- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Thời đại công nghệ càng ngày càng phát triển khiến cho nhu cầu kết nối càng cao. Người dùng không chỉ có nhu cầu tương tác trực tiếp giữa người và máy mà còn mong muốn mọi thứ đều trở nên dễ dàng.Internet of Things (IoT) đã và đang lan tỏa trong cộng đồng với thông điệp mọi thứ đều có thể kết nối. Đó là lý do MQTT ra đời với mục đích hỗ trợ liên lạc hiệu quả.
Giáo thức MQTT là một trong những giáo thức được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng IoT và điều khiển thiết bị. Nếu bạn muốn tìm hiểu về nó, hãy đọc bài viết này để biết thêm chi tiết!Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về MQTT là gì và các thuật ngữ liên quan tới nó trong bài viết này.
MQTT (Message Queuing Telemetry Transport) là một giao thức truyền thông nhị phân nhẹ, mở và dễ sử dụng được phát triển vào những năm đầu thập kỷ 2000 bởi IBM. Ban đầu, nó được thiết kế để giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền thông giữa các thiết bị có tài nguyên hạn chế, như các cảm biến và các thiết bị IoT (Internet of Things). Nhưng từ đó, MQTT đã trở thành một trong những giao thức phổ biến nhất trong lĩnh vực IoT và các ứng dụng liên quan đến truyền thông giữa các máy chủ và thiết bị.
MQTT hoạt động dựa trên mô hình “publish-subscribe.” Trong mô hình này, các thiết bị được phân thành hai vai trò chính: “publisher” (người xuất bản) và “subscriber” (người đăng ký). Thiết bị xuất bản gửi các thông điệp (messages) đến các chủ đề (topics) mà các thiết bị đăng ký sẽ nhận. Giao thức này đơn giản, nhẹ nhàng, và tiết kiệm băng thông, giúp nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng IoT.
Nếu bạn đang tìm hiểu về giao thức MQTT thì nên biết đến những thuật ngữ cơ bản sau:
Hệ thống Xuất bản – Đăng ký có lẽ không xa lạ với người dùng MQTT. Nó được coi như cách thức hoạt động của giao thức. Một thiết bị có thể xuất bản một tin nhắn về chủ đề hoặc đăng ký về chủ đề nào đó để nhận tin nhắn. Quy trình cụ thể có thể thấy trong ví dụ sau:
Messages hay tin nhắn có thể hiểu là lượng thông tin bạn muốn trao đổi giữa các thiết bị. Nó xuất hiện ở nhiều dạng ví dụ như: văn bản, lệnh, số đọc,…
Topics ở đây chính là các chủ đề trong giao thức MQTT. Nó là cách người dùng đăng ký lượng tin nhắn đến hoặc nơi bạn muốn xuất bản thông điệp. Chủ đề sẽ thể hiện bằng những dấu gạch chéo “/” – cấp độ chủ đề. Ví dụ bạn tạo topics như sau: systems/home/mqtt
Các chủ đề cũng phân biệt theo chữ thường và chữ hoa để tạo sự khác biệt.
Khái niệm cuối cùng liên quan tới MQTT chính là Broker. Bạn có thể hiểu nó là một nơi trung gian nhận về tất cả các thông điệp, tin nhắn. Sau đó Broker tiến hành lọc tin nhắn theo chủ đề, kiểm tra ai quan tâm chủ đề. Cuối cùng tiến hành xuất bản, đưa tin nhắn đến những người đã đăng ký tương ứng.
Hiện nay có rất nhiều trình trung gian phát triển nhằm hỗ trợ người dùng và các doanh nghiệp tốt hơn. Tùy vào nhu cầu và mục đích của tổ chức mà lựa chọn Broker phù hợp nhất cho mình.
MQTT được thiết kế để tiết kiệm băng thông mạng, điều này rất quan trọng khi các thiết bị IoT thường hoạt động trong môi trường có tài nguyên hạn chế. Giao thức này sử dụng tiêu chuẩn nhị phân thay vì văn bản, giúp giảm thiểu lượng dữ liệu được truyền đi và tiết kiệm năng lượng.
MQTT đảm bảo rằng các thông điệp được gửi từ các thiết bị IoT sẽ được giao đến đích một cách đáng tin cậy. Nó sử dụng cơ chế xác nhận giao nhận (Acknowledgment) để đảm bảo rằng Broker đã nhận được thông điệp từ thiết bị xuất bản.
Giao thức MQTT có thể thích ứng với nhiều loại mạng, bao gồm cả mạng không dây và mạng có dây. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lí tưởng cho các ứng dụng IoT hoạt động trên nền tảng mạng phức tạp.
Trước khi triển khai MQTT, bạn cần xác định các chủ đề (Topics) và nội dung thông điệp mà các thiết bị sẽ gửi và nhận.
Sau khi xác định chủ đề và nội dung thông điệp, bạn cần cài đặt một máy chủ MQTT, còn được gọi là Broker. Các thiết bị IoT sẽ kết nối và gửi thông điệp thông qua Broker này.
Tiếp theo, cài đặt và cấu hình các thiết bị IoT như các khách hàng (Clients). Đảm bảo rằng các thiết bị đăng ký vào các chủ đề mà chúng muốn nhận thông điệp.
Trước khi triển khai thực tế, hãy thử nghiệm giao thức MQTT trong một môi trường giả lập để đảm bảo tính ổn định và đáng tin cậy.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về giao thức MQTT và cách nó hoạt động trong việc truyền thông giữa các thiết bị IoT. MQTT không chỉ là một giao thức nhị phân nhẹ và mạnh mẽ mà còn mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho các ứng dụng IoT. Với tính ổn định, đáng tin cậy và khả năng tùy chỉnh cao, MQTT tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả của các hệ thống IoT.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về MQTT, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
Mua Cloud Server tại BKHOST
Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay: