Nội dung bài viết
#

User Acceptance Testing là gì? Quy trình kiểm thử UAT

Nội dung bài viết

    User Acceptance Testing là một khái niệm khá xa lạ đối với những người dùng mới. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về những ưu nhược điểm của quy trình kiểm thử này. Đồng thời cũng hướng dẫn cho bạn các bước thực hiện dễ dàng nhất.

    User Acceptance Testing (UAT) là gì?

    User Acceptance Testing (UAT) la gi

    UAT – User Acceptance Testing là quá trình chạy kiểm thử được thực hiện bởi người dùng hoặc khách hàng đối với phần mềm phát triển bất kỳ. Quá trình này nhằm kiểm tra xem những trải nghiệm mà ứng dụng phần mềm đem lại có đạt yêu cầu ban đầu hay không.

    Thông thường, UAT là giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm thử phần mềm và được thực hiện trước khi ứng dụng chính thức được phát hành trên thị trường. Mục đích của UAT đó là đảm bảo các tính năng và hiệu suất hoạt động của phần mềm đều đạt ở mức tốt nhất.

    Những khách hàng hoặc người dùng tham gia trải nghiệm phần mềm bằng cách tải xuống và sử dụng sẽ được trả tiền hoa hồng. Sau đó, các kết quả trải nghiệm này được thu thập lại và gửi đến nhà phát triển. Họ sẽ tiến hành tìm kiếm vấn đề để khắc phục phần mềm tốt hơn.

    Sử dụng UAT giúp nhà phát triển phần mềm có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí triển khai phần mềm và độ uy tín. Ngoài ra, UAT cũng cho phép các nhà phát triển có thể làm việc với dữ liệu thực tế. Nếu như thành công thì quy trình đó có thể xác thực các yêu cầu kinh doanh.

    Mục đích của UAT là gì?

    UAT là giai đoạn được thực hiện sau quá trình Unit Testing, Quality Assurance, System Testing và Integration Testing. Mặc dù phần mềm được trải qua nhiều giai đoạn kiểm thử khác nhau nhưng nó vẫn cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.

    UAT được sử dụng để phát hiện các lỗi, hiệu suất kém hoặc chưa được hoàn thiện. Điều này giúp cho các nhà phát triển ứng dụng tiết kiệm được thời gian, chi phí và danh tiếng của họ.

    Đối tượng thực hiện UAT?

    Các đối tượng thực hiện UAT thường là người dùng hoặc khách hàng. Họ sẽ trực tiếp tải xuống phần mềm và sử dụng để có thể tìm ra được những trải nghiệm tốt nhất và hữu ích nhất. Hoặc các chuyên gia chức năng nội bộ cũng thực hiện UAT với mục đích định hình chu kỳ kiểm thử và quản lý hiệu quả cả quá trình đó.

    Các loại UAT phổ biến

    Một số loại UAT phổ biến hiện nay được thực hiện như sau:

    • Beta Testing là kiểm thử dành cho người dùng, người đánh giá phần mềm thực hiện nhằm cung cấp các phản hồi trải nghiệm cho các nhà phát triển.
    • Black Box Testing là kiểm thử dành cho người dùng nhằm kiểm tra các chức năng của phần mềm.
    • Operational Acceptance Testing là kiểm thử nhằm xác định xem phần mềm có thực sự sẵn sàng hoạt động hay chưa. Chẳng hạn như khả năng tương thích, độ tin cậy và độ ổn định của phần mềm.
    • Contract Acceptance Testing là kiểm thử được thực hiện dựa trên các tiêu chí và thông số kỹ thuật cụ thể.
    • Regulation Acceptance Testing là kiểm thử tập trung vào việc đảm bảo phần mềm đáp ứng các quy tắc pháp lý.

    Quy trình thực hiện UAT

    Quy trinh thuc hien UAT

    Các bước thực hiện UAT được triển khai như sau:

    • Lên kế hoạch triển khai phần mềm bao gồm: Các yêu cầu kinh doanh, Frame thời gian và các chiến lược cho UAT.
    • Xác định và tạo các kịch bản kiểm thử phần mềm khi chạy trên thị trường bao gồm các trường hợp chức năng mà người dùng cuối có thể gặp phải càng tốt.
    • Lựa chọn các nhóm kiểm thử để có kế hoạch cung cấp bản dùng thử miễn phí trên Web. Trong đó, nhóm người dùng cuối này cần có kiến thức về doanh nghiệp hoặc cách sử dụng UAT.
    • Người dùng cuối bắt đầu kiểm tra phần mềm để tìm kiếm các vấn đề lỗi. Sau đó, các lỗi này sẽ được ghi lại trong tài liệu theo dõi để các nhà phát triển có thể kiểm soát và khắc phục.
    • Tiến hành cập nhật Code dựa trên các kết quả kiểm tra thu thập được. Sau đó các nhà cung cấp sẽ tiến hành giải quyết các lỗi và kiểm tra lại phần mềm. Nếu như phần mềm ứng dụng đáp ứng được các tiêu chí sử dụng của người dùng thì quản trị viên sẽ cho phát hành ra thị trường.

    Những hạn chế của UAT

    Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì UAT còn có những điểm hạn chế sau đây:

    Thời gian lập kế hoạch

    Bởi vì UAT là giai đoạn kiểm thử cuối cùng của phần mềm nên nếu như có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình kiểm thử trước thì thời gian kiểm tra sẽ diễn ra lâu hơn. Đồng thời có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn để có thể hoàn thành được giai đoạn UAT.

    Do đó, để khắc phục vấn đề này các nhà cung cấp nên lập một kế hoạch tốt hơn cho cả UAT và quá trình phát triển phần mềm. Ngoài ra còn phải phân bố thời gian triển khai của từng giai đoạn phù hợp nhất.

    Người chạy UAT có ít kinh nghiệm

    Nếu như những người chạy UAT có ít kiến thức về UAT hoặc không được đào tạo bài bản. Họ sẽ không thể xác định chính xác các lỗi xảy ra và không thể gửi chúng về cho nhà cung cấp đúng cách. Điều này khiến cho các nhà cung cấp này không thể biết được vấn đề lỗi để khắc phục chúng.

    Môi trường kiểm thử thấp

    Nếu như sử dụng cùng một môi trường cho Functional Testing và System Testing thì sẽ dẫn đến sự phụ thuộc của phần mềm vào môi trường đó. Do đó, các tổ chức nên sử dụng một môi trường khác cho UAT để đạt hiệu quả kiểm thử tốt hơn.

    Khoảng cách tương tác

    Khoảng cách tương tác giữa UAT và nhóm kiểm thử có thể gây ra sự chậm trễ. Thậm chí là có thể gây ra sự cố khi báo cáo lỗi hoặc lên kịch bản kiểm thử. Do đó, các nhóm kiểm thử cần lên một quy trình lập kế hoạch và tương tác tốt nhất.

    Ưu điểm của UAT

    Một số ưu điểm nổi bật của UAT trong trải nghiệm của người dùng như sau:

    • Khả năng thu thập dữ liệu và thông tin chính xác. Trong đó bao gồm quy trình đang được kiểm thử và các hành động được thực hiện và trình hướng dẫn lựa chọn dữ liệu kiểm thử.
    • UAT có thể xác định đúng đối tượng mục tiêu giúp cho người dùng có thể biết rõ được nhiệm vụ cần thực hiện cũng như cách cung cấp phản hồi cho nhà cung cấp.
    • Các dữ liệu được thu thập từ những quy trình cần thiết. Điều này là do có một số quy trình không yêu cầu kiểm tra.
    • Thiết kế các bước kiểm tra khác nhau để chỉ định cho người dùng khác nhau. Ngoài ra, các trường hợp chạy kiểm thử cũng cần được trình bày chi tiết. Đồng thời cần chỉ định các quy trình, kết quả và điều kiện dự kiến mà người dùng có thể xác minh.
    • Sau khi kiểm thử hoàn tất và các lỗi cũng được khắc phục hoàn toàn. UAT sẽ tiến hành xác nhận phần mềm để xem nó có đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hay không.

    Tổng kết về UAT

    Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích cho bạn đọc về khái niệm User Acceptance Testing (UAT). Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể nắm được những ưu nhược điểm và cách thực hiện quy trình kiểm thử này.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê Hosting Giá Rẻ tại BKHOST

    Hosting siêu tốc – Khuyến mãi cực sốc.
    Giá chỉ từ 5k/tháng.

    thuê hosting giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận

    Trượt lên đầu trang
    Gọi ĐT tư vấn ngay
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !