Trong những năm gần đây, việc xây dựng các ứng dụng web hay các trang web càng trở nên dễ dàng hơn. Kể cả những đối tượng không có kiến thức về công nghệ cũng có thể xây dựng web thông qua một số sản phẩm như WordPress hay Wix.
Đối với các nhà phát triển có tay nghề cao trong công nghệ, thì họ cần hỗ trợ những công cụ liên quan để đơn giản hóa quá trình phát triển, và Laravel là một ví dụ cụ thể. Vậy, Laravel là gì? Lợi ích mà nó mang lại cho nhà phát triển phần mềm như thế nào? Cùng BKHOST tìm hiểu ngay sau đây.
Laravel là gì?
Laravel được hiểu đơn giản làm một framework PHP dùng để xây dựng các ứng dụng web trên nhiều nền tảng khác nhau.
Laravel cung cấp cho nhà phát triển một thư viện khổng lồ chứa các tính năng đã được lập trình sẵn. Nhờ vào đó mà người dùng xây dựng trang web trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn do giảm số lượng và thời gian code.
Các chức năng mà Laravel cung cấp có thể dễ dàng mở rộng và bảo trì. Đồng thời, các nhà phát triển còn có thể thêm thắt chức năng vào ứng dụng phần mềm của mình một cách liền mạch nhờ vào hệ thống đóng gói module và quản lý thắt chặt.
Laravel là frontend hay backend?
Laravel là một framework chủ yếu hỗ trợ phát triển trên Backend, tuy nhiên nó cũng hỗ trợ một số tính năng như frontend nhưng có nhiều tính năng không khả dụng.
Laravel có phải là ngôn ngữ lập trình không?
Laravel không phải là ngôn ngữ lập trình, nó dùng ngôn ngữ kịch bản (scripting language). Dù hai ngôn ngữ này có mối liên quan với nhau, nhưng nó vẫn có những đặc điểm riêng biệt về hiệu suất và tính dễ sử dụng.
Ngôn ngữ kịch bản là ngôn ngữ thông dịch, dành riêng cho nền tảng. Ngược lại, các ngôn ngữ lập trình là các ngôn ngữ biên dịch, không khả thi cho nền tảng. Tùy vào ứng dụng mà người dùng làm việc thì ngôn ngữ kịch bản sẽ được thông dịch ra ngôn ngữ phù hợp bằng trình biên dịch.
Các ứng dụng dùng ngôn ngữ kịch bản, sẽ được biên dịch cuốn chiếu theo thời gian chạy. Do đó ứng dụng sẽ hiển thị chậm hơn. Trong quá trình biên dịch, nếu xảy ra lỗi ứng dụng sẽ dừng hoặc tắt, trong khi đó các ứng dụng đã biên dịch trước sẽ kiểm tra lỗi trong khi biên dịch giúp cho nó hoạt động mạnh hơn trong thời gian chạy. Bù lại, ngôn ngữ kịch bản dễ dùng và có tính lặp lại.
Framework PHP là gì?
PHP (viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor) hiện là một loại ngôn ngữ mã nguồn mở được sử dụng phổ biến trên thế giới, thường dùng cho máy chủ. Kể từ năm 2021, đã có 80% trang web dùng PHP để phát triển, trong đó có ứng dụng nổi tiếng sử dụng ngôn ngữ PHP mà chắc hẳn ai cũng biết đó là WordPress.
Framework PHP là các thư viện chứa các tính năng được cấu hình sẵn, các nhà phát triển có thể tích hợp các tính năng mà Framework PHP cũng cấp vào ứng dụng của mình, từ đó giảm tải được số lượng code, giảm thời gian và tăng độ bảo mật. Ngoài ra, nó ít khi yêu cầu bảo trì hơn các ứng dụng được xây dựng từ đầu khác.
Ngoài các Framework PHP cơ bản, nó còn cung cấp framework thuộc dạng hướng đối tượng. Nếu bạn có kiến thức cơ bản về các khái niệm như lớp, đối tượng và kế thừa thì việc tìm hiểu và sử dụng framework này là hoàn toàn có thể.
Nó hoạt động theo mô hình MVC ( Model-View-Controller). Đây là mô hình dữ liệu ứng dụng và các logic liên quan.
Hiện tại, các ứng dụng của PHP có một số lỗi, đáng chú ý nhất là có thể chèn mã và SQL. Lúc này, Laravel sẽ cung cấp một số tính năng giúp bạn ngăn chặn khác. Các nhà phát triển cũng cần quan tâm hơn về vấn đề bảo mật cho ứng dụng của mình, như thường xuyên thử nghiệm thâm nhập để kiểm tra xem khả năng bảo mật của ứng dụng.
Bằng các bài kiểm tra xâm nhập được thực hiện từ các chuyên gia an ninh mạng, bạn có thể xác định được lỗ hỏng cũng như khả năng mà các đối tượng xấu có thể xâm nhập.
Tại sao bạn nên dùng Laravel?
Laravel cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng để xây dựng website. Sau đây là một số nguyên nhân thúc đẩy bạn nên sử dụng Laravel:
Laravel rất dễ học
Laravel rất dễ học, để sử dụng nó bạn cần nắm kiến thức cơ bản về PHP, lập trình hướng đối tượng (OOP), HTML, MySQL hay PostgreSQL, có kiến thức về kiến trúc MVC cũng là một lợi thế.
Laravel Đơn giản hóa Quy trình Phát triển
Bản chất của Laravel là thiết kế để đơn giản hóa các tính năng phổ biến trong nhiều dự án web như định tuyến, xác thực, di chuyển, lưu vào bộ nhớ đệm, v.v. Laravel giúp tích hợp các tính năng có sẵn vào một ứng dụng, bằng cách sử dụng các giao diện dòng lệnh và Composer (Trình soạn thảo).
Laravel cũng có một bộ sưu tập tài liệu trực tuyến phong phú, giúp người dùng ở mọi cấp độ đều có thể học tập trực tuyến.
Laravel có công cụ cho nhà phát triển ở mọi cấp độ
Laravel tự cho rằng nó là một framework tiến bộ, vì nó bao gồm nhiều chức năng mà người dùng ở mọi cấp đều có thể sử dụng. Ví dụ: người dùng mới có quyền truy cập vào bộ dụng cụ khởi động cho các mô-đun chẳng hạn như các tính năng xác thực cơ bản.
Những người dùng có kinh nghiệm có thể dựa vào bộ công cụ có sẵn mà phát triển thành tính năng riêng theo cách của mình và tích hợp vào ứng dụng.
Laravel dễ dàng mở rộng.
Laravel có khả năng mở rộng cao. Nhờ sự hỗ trợ tích hợp các hệ thống bộ nhớ cache phân tán, nhanh chóng, các ứng dụng Laravel có khả năng giải quyết hàng triệu yêu cầu mỗi tháng. Ngoài ra nó còn cung cấp nền tảng phát triển không máy chủ Vapor dựa trên AWS .
Laravel có một hệ sinh thái và cộng đồng rộng lớn
Laravel được hỗ trợ bởi một cộng đồng nhà phát triển rộng lớn. Do là một framework được sử dụng nhiều nhất, đòi hỏi nó phải chứa các gói thư viện khổng lồ bao gồm cả gói chính thức và gói được cung cấp từ bên thứ ba.
Các gói chính thức của Laravel bao gồm xác thực, quản lý máy chủ, thanh toán đăng ký, kiểm tra trình duyệt và tự động hóa, v.v. Các gói của bên thứ ba có sẵn trên một số trang web, bao gồm Packalyst và Laravel News .
Ngoài ra, Laravel còn cung cấp một diễn đàn hỗ trợ giải đáp thắc mắc là Laravel.io, The Laravel subreddit và Laracasts, bất kỳ nhà phát triển nào có câu hỏi gì đều có thể truy cập vào đây để tìm thông tin.
Laravel được sử dụng rộng rãi
Một số công ty dưới đây sử dụng Laravel để xây dựng các chức năng cao cấp:
Vacations by Rail: là trang web tạo kế hoạch du lịch bằng tàu hỏa được xây dựng bằng cách sử dụng framework Laravel PHP. Nó còn được tích hợp vào công cụ đặt phòng của Softrip.
Trang web Setapp: Là trang web quản lý ứng dụng trên Mac và iOS được xây dựng bằng cách sử dụng framework Laravel PHP.
Restaurants.com: Là ứng dụng tìm kiếm nhà hàng được xây dựng bằng các mẫu ứng dụng dành cho thiết bị di động của Laravel.
Chức năng của Laravel.
Laravel cung cấp quá nhiều chức năng mạnh mẽ, do đó không thể liệt kê hết, sau đây là một số chức năng tiêu biểu của Laravel:
Xử lý đường dẫn (route)
Laravel có khả năng xử lý tuyến đơn giản nhờ vào việc sử dụng tên thay vì đường dẫn. Đồng thời nó giúp duy trì ứng dụng dễ dàng bởi tên tuyến có thể thay đổi tại vị trí nhất định thay vì thay đổi trong cả quá trình xây dựng. Tất cả các tuyến giao diện web trong một ứng dụng Laravel được đăng ký trong tệp ROUTES/Web.php.
Bảo mật
Laravel có một số tính năng bảo mật bao gồm xác thực người dùng, ủy quyền vai trò người dùng, xác minh email, dịch vụ mã hóa, băm mật khẩu và tính năng đặt lại mật khẩu.
Migration
Laravel cung cấp kiểm soát phiên bản cho cơ sở dữ liệu ứng dụng bằng cách sử dụng Migration. Migration theo dõi các cơ sở dữ liệu đã được sửa đổi theo thời gian, giúp phá hủy hoặc tạo lại cơ sở dữ liệu dễ dàng hơn khi cần thiết.
Tạo khuôn mẫu
Laravel sử dụng Blade làm công cụ tạo khuôn mẫu PHP, giúp phân chia nghiệp vụ từ khuôn mẫu HTML, giúp dễ bảo trì hơn. So với các công cụ tạo khuôn mẫu khác thì Blade chiếm ưu thế hơn bởi nó nhiều tính năng đồng thời cho phép sử dụng mã PHP thuần túy, các công cụ khác thì không.
Sessions (Phiên)
Laravel lưu trữ thông tin người dùng theo yêu cầu ở dạng phiên. Cookie là một ví dụ điển hình.
Xác thực dữ liệu
Laravel giúp việc xác thực dữ liệu người dùng mới trở nên đơn giản . Laravel bao gồm một số quy tắc xác thực dữ liệu, với các thông báo lỗi có thể tùy chỉnh.
Xử lý bộ nhớ cache
Nhằm tối ưu hóa thời gian xử lý của ứng dụng, Laravel đã tích hợp bộ nhớ đệm. Trong đó là API, ngoài ra còn có bên thứ ba như Memcached và Redis.
Xử lý lỗi
Laravel hỗ trợ thiết lập xử lý lỗi tự động, khi các ứng dụng chạy nếu có lỗi, chế độ gỡ lỗi sẽ gửi thông báo chi tiết về các lỗi xảy ra.
Kiểm thử
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Laravel hỗ trợ các loại kiểm thử như: kiểm thử đơn vị, kiểm tra các phần nhỏ, tách biệt của mã ứng dụng, cũng như kiểm tra tính năng, kiểm tra các phần mã lớn hơn và chức năng cấp cao hơn.
Quản lý tệp và lưu trữ
Laravel sử dụng gói Flysystem PHP, có thể làm việc với nhiều hệ thống tệp khác nhau từ hệ thống tệp cục bộ đến lưu trữ dựa trên đám mây như Amazon S3. Laravel cũng cung cấp tính năng truyền tệp với Giao thức truyền tệp SSH (SFTP) .
Laravel bao gồm một API email dựa trên thư viện SwiftMailer, cho phép gửi email thông qua một dịch vụ được lựa chọn. Laravel hỗ trợ tệp đính kèm email và email chờ.
Thông báo
Laravel hỗ trợ gửi thông báo qua một số kênh, cho dù là các kênh nổi tiếng như SMS hay Slack, hoặc sử dụng các kênh do cộng đồng Laravel phát triển.
Laravel hoạt động như thế nào?
Trước khi tìm hiểu cách hoạt động của Laravel, bạn cần tìm hiểu về vòng đời hoạt động của nó. Như bạn đã biết, nó hoạt động theo mô hình MVC, cụ thể là: Nó sẽ phản hồi yêu cầu bằng bộ điều khiển (Controller) để truy xuất và xử lý dữ liệu từ Model sau đó hiển thị cho người dùng tại View.
Yêu cầu đi vào Laravel bằng tệp public/index.php, sau khi truy xuất dữ liệu các yêu cầu được chuyển đến bộ phận console hoặc bộ phận HTTP.
Trong số các tác vụ khác, bộ phận “xác định lựa chọn bộ khởi động” thực hiện các tác vụ phải được hoàn thành trước khi xử lý yêu cầu diễn ra, cũng như xác định bất kỳ phần mềm trung gian nào mà các yêu cầu phải chuyển qua trước khi xử lý. Trong số các tác vụ xử lý trước này là tải bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào cần thiết cho ứng dụng.
Sau khi hoàn thành quá trình khởi động và đăng ký dịch vụ. Yêu cầu sẽ chuyển đến bộ định tuyến và bộ định tuyến sẽ tiếp tục chuyển đến một tuyến hoặc bộ điều khiển. Bộ định tuyến có thể chạy bất kỳ phần mềm cụ thể theo tuyến bắt buộc. Sau khi yêu cầu chuyển qua tất cả phần mềm trung gian được yêu cầu, việc thực thi phương thức định tuyến hoặc bộ điều khiển sẽ trả về phản hồi chuyển ngược lại chuỗi tới Chế độ xem (View).
Cách bắt đầu làm việc với Laravel.
Bạn cần phải nắm cấu trúc cũng như các chức năng quan trọng của Laravel, đó là cách tốt nhất để bạn có thể làm việc với Laravel:
Service Containers (Vùng chứa dịch vụ)
Vùng chứa dịch vụ: Được nhà phát triển dùng để liên kết mọi thứ cần thiết để chạy ứng dụng Laravel. Đây là thành phần cốt lõi của Laravel.
Service Providers (Nhà cung cấp dịch vụ)
Service Providers: Dùng để chứa các lớp và lớp và phần phụ thuộc để đưa vào vùng chứa dịch vụ. Nó cũng là một phần quan trọng không kém.
Facades (Mã ngoài)
Facade: là một giao diện tĩnh cho các lớp bị ràng buộc trong vùng chứa dịch vụ. Nó cung cấp cú pháp dễ nhớ như một proxy cho một tên lớp dài.
Packages (Các gói)
Packages: Là các gói chức năng được tích hợp vào Laravel. Có cả gói độc lập và gói dành riêng cho ứng dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho Laravel biết nơi tải các gói tài nguyên.
Giao diện dòng lệnh
Laravel chứa một tập hợp các giao diện dòng lệnh (CLI)
Artisan Console Chứa các dọng lệnh cho phép các nhà phát triển xây dựng trang web nhanh chóng, giúp đơn giản hóa và tự động hóa quy trình. Sail là một giao diện dòng lệnh nhẹ hơn được giới thiệu trong Laravel 8. Sail cho phép nhà phát triển tương tác với Docker, môi trường phát triển mặc định của Laravel.
Eloquent
Eloquent: là một một kỹ thuật/cơ chế lập trình thực hiện ánh xạ (ORM) cho phép tương tác dễ dàng với cơ sở dữ liệu. Sử dụng kiến trúc MVC, các mô hình tương ứng với các bảng riêng lẻ trong cơ sở dữ liệu. Với Eloquent, các nhà phát triển có thể yên tâm về khả năng truy xuất nhanh chóng, chèn và cập nhật đơn giản cũng như định nghĩa trực quan về các mối quan hệ.
Composer
Composer: Là công cụ dùng để quản lý thuộc được cung cấp từ bên thứ ba. Composer quản lý các thư viện, module và plugins được thêm bởi yêu cầu ứng dụng Laravel.
Homestead
Homestead: Hỗ trợ sử dụng trên máy ảo bằng cách cung cấp một hộp Vagrant đóng gói sẵn. Homestead có mọi thứ cần thiết để phát triển ứng dụng Laravel, bao gồm PHP, MySQL, Nginx, Composer, Redis, v.v., vì vậy nhà phát triển không cần cài đặt các gói này trên máy cục bộ của họ. Thay vào đó nó yêu cầu cài đặt Vagrant và VirtualBox hoặc Parallels.
Những tính năng khác của Laravel.
Ngoài ra, Laravel còn có hàng ngàn gói với các tính năng độc đáo khác, cụ thể là một số tính năng như sau:
Cashier và Spark
Laravel Cashier mang đến giao diện cho các dịch vụ thanh toán đăng ký từ Stripe và Paddle. Nó còn cung cấp chức năng đăng ký nâng cao, chẳng hạn như phiếu giảm giá và thời gian gia hạn hủy.
Cashier là công cụ của Laravel Spark, một bảng quản lý thanh toán cho phép người dùng tạo và quản lý đăng ký của họ. Spark bị giới hạn ở Stripe và Paddle do mang tư cách là nhà cung cấp thanh toán; các nhà cung cấp tùy chỉnh không khả dụng với Spark.
Valet
Laravel Valet là một môi trường phát triển macOS tập trung vào tốc độ và source (khoảng 7MB RAM). Valet không thay thế Sail hoặc Homestead, thay vào đó, nó dành cho những người dùng có nhu cầu cụ thể và giới hạn tài nguyên.
Laravel 2022
Phiên bản mới nhất của Laravel là phiên bản 8 , ra mắt lần đầu vào tháng 9/ 2020 với một số tính năng và cải tiến mới. Tính năng điển hình như: Laravel Jetstream, công việc theo lô (cho phép thực hiện một loạt công việc, theo sau là thực hiện các hành động đã xác định), các thành phần Dynamic Blade (cho phép hiển thị thành phần thời gian chạy dựa trên giá trị thời gian chạy) và sử dụng Tailwind CSS theo mặc định trong trình phân trang Laravel, trong số những thứ khác.
Vào tháng 9 hàng năm Laravel sẽ cho ra mắt một bản chính mới và những bản phụ được phát hành khi cần thiết. Hiện tại phiên bản 9 đang được xây dựng và dự kiến sẽ phát hành vào tháng 9/2021.
Tổng kết về Laravel
Để xây dựng web nhanh chóng và đơn giản, các nhà phát triển nên cân nhắc sử dụng Laravel. Bởi nó chứa một kho tàng ứng dụng mạnh mẽ và phù hợp trên nhiều nền tảng. Ngoài ra nó còn dễ dùng và còn được hỗ trợ bởi một cộng đồng các nhà phát triển sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Laravel, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.