- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
SOA là gì? SOA là cụm từ tiếng Anh viết tắt của Service Oriented Architecture và được hiểu là kiến trúc hướng dịch vụ. Đây là một kiểu thiết kế phần mềm nơi các thành phần khác nhau bởi nhiều thành phần ứng dụng thông qua một giao thức truyền thông trên mạng.
Các nguyên tắc cơ bản của SOA đó là độc lập với các nhà cung cấp, sản phẩm và công nghệ.
Ngoài khái niệm trên, SOA còn được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau, cùng chúng tôi khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Kiến trúc SOA là gì? Hiểu ngắn gọn nhất thì SOA là một mẫu thiết kế được cung cấp cho các ứng dụng thông qua giao thức. Khái niệm này là duy nhất và không gắn liền với bất cứ ngôn ngữ lập trình hoặc nền tảng nào. Đa phần web service là một công nghệ của SOA.
Về cơ bản, SOA là tập hợp toàn bộ các dịch vụ kết nối “mềm dẻo” với nhau và có giao tiếp. Chúng được định nghĩa một cách rõ ràng, hoàn toàn độc lập với nền tảng hệ thống và có thể tái sử dụng. Đây là cấp độ cao hơn của việc phát triển ứng dụng chú trọng tới quy trình nghiệp vụ và sử dụng giao tiếp chuẩn để che đi sự phức tạp của kỹ thuật bên dưới.
Ngoài ra, SOA còn được hiểu theo nhiều ý khác nhau như:
Về bản chất thì SOA chỉ đơn thuần là sự đáp ứng đối với một thách thức ngày càng lớn. Đó cũng là yêu cầu thực tế của doanh nghiệp ngày càng thay đổi tới mức các cấu trúc ứng dụng kiểu truyền thống khó có thể giải quyết được. SOA xuất hiện nhằm giải quyết các yêu cầu đó bằng cách trợ giúp cho hoạt động doanh nghiệp dễ dàng quản lý, linh hoạt và sẵn sàng với bất kỳ thay đổi nào. Theo chia sẻ của một chuyên gia IBM từng nói thì: “SOA được xây dựng để thay đổi chứ không phải chỉ để tồn tại”. SOA sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
Mô hình SOA có nhiều ưu thế hơn so với truyền thống (cụ thể như mô hình ứng dụng hoặc mô hình hướng lập trình). Trong khi SOA chủ yếu tập trung nguồn lực để phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động cũng như quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên những đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ ràng chi tiết, bổ sung các thành phần, sửa đổi hoặc loại bỏ chúng.
Vì vậy, hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế với mục đích đáp ứng các quy trình nghiệp vụ. Thay cho việc quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để có thể tận dụng các tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều cơ quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển trước đó.
Khi sử dụng mô hình SOA, các đơn vị cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển các phần mềm. Điều này mang lại một số lợi ích cho người dùng như sau:
Với việc phát triển và tập hợp danh mục những sản phẩm/dịch vụ, các nhà phát triển có một bộ sưu tập những modun phần mềm có sẵn có thể dùng để lắp ghép lên một hệ thống mới. Danh mục này sẽ nhanh chóng được gia tăng về quy mô và số lượng giúp cho việc phát triển các hệ thống mới thuận tiện và nhanh chóng hơn. Khả năng sử dụng lại dịch vụ này cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi bổ sung thêm các tính năng mới vào hệ thống.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc lý giải kiến trúc soa là gì? Qua đây, chắc hẳn các bạn cũng biết được tầm quan trọng của mô hình SOA đối với việc phát triển của hoạt động kinh doanh của các cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nếu như quan tâm tới các gói dịch vụ hosting, tên miền, cho thuê VPS, SSL,… uy tín và chất lượng, đừng quên theo dõi các bài viết của BKHost nhé!
Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST
Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay: