Nội dung bài viết
#

SDLC là gì? Các giai đoạn trong vòng đời phát triển phần mềm

Nội dung bài viết

    SDLCVòng đời phát triển phần mềm bao gồm các quy trình được định nghĩa và xác định rõ ràng để có thể tạo ra một sản phẩm phần mềm có chất lượng cao. Các giai đoạn trong quy trình phát triển phần mềm bao gồm:

    • Requirement analysis (Phân tích yêu cầu)
    • Planning (Lập kế hoạch)
    • Software design such as architectural design (Thiết kế kiến trúc)
    • Software development (Phát triển phần mềm)
    • Testing (Kiểm thử)
    • Deployment (Triển khai)
    • Bảo trì

    Hãy cùng BKHOST tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

    SDLC (Software Development Life Cycle) là gì?

    SDLC (Software Development Life Cycle) la gi

    SDLC hay còn gọi là Vòng đời phát triển phần mềm là một quy trình sản xuất phần mềm. Mục đích của nó nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm đạt cao nhất với chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể. SDLC cung cấp chu trình với cấu trúc từng giai đoạn giúp tổ chức nhanh chóng đưa sản phẩm chất lượng cao đã được qua giai đoạn kiểm tra và sẵn sàng triển khai cho người sử dụng.

    Như vậy, hoạt động của vòng đời phát triển phần mềm diễn ra như thế nào?

    Cách hoạt động của SDLC

    SDLC hoạt động dựa trên nguyên tắc giảm thiểu chi phí phát triển phần mềm đồng thời đảm bảo nâng cao được chất lượng, rút ngắn tối đa thời gian phát triển. Để đạt được những mục tiêu trên, SDLC dựa trên các quy tắc để xây dựng một kế hoạch có thể loại bỏ những lỗi về kĩ thuật điển hình của các dự án.

    Tiếp theo, SDLC tiến hành xác định các yêu cầu đối với hệ thống mới. Sau đó, bằng cách thông qua các giai đoạn từ phân tích, lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và triển khai nó tạo ra một sản phẩm phần mềm có chất lượng cao. SDLC có khả năng loại bỏ đi những công việc dư thừa và liên tục cho ra những bản vá lỗi theo đúng tình hình thực tế.

    Đặc biệt, giai đoạn chạy thử nghiệm sẽ được tập trung một cách mạnh mẽ. Mỗi tổ chức cần phải đảm bảo chất lượng mã nguồn ở mọi chu kỳ phát triển. Nhiều đơn vị thường có xu hướng dành ít nỗ lực cho việc thực hiện kiểm tra mà không biết rằng nó sẽ giúp họ tiết kiệm nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

    Các giai đoạn và phương pháp tốt nhất

    Tuân theo các phương pháp tốt nhất trong SDLC giúp đảm bảo quy trình hoạt động hiệu quả và năng suất hơn. Các giai đoạn đó bao gồm:

    Xác định các vấn đề hiện tại

    Giai đoạn này của SDLC sẽ ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan. Bao gồm: khách hàng, nhân viên bán hàng, các chuyên gia trong ngành và các nhà lập trình việc. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống hiện tại và đặt ra mục tiêu về cải tiến.

    Lập kế hoạch

    Trong SDLC, giai đoạn lập kế hoạch giúp xác định được chi phí và nguồn lực cần thiết tối thiểu để có thể thực hiện được các yêu cầu của sản phẩm phần mềm. Ngoài ra, nó cũng làm nổi bật và chi tiết về các rủi ro liên quan và cung cấp các kế hoạch dự trù nhằm giảm bớt rủi ro có thể xảy ra.

    Nhóm phát triển cần xác định tính khả thi của dự án và cách thực hiện như thế nào để thành công và đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất.

    Thiết kế

    Giai đoạn thiết kế trong SDLC bắt đầu bằng việc chuyển đổi các thông số kỹ thuật phần mềm. Chúng sẽ trở thành một bản kế hoạch thiết kế hay còn gọi là đặc điểm kỹ thuật thiết kế. Sau đó, kế hoạch này được xem xét từ tất cả các bên có liên quan nhằm tiếp nhận phản hồi và đề xuất để hoàn thiện bản thiết kế.

    Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải có kế hoạch thu thập kết hợp với thông tin đầu vào của các bên liên quan để tạo ra tài liệu. Nếu giai đoạn thiết kế bị thất bại, hậu quả là chi phí vượt quá mức tốt nhất và kết quả của dự án ở mức tồi tệ nhất.

    Xây dựng

    Giai đoạn này, quá trình xây dựng phần mềm được bắt đầu. Tất cả các nhà phát triển phải tuân thủ theo đúng kế hoạch chi tiết đã được tạo ra. Ngoài ra, đảm bảo rằng các tài liệu hướng dẫn về kiểu mã được rõ ràng.

    Kiểm thử

    Giai đoạn kiểm tra mã nhằm kiểm tra các lỗ hổng và thiếu sót có trong mã nguồn của sản phẩm. Từ đó khắc phục, sửa lỗi được thực hiện cho đến khi sản phẩm đáp ứng theo đúng những thông số kỹ thuật yêu cầu.

    Triển khai phần mềm

    Giai đoạn này có mục tiêu triển khai phần mềm tới môi trường sản xuất để người dùng bắt đầu sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều tổ chức lại chọn cách triển khai phần mềm trên nhiều môi trường khác nhau. Ví dụ như: môi trường thử nghiệm, môi trường kiểm thử,…

    Điều này đảm bảo sản phẩm chạy mượt mà trước khi được tung ra thị trường. Bên cạnh đó, nó giúp xử lý tất cả các lỗi, sai sót cuối cùng, đảm bảo sự hoạt động ổn định.

    Bảo trì phần mềm

    Kế hoạch chưa khi nào hoàn hảo cho đến khi thực tế xảy ra. Hơn thế nữa, khi các điều kiện trên môi trường thật thay đổi, chúng ta cần liên tục cập nhật và cải tiến sản phần mềm để phù hợp nhất.

    Hiện nay, DevOps như một xu hướng tác động và thay đổi tới SDLC. Các nhà phát triển có trách nhiệm nhiều hơn trong toàn bộ quá trình phát triển phần mềm.

    Các công cụ giám sát hiệu suất ứng dụng (APM) được sử dụng trên môi trường phát triển, QA và môi trường sản xuất. Sử dụng chung một bộ công cụ trong suốt quá trình của vòng đời phát triển phần mềm.

    Một số mô hình SDLC phổ biến

    Hiện nay có rất nhiều mô hình vòng đời phát triển phần mềm được các doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là những SDLC phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy:

    Mô hình thác nước

    Mô hình SDLC lâu đời và đơn giản nhất. Trong mô hình thác nước, một giai đoạn chỉ được bắt đầu khi giai đoạn trước kết thúc. Đặc điểm của mô hình này là khi các thành phần nhỏ chưa hoàn thiện sẽ làm tắc nghẽn toàn bộ quá trình.

    Mô hình Agile

    Mô hình Agile của SDLC với mục tiêu tạo ra sản phẩm nhanh nhất. Thử nghiệm từng bản phát hành giúp cung cấp thông tin phản hồi và tích hợp vào phiên bản tiếp theo.

    Mô hình lặp lại

    Mô hình SDLC này nhấn mạnh vào sự lặp lại. Các nhà phát triển liên tục tạo ra sản phẩm với chi phí thấp, thực hiện kiểm tra và cải thiện thông qua các phiên bản nhanh chóng và liên tiếp nhau.

    Mô hình chữ V

    Phương pháp SDLC này được mở rộng từ mô hình thác nước, thực hiện kiểm tra ở từng các giai đoạn phát triển.

    Mô hình Big Bang

    Mô hình SDLC với rủi ro cao này dồn hết nguồn lực để phát triển sản phẩm, không bao gồm giai đoạn xác định yêu cầu.

    Mô hình xoắn ốc

    Mô hình xoắn ốc bao gồm các giai đoạn planning, design, build và test được thử nghiệm lặp đi lặp lại và liên tục cải tiến.

    Lợi ích của SDLC

    SDLC giúp các nhà phát triển hiểu được họ nên xây dựng sản phẩm như thế nào với sự đồng ý của tất cả các bên về mục tiêu, kế hoạch, chi phí và nguồn lực cần thiết.

    Nếu muốn cải thiện chất lượng sản phẩm và giám sát hiệu suất ở SDLC, thì cần có một kế hoạch thật sự tốt. Việc làm tốt ngay từ các bước đầu sẽ giúp sản phẩm phần mềm cuối cùng đạt đúng mục đích đã đề ra.

    Tổng kết về SDLC

    Tóm lại, trong bài viết này chúng tôi đã mang tới những thông tin cơ bản nhất về SDLC – vòng đời phát triển phần mềm. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về SDLC cũng như cách hoạt động và các mô hình của nó. Hãy áp dụng những phương pháp hay nhất từ SDLC khi thiết kế phần mềm nhé !

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về SDLC, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.


      • software development life cycle
      • vòng đời phát triển phần mềm
      • sdlc software
      • sdlc là gì

    Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê vps giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận

    Trượt lên đầu trang
    Gọi ĐT tư vấn ngay
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !