Nội dung bài viết
#

Máy chủ là gì? Có các loại máy chủ nào hiện nay?

Nội dung bài viết

    Server nghĩa là Máy chủ. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về Server thì bài viết này là dành cho bạn.

    Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến server có thể kể đến như:

    • Server là gì?
    • Server có có vai trò như thế nào?

    Ok, bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết.

    Server là gì?

    Server hay còn gọi là máy chủ một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) nó đáp ứng được yêu cầu trên một hệ thống mạng máy tính để cung cấp hoặc hỗ trợ các cung cấp cho một dịch vụ mạng.

    Những server nó có thể chạy trên cùng một máy tính chuyên dụng, thì thường được gọi là “máy chủ” hoặc đa số máy tính nối mạng cũng có khả năng máy chủ được lưu trữ. Trong tất cả các trường hợp, một máy tính cũng có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ và các dịch vụ chạy đa dạng.

    he thong may chu
    Hệ thống máy chủ

    Các máy chủ thông thường nó hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là những chương trình máy tính đang chạy để chúng phục vụ yêu cầu của những chương trình khác và client (khách hàng). Vì thế, những máy chủ nó thực hiện được một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng.

    Những khách hàng thường được kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng nó có thể chạy trên cùng một máy tính. Thật ra trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ sẽ là một chương trình hoạt động giống như một socket listener (giao thức nghe).

    Những máy chủ này thường cung cấp những dịch vụ thiết yếu thông qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức rất lớn hoặc nó cho người dùng nào thông qua Internet.

    Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server) hoặc một số loại khác của máy chủ.

    Thường thì nhiều hệ thống nó sử dụng mô hình client/server mạng này nó bao gồm những trang web và những dịch vụ của email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer chúng cho phép tất cả các máy tính hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.

    Ví dụ: Ở trong một văn phòng có 10 máy tính, nếu mà mỗi máy tính độc lập muốn in ấn một cái gì đấy thì mỗi máy đó phải tự kết nối đến máy in hay phải cài driver cho 10 máy, chưa kể còn phải rút ra rút vào dây cáp kết nối giữa máy in và máy tính nhiều lần rất là mất thời gian.

    Nhưng khi dùng server thì chúng ta không cần thiết phải làm thế, chỉ cần chúng ta kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ là những máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.

    Các loại máy chủ hiện nay

    may chu ao (Virtual Private Server – VPS)
    Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

    Phân loại theo phương pháp tạo máy chủ

    Trên cơ sở để phân loại thì những loại máy chủ là dựa theo phương pháp để chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp như sau:

    Máy chủ riêng (Dedicated)

    Là loại máy chủ nó chạy trên phần cứng và những thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng… hay nó còn được gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người thật sự có những kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ đó.

    Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

    Máy chủ ảo là gì – Là một loại máy chủ nó được tách từ các máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, chúng ta có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo hoàn toàn khác nhau cũng có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.

    Nhìn chung, máy chủ ảo có vai trò và phương thức hoạt động tương tự máy chủ riêng. Những quá trình chia sẻ tài nguyên lại đến từ máy chủ vật lý gốc. Bên cạnh đó, việc thay đổi hay nâng cấp cấu hình của máy chủ ảo cực đơn giản. Bạn có thể thực hiện hoàn toàn trên phần mềm quản lý hệ thống chứ không phải tác động tới máy chủ gốc.

    Máy chủ đám mây (Cloud Server)

    Cloud Server là gì? – Máy chủ đám mây là loại máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý. Đi kèm đó là hệ thống SAN với tốc độ truy xuất vượt trội. Điều này được xem là đặc điểm có 1-0-2 của máy chủ đám mây. Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động của máy chủ được ổn định và tốc độ nhanh hơn.

    Thêm vào đó, máy chủ đám mây được xây dựng dựa trên cơ sở điện toán đám mây. Thế nên, bạn có thể dễ dàng nâng cấp các dữ liệu hay thay đổi thiết bị trong quá trình sử dụng.

    Theo công dụng, chức năng của server

    Hiện nay thì những  máy chủ server điển hình bao gồm:

    • Database servers (máy chủ dữ liệu).
    • File servers (máy chủ file).
    • Mail servers (máy chủ mail).
    • Print servers (máy chủ in).
    • Web servers (máy chủ web).
    • Game servers (máy chủ trò chơi).
    • Application servers (máy chủ ứng dụng).

    Chức năng của server với doanh nghiệp và người dùng

    Thật ra vai trò chính của Server đó là lưu trữ, nó cung cấp và xử lý dữ liệu rồi nó chung chuyển đến các máy trạm liên tục trong thời gian là 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc trên internet.

    Chức năng của server
    Vai trò của máy chủ đối với doanh nghiệp và người dùng

    Máy chủ nó được thiết kế để cũng có thể chạy liên tục trong thời gian rất dài và chỉ tắt đi khi có một sự cố gì đó cần bảo trì mà thôi.

    Đối với người dùng đơn lẻ

    Server nó cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính các dữ liệu của một hệ thống ví dụ như là người làm website thì cũng bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hay các hộ kinh doanh quán net cũng phải bắt buộc dùng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm máy khác.

    Ở thời điểm hiện tại, máy chủ được nhiều người biết tới và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Các cá nhân đều mong muốn được sở hữu những hệ thống máy chủ phù hợp.

    Vai trò của máy chủ đối với doanh nghiệp

    Đối với doanh nghiệp thì máy chủ chính là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ về thông tin, chúng quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư vào các máy trạm cá nhân khác.

    vai tro cua server voi doanh nghiep
    Vai trò của server với doanh nghiệp

    Nếu những năm trước đây, máy chủ chưa được nhiều doanh nghiệp coi trọng và đầu tư. Thì sau những trải nghiệm, nhận thấy được vai trò lớn của máy chủ trong việc quản lý dữ liệu và thúc đẩy kinh doanh, họ đã có được một cái nhìn khác.

    Chức năng của server đối với các doanh nghiệp nhỏ?

    Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì nhu cầu chính của họ chỉ đơn giản là lưu trữ thông tin, lưu trữ web hay chạy các phần mềm công nghệ đơn giản.

    Tuy nhiên, khi bạn muốn mở rộng quy mô hay đưa công ty, doanh nghiệp của mình vào một tuyến phát triển ổn định hơn. Thì bạn cần phải có hệ thống ổn định, những trang website đẹp, tốc độ load nhanh để đáp ứng được khoảng trên 100 đến 7000 lượt truy cập mỗi ngày. Và lúc đó, sở hữu máy chủ chất lượng là điều không cần phải bàn cãi.

    Đối với các doanh nghiệp lớn

    Với doanh nghiệp nhỏ, máy chủ đã đóng vai trò quan trọng thì không lý gì mà các doanh nghiệp lớn lại không sử dụng chúng phải không

    Và tất nhiên, máy chủ của các doanh nghiệp lớn cũng cần phải được đầu tư kỹ lưỡng và chất lượng hơn. Tốc độ vận hành của máy chủ luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất và nên được đặt lên hàng đầu. Khi đã có hệ thống máy chủ ổn định, các nhân viên văn phòng sẽ giảm tải được một khối lượng lớn công việc. Trong đó bao gồm:

    • Việc lưu trữ và quản lý thông tin doanh nghiệp của bạn, doanh nghiệp đối tác hay thông tin về các dự án đều được quản lý trên máy chủ
    • Hỗ trợ nhân viên chạy ổn định các phần mềm cần thiết
    • Vấn đề bảo mật các dữ liệu được nâng cao nhất có thể nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho những thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
    • Việc điều khiển, quản lý hệ thống từ xa cũng đã góp phần rất lớn để tiết kiệm thời gian cho ban lãnh đạo hay những nhân viên.

    Mục đích của máy chủ server

    Thật ra, mục đích một máy chủ là để chia sẻ những dữ liệu cũng như chia sẻ những tài nguyên và phân chia công việc. Một máy chủ nó cũng có thể phục vụ được nhiều chương trình máy tính riêng của mình, bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được mục đích của các máy chủ đó:

    ServerMục đíchNgười dùng
    Application serversỨng dụng máy chủ trên website (chương trình máy tính chạy trên trình duyệt web) cho phép người dùng trong hệ thống dùng nó mà không nhất thiết cần phải cài đặt thêm một bản sao trên máy tính.Chúng ta sử dụng nó với các máy tính và một trình duyệt web
    Game serversChúng cho phép máy tính cá nhân hoặc những thiết bị chơi game chơi các game trên websiteCần có những máy tính cá nhân hoặc thiết bị chơi game
    Web serverNơi lưu trữ những trang web, một web server cũng có thể làm nên mạng diện rộng toàn cầu (world wide web), mỗi website nó cũng có thể có một hoặc nhiều web server khác nhau.Người dùng cần có những máy tính cá nhân và một trình duyệt web
    Print serverChia sẻ được một hoặc nhiều máy in khác nhau trên khắp hệ thống, như vậy nó cũng có thể tránh được các rắc rối khi truy cập vào.Máy tính có kết nối với máy in
    Mail serverNó cũng có thể gửi email với cùng một cách là bưu điện gửi mail qua snail mailNgười gửi và người nhận email
    File serverChia sẻ file và folder, các file và folder nó cũng sẽ được lưu trữ ở trong không gian lưu trữ, hoặc cả 2 thông qua một hệ thống nhất định.Hệ thống máy tính có thể kết nối mạng cũng có khả năng chia sẻ các file với nhau, mặc dù nó cũng có thể chia sẻ thông qua mạng LAN
    Database serverChúng ta duy trì và chia sẻ một vài hình thức của dữ liệu trên một hệ thốngBảng tính, phần mềm tính toán

     

    Những yếu tố cần lưu ý khi muốn thuê máy chủ

    Máy chủ là gì? Nên thuê máy chủ ở đâu?
    Yếu tố lựa chọn máy chủ

    Có rất nhiều yếu tố bạn cần lưu tâm khi muốn thuê máy chủ. Nhưng những yếu tố mà chúng tôi đưa ra dưới đây được xem là cốt lõi và quan trọng nhất. Theo dõi ngay nội dung tiếp theo của bài viết để biết đó là những yếu tố nào nhé. Rất đơn giản chỉ với vài thao tác để bạn có thể mua máy chủ vật lý.

    Nên thuê máy chủ ở đâu có hệ thống giám sát 24/24

    Hãy tìm tới các nhà cung cấp có hệ thống giám sát 24/24 để đảm bảo máy chủ của bạn sẽ được xử lý kịp thời khi có “lỗ hổng” trong liên kết với các máy chủ con hoặc bất kỳ vấn đề phát sinh nào.

    Cùng với đó, bạn cũng cần quan sát và tìm hiểu về đội ngũ nhân viên của các nhà cung cấp này xem liệu có thật sự “ổn” để xử lý sự cố không nhé!

    Máy chủ có khả năng hoạt động độc lập

    Khả năng độc lập của máy chủ tất nhiên sẽ là yếu tố mà bạn không nên bỏ qua. Vì với tính năng này, bạn sẽ không cần phải lo lắng khi bất ngờ xảy ra sự cố về các câu lệnh trên web hay sự gia tăng đột ngột của băng thông.

    Mỗi máy chủ cần phải có một IP riêng biệt

    Việc cài đặt IP riêng biệt cho từng máy chủ có tác dụng rất lớn nhằm tạo ra sự thuận tiện cho từng đối tượng khách hàng khi thực hiện các dự án kinh doanh lớn.

    Hơn nữa, các khách hàng của bạn sẽ không phải lo lắng nếu có phải chia sẻ địa chỉ cho hàng trăm hay hàng ngàn website khác.

    Chi phí được giảm tới mức tối đa

    Hãy chú trọng tới giá thành của các máy chủ trước khi quyết định có nên mua hay không bạn nhé. Vì không chỉ đòi hỏi khoản tiền ban đầu mà để quản lý và sử dụng máy chủ trong thời gian dài bạn còn cần phải quan tâm tới các khoản chi phí phát sinh. Thế nên nếu ngay từ đầu bạn đã bỏ qua một món tiền lớn thì đó là điều không nên.

    Những máy chủ có tính năng bảo mật cao

    tinh nang bao mat may chu
    Tính năng bảo mật của máy chủ

    Cũng như bất kỳ thiết bị nào khác, các máy chủ cũng đòi hỏi phải có được sự bảo mật hiệu quả. Tính năng này sẽ góp phần giúp gia tăng lớp tường bảo vệ các dữ liệu, thông tin của bạn khỏi những “kẻ dòm ngó”.

    Máy chủ có sự linh hoạt nhất định

    Sự linh hoạt của máy chủ tất nhiên là điều đáng để cập nhật ở bài viết này phải không? Nếu như có được sự linh hoạt nhất định, bạn sẽ đạt được những kết quả bất ngờ trong quá trình kinh doanh của mình đấy. Hãy cùng khám phá tiếp nhé.

    Nên thuê máy chủ ở đâu tốt nhất?

    Máy chủ rất quan trọng và vấn đề thuê máy chủ là rất khó khăn. Vì vậy, để biết nên thuê máy chủ ở đâu chất lượng tốt nhất, chúng tôi khuyên rằng bạn nên nghiên cứu thật kỹ, khoanh vùng các doanh nghiệp lớn, và nhận được nhiều phản hồi tốt trên các diễn đàn.

    Tại sao cần phải chọn lượng kỹ lưỡng như vậy? Vì việc chọn được một nhà cung cấp chất lượng sẽ giúp bạn giảm thiểu được một khoản chi phí khá lớn cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, những nhà cung cấp chất lượng còn có thể hỗ trợ bạn đầu tư phần cứng và bạn hoàn toàn có thể thỏa sức thay đổi hay nâng cấp máy chủ tại bất kỳ thời điểm nào bạn muốn.

    nen mua may chu o dau re ma chat luong on dinh nhat
    Nên mua máy chủ ở đâu rẻ mà chất lượng ổn định nhất?

    Việc trang bị máy chủ riêng và IP cấp cao để quản lý các máy tính con từ xa cũng là điểm thu hút của các nhà cung cấp chuyên nghiệp với các khách hàng. Và tất nhiên, máy chủ của bạn sẽ được bảo vệ tuyệt đối bởi hệ thống FireWall, Anti Spam “đỉnh cao” mà không phải nhà cung cấp đơn lẻ nào cũng có được.

    Nếu như đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp máy chủ ảo giá rẻ, đảm bảo uy tín chất lượng thì BKHOST là cái tên mà bạn không thể bỏ qua. Với nhiều ưu điểm nổi trội, số lượng người sử dụng máy chủ tại BKHOST ngày càng gia tăng. Có thể nhắc tới một số tính năng nổi bật như:

    • Toàn bộ phần cứng máy chủ đều có tốc độ ổn định cao và được bảo hành trọn đời khi có bất kỳ sự cố nào do lỗi của nhà sản xuất.
    • BKHOST hỗ trợ dịch vụ cài đặt máy chủ miễn phí, nhanh chóng và trọn đời.
    • Cơ sở hạ tầng của máy chủ tại BKHOST đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    • Tích hợp nhiều phần mềm cũng như hệ thống quản lý máy chủ đa dạng giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
    • Người dùng được bàn giao toàn quyền quản lý khi mua hoặc thuê máy chủ tại BKHOST.
    • Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc hàng ngày qua nhiều kênh đa dạng….

    Trên đây là những thông tin về server mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan hãy để lại bình luận bên dưới BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domainhostingvps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Mua tên miền .VN tại BKHOST

    Giá chỉ từ 750k/năm. Kiểm tra tên miền .VN đẹp và đăng ký ngay hôm nay!

    đăng ký tên miền .vn

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !