mắt với khả năng hạn chế và chỉ có khoảng 20 phần tử.
    • Năm 1995, HTML 2.0 được phát hành. Phiên bản này có sự kết hợp các yếu tố liên quan đến hàm toán học.
    • Năm 1996, HTML 3.2 đã xuất hiện, loại bỏ những thứ liên quan đến hàm toán học và bắt đầu cung cấp những tính năng để khắc phục sự chồng chéo giữa các phần mở rộng độc quyền khác nhau.
    • Năm 1997, HTML 4.0 được ra mắt với những tính năng đa dạng giúp website hoàn thiện hơn về mặt hình thức và nội dung.
    • Năm 1999, phiên bản HTML 4.01 ra đời, mọi thứ hoàn toàn giống với HTML 4.0.
    • Năm 2014, HTML5 kế thừa và phát triển HTML mang đến những trang web thân thiện với người dùng. 
    • Năm 2016, HTML 5.1 được phát hành đáp ứng dễ dàng các loại phương tiện nhúng khác nhau với các thẻ mới. 
    • Năm 2017, HTML 5.2 ra đời với mục đích giúp người dùng thiết kế web dễ dàng, linh hoạt và thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

    HTML sau khi kết hợp cùng CSS và Javascript sẽ tạo nên một giao diện sinh động, bắt mắt làm tăng trải nghiệm cho người dùng.

    Trong bộ 3 HTML, CSS và Javascript thì CSS đóng vai trò chính trong việc thiết kế giao diện, tùy chỉnh màu sắc, hiệu ứng cho trang web. còn Javascript đảm nhiệm vai trò tạo ra các chức năng động như: Slider, carousel, pop-up, và một số hành vi tương tác với người dùng như click chuột, hover,…

    Các tính năng của HTML5

    HTML5 là một phiên bản hội tụ nhiều chức năng mới để tăng tính tương tác, khả năng đa phương tiện và hỗ trợ trình bày nội dung hợp lý. Những yếu tố này gồm:

    • Yếu tố đồ họa: HTML5 có sự hỗ trợ của canvas và svg, đồ họa vector cho phép người thiết kế web thực hiện những thao tác để thay đổi giao diện web.
    • Yếu tố ngữ nghĩa: <head> tạo tiêu đề đầu trang; <footer> tạo chân cuối trang; <article> tạo một khu vực cho nội dung độc lập; <section> xác định các phần và tiểu mục; <nav> tạo menu điều hướng.
    • Yếu tố đa phương tiện: < audio> dùng để mô tả file MP3, File WAV và file OGG; <video> dùng để mô tả video MP4, WebM và OGG.
    • Thuộc tính dành cho phần tử <form>: phần tử này tạo một khu vực để người dùng nhập số, ngày, lịch, phạm vi lên website. 

    Bên cạnh được bổ sung những tính năng kể trên, HTML5 còn có sự vượt trội hơn so với những phiên bản khác vì nó giúp người dùng loại bỏ những thuộc tính dư thừa hoặc lỗi thời. Mặt khác, HTML5 còn giúp họ kéo thả tài liệu đơn giản, chỉnh sửa ngoại tuyến, phân tích cú pháp chi tiết. Đặc biệt nhất là HTML5 có nhiều nơi để lưu trữ như SQL database, Application cache, Web storage. 

    Các tiêu chuẩn cú pháp HTML

    Khi sử dụng HTML bạn cần tuân thủ cách thức viết cú pháp. Dưới đây là một số quy tắc bạn cần nắm để quá trình thao tác với HTML không gặp bất cứ vướng mắc gì:

    • Mỗi phần tử HTML đều được chứa trong thẻ mở <p> và thẻ đóng </p>. Đặc biệt sau khi kết thúc các phần tử phải luôn sử dụng thẻ đóng. Ví dụ như: 

    <section>

    <p>Website được cập nhật thường xuyên và liên tục.</p>

    <p>Website được cập nhật thường xuyên và liên tục.</p>

    </section>

    • Thuộc tính HTML phải đặt trong dấu ngoặc kép hoặc ngoặc đơn để giúp giá trị dễ đọc và dễ phân biệt, ví dụ như: <table class=”striped”>.
    • Nên sử dụng chữ thường cho tất cả các thuộc tính để các đoạn code viết nhanh, rõ ràng, rành mạch và đẹp mắt hơn. 
    • Ngôn ngữ chính trên HTML cơ bản là tiếng Anh. Với những ký tự không phải là tiếng Anh hoặc các ký tự đặc biệt sẽ không thể hiển thị trên web. Vì vậy trong trường hợp dùng bộ ký tự đặc biệt bạn cần mã hóa chúng dưới dạng như <meta charset = “utf-8” /> (utf-8 là bộ mã tiếng Anh mặc định của HTML).

    Tổng kết

    Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức cơ bane nhất về HTML. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có nền tảng để xây dựng và phát triển website. Bên cạnh đó còn có nhiều điều khác mà bạn cần lưu ý để xây dựng trang web của mình.

    Mua Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    vps cấu hình cao

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !