Với lượng website sử dụng WordPress ngày càng lớn như hiện nay, nhu cầu sử dụng VPS lại càng được người dùng ưu tiên hàng đầu.
Do tính đơn giản và khả năng tùy biến cao, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, rất nhiều khách hàng lựa chọn cách cài WordPress trên VPS.
Nếu như muốn làm 1 trang web không quá đi sâu về kỹ thuật quản lý VPS và không quá khắt khe về bảo mật thì WordPress là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Các bước cài WordPress trên VPS cơ bản
Không giống như Shared Hosting đã có sẵn các công cụ để có thể cài WordPress lên VPS, việc thuê máy chủ ảo để chạy 1 site WordPress người dùng phải tự thao tác bằng các thư mục và câu lệnh.
Các thao tác này không quá khó, nếu như bạn làm quen và nắm vững các bước thực hiện thì sẽ cảm thấy nó vô cùng đơn giản.
Để cài đặt WordPress trên VPS, bạn cần thực hiện tạo database chứa dữ liệu và sử dụng mã nguồn WordPress để cài đặt. Cụ thể, các bạn hãy thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
Bước 1 : Tạo Database để chứa các dữ liệu
Database (hay còn gọi là cơ sở dữ liệu) là nơi lưu trữ các thông tin quan trọng cho trang WordPress của người dùng. Bạn cần phải tạo ra một database mới để chứa các thông tin, dữ liệu của mình bằng cách:
Gõ lệnh để gọi chương trình sau khi tiến hành đăng nhập vào VPS.
Tạo database khi cài đặt WordPress trên VPS
Gõ lệnh tạo database sau đó nhập các thông tin như hướng dẫn:
- Điền tên database: Đây chính là tên cơ sở dữ liệu mới mà bạn muốn cài WordPress lên trên đó.
- Điền tên username: Ghi nhớ toàn bộ thông tin này để nhập vào khi cài đặt WordPress.
- Điền password: Mật khẩu cho usename ở trên được sử dụng để quản lý database vừa tạo. Bạn cần nhập mật khẩu này khi cài WordPress.
Lưu ý: Ghi nhớ lại 3 thông tin trên để nhập vào khi bạn cài đặt WordPress ở bước tiếp theo.
Bước 2: Tạo Website (Host) để cài WordPress
Để có thể cài WordPress, bạn phải có một host trên VPS trước đã. Khi đã có một host ứng với tên miền chính đã nhập, việc cài WordPress trên VPS sẽ không còn khó khăn nữa. Mặt khác, bãn cũng có thể dùng thử VPS miễn phí trước để có thể biết được các tính năng của VPS là gì trước khi cài cho website.
Nếu như bạn muốn cài WordPress trên 1 host khác, hãy gõ tác vụ tạo website và nhập vào các thông tin cần thiết, sau đó nhấn enter.
Tiến hành tạo host để cài đặt WordPress
Sau khi điền tên website, gõ enter là bạn có thể sở hữu một host mới nằm trong thư mục home. Từ thư mục gốc -root-, hãy tiến hành gõ cd /home để vào thư mục home, sau đó gõ ls để xem danh sách các website đang có.
Lúc này, website của bạn sẽ được up vào thư mục con public_html của thư mục _web_site. Sau đó, bạn hãy tải mã nguồn WordPress và cài đặt trên host với cơ sở dữ liệu database đã tạo trước đó.
Bước 3: Tải và cài đặt WordPress
Truy cập vào thư mục public_html của website đã tạo. Tại thư mục đó, hãy gõ lệnh tải mã nguồn mới nhất về. Sau đó cài chương trình giải nén. Cuối cùng hãy gõ lệnh giải nén và copy toàn bộ dữ liệu ra ngoài thư mục public_html. Sở dĩ phải làm như vậy bởi mặc định khi giải nén xong thì toàn bộ mã WordPress sẽ nằm bên trong thư mục con public_html/wordpress.
Câu lệnh trên gồm 2 phần đó là giải nén và di chuyển toàn bộ mã nguồn WordPress ra ngoài thư mục public_html, sau đó là xóa thư mục WordPress(rỗng) đó đi.
Tiếp theo, hãy gõ enter để cấp quyền cho thư mục public_html và tránh các lỗi khi cài đặt WordPress và các plugin sau này. Vậy là chúng ta đã có toàn bộ mã nguồn WordPress mới nhất bên trong thư mục public_html. Việc tiếp theo bạn cần phải làm đó là truy cập vào tên miền (trỏ domain về IP của VPS trước đó) để có thể bắt đầu cài WordPress.
Bước 4: Cài đặt WordPress trên VPS
Để cài WordPress trên VPS Windows, hãy mở trình duyệt và gõ tên miền của bạn trỏ tới địa chỉ IP của VPS. Lúc này, bạn sẽ tới màn hình cài đặt như hình dưới đây:
Màn hình cài đặt WordPress trên VPS
Sau đó nhấn Let’s go để tiếp tục và điền các thông tin chi tiết về Database Name, Username, Password,…Đồng thời điền Database Host để nguyên ở dạng mặc định local host trên máy ảo và đổi tên khác cho Table Prefix để an toàn hơn.
Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên, hãy nhấn submit để tiếp tục phần nhập thông tin website như hướng dẫn bên dưới:
Điền thông tin đầy đủ vào WordPress
Sau khi hoàn tất việc nhập thông tin bên trên, hãy nhấn Install để tiến hành cài đặt WordPress lên VPS. Sau một khoảng thời gian ngắn, màn hình chào mừng cài đặt thành công sẽ hiện ra.
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress
Nhấn Login để đăng nhập vào trang quản trị DashBoard.
Nhập thông tin website sau đó nhấn Install
Vậy là bạn đã hoàn tất cài đặt WordPress trên VPS. Kể từ đó, bạn có thể đăng nhập vào DashBoard và thực hiện quyền chỉnh sửa các thông tin và cài đặt Themes, Plugins cũng như viết bài cho website của mình.
Hoàn tất cài đặt WordPress trên VPS
Cách tối ưu VPS cho WordPress đạt hiệu suất cao hơn
Khi lựa chọn thuê VPS để chạy website WordPress, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích của việc chạy một trang web từ môi trường máy chủ riêng. Nhưng khi có thêm băng thông, dung lượng lưu trữ cũng như khả năng kiểm soát máy chủ tổng thể có sẵn với máy chủ ảo VPS, người dùng cần phải có một số biện pháp tối ưu để có thể đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Bằng các cách thức như sau:
Chọn VPS có cấu hình phù hợp nhu cầu của người dùng
Nếu như các bạn chưa có máy chủ ảo, hãy lựa chọn VPS có băng thông, dung lượng lưu trữ, bộ nhớ RAM và ổ SSD phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như không thực sự chắc chắn với điều đó, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các công ty cung cấp máy chủ ảo VPS uy tín trên thị trường.
Sử dụng máy chủ được tối ưu hóa
Bạn cần lưu ý trong việc ghi nhớ gói VPS cài đặt các webserver để việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc được tốt hơn. Cấu hình tối ưu mà các bạn có thể tham khảo như sau:
- Máy chủ ảo VPS sử dụng hệ điều hành Linux 7.x.
- VPS sử dụng ổ cứng SSD.
- Sử dụng Webserver NGINX
- Hệ điều hành MySQL 5.7 trở lên hoặc Mariadb 10.x
- Ngôn ngữ PHP 7 hoặc cao hơn.
Việc dùng webserver và các dịch vụ tốt sẽ giúp ích rất lớn trong việc tối ưu hóa VPS và giúp trang web WordPress của người dùng hoạt động hiệu quả hơn.
Cập nhật thường xuyên
Thường thì các hướng dẫn bảo mật WordPress đều khuyến cáo cập nhật thường xuyên về core wordpress, theme và các plugin. Tuy nhiên nếu như bạn đang xem xét tối ưu hóa VPS WordPress, bạn cần phải tìm hiểu nhiều hơn thế.
Bên cạnh việc cập nhật WordPress, hãy đảm bảo các phiên bản PHP và MySQL hay Webser của bạn đang chạy trên những phiên bản mới nhất. Sau đó, hãy lập một kế hoạch để đảm bảo việc thường xuyên cập nhật toàn bộ các phần mềm của bạn là thường xuyên.
Mở rộng Memory Limits
Sẽ có lúc VPS của bạn gặp trục trặc với Memory Limits. Điều này rất có thể là do các hoạt động bất thường ở trên trang web WordPress của bạn. Cũng rất có thể là do bạn quá cố gắng tải lên một cái gì đó và yêu cầu máy chủ làm việc quá nhiều. Nếu như vượt quá mức giới hạn, bạn sẽ khiến cho máy chủ ảo VPS của mình rơi vào tình trạng quá công suất và làm việc chậm đi.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần mở rộng giới hạn về cách xử lý bộ nhớ ngay lập tức. Nếu như muốn giới hạn Memory Limits, bạn chỉ cần thêm code dưới đây vào file wp-config.php của bạn:
define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘[enter the memory limit]’);
Trong đó phần [enter the memory limit], bạn có thể điền các thông số như sau: 128M, 256M hoặc 512M. Nó phụ thuộc vào lượng bộ nhớ mà người dùng cần để xử lý khối lượng công việc mà WordPress tạo ra. Cụ thể như sau: define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘128M’);
Tối ưu hóa WordPress để đạt hiệu suất cao hơn
Cài đặt và sử dụng cache cho VPS
Cache hay còn được gọi là bộ nhớ đệm, nó giúp cho máy chủ ảo VPS của người dùng hoạt động tốt hơn và tăng tốc độ của website. Dưới đây là một số cache tốt cho WordPress thường được nhiều người sử dụng cho web của mình hiện nay. Bạn có thể tham khảo:
Memcached
Memcached là hệ thống lưu trữ ảnh hưởng trực tiếp tới bộ nhớ mà máy chủ ảo VPS của bạn đang làm việc. Để có thể sử dụng cache này, bạn phải tự cài đặt nó lên máy chủ. Hãy kiểm tra Github để biết được cách cài đặt nó trên VPS đúng chuẩn như thế nào. Sau khi được cài đặt và cấu hình, cache Memcached sẽ tối ưu hóa cách yêu cầu cơ sở dữ liệu được lưu trữ. Đồng thời cải thiện đáng kể bộ nhớ và tối ưu hóa VPS WordPress của người dùng.
Varnish Cache
Cache này hoạt động như 1 proxy ngược http, nó được tăng tốc đáng kể bằng cách xử lý các yêu cầu http của máy chủ. Từ đó tối ưu hóa đưuọc hiệu suất làm việc trên toàn trang web. Tuy nhiên, việc cài đặt và cấu hình cache này khá khó khăn, đặc biệt với phiên bản miễn phí thì nó không hỗ trợ https. Vì vậy, việc cài đặt Varnish cache đòi hỏi người dùng cần phải có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và cấu hình VPS.
Redis cache
Redis (REmote DIctionary Server) chính là một mã nguồn mở được sử dụng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc. Nó có thể như 1 database hay bộ nhớ cache. Đây cũng là 1 trong các cache phổ biến nhất được rất nhiều người sử dụng cho WordPress nhờ sự tối ưu của nó. Redis hỗ trợ rất nhiều tính năng hỗ trợ giúp cho việc tối ưu VPS tốt hơn. Vì vậy, nếu phải lựa chọ giữa Memcached và Redis, đa phần mọi người chọn Redis hơn.
Opcache
Opcache là cache hoạt động trên các trang web chạy trên PHP. Theo như hướng dẫn sử dụng PHP OPcache giải thích thì:
OPcache có khả năng cải thiện hiệu năng PHP bằng cách lưu trữ mã byte được biên dịch sẵn bên trong bộ nhớ dùng chung. Từ đó, loại bỏ nhu cầu PHP thực hiện chức năng tải và phân tích các tập lệnh trên mỗi yêu cầu. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất tối ưu hóa của máy chủ ảo VPS trên WordPress bởi nó không liên tục phải xử lý các dòng mã PHP giống nhau.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cách cài WordPress trên VPS, các bạn có thể tối ưu máy chủ ảo này một cách hiệu quả. Nếu như bạn đang quan tâm đến các dịch vụ tên miền, hosting, email cho doanh nghiệp hay đặt chỗ, cho thuê máy chủ VPS,… đừng bỏ qua địa chỉ cung cấp uy tín BKHost nhé!