- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Hệ điều hành mã nguồn mở là một khái niệm khiến cho rất nhiều nhà phát triển, lập trình viên hứng thú. Đây cũng là nền tảng tạo ra rất nhiều những ứng dụng, hệ điều hành và tính năng mới.
Vậy hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng như thế nào trên hệ thống máy tính? Có những loại hệ điều hành thông dụng nào và ưu nhược điểm hoạt động là gì? Hãy cùng BKHOST tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hệ điều hành mã nguồn mở là một thuật ngữ chung đề cập đến các phần mềm và ứng dụng chạy trên thiết bị máy tính. Các phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng sử dụng, xem và tùy chọn sửa đổi các mã nguồn như tạo ra các bản sao mong muốn.
Phần mềm này sẽ yêu cầu ít tài nguyên sử dụng hơn bởi nó không cần mã để cấp phép, quảng cáo, xác thực,… Ngoài ra còn có một số hệ điều hành đóng như iOS/Mac OS của Apple và Windows của Microsoft.
Hệ điều hành mã nguồn mở hoạt động dưới hình thức miễn phí và có sẵn phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số hệ điều hành mã nguồn mở như Linux, Open Solaris, Free RTOS, Open BDS, Free BSD và Minix.
Năm 1997, phần mềm mã nguồn mở đầu tiên được ra mắt và hoạt động. Sau đó nhờ vào các công nghệ hiện đại đã có nhiều hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển hơn và đa dạng hơn.
Nếu hệ điều hành mã nguồn đóng chỉ có thể sửa đổi mã của phần mềm thì với mã nguồn mở còn có thể thực hiện một số chức năng khác về hiệu suất.
Ví dụ: Với hệ điều hành đóng thông tin được đóng gói và lưu trữ còn với hệ điều hành mở các mã nguồn có khả năng hiển thị hỗ trợ theo dõi quá trình và xử lý các dữ liệu chính xác hơn.
Các hệ điều hành sau khi được bổ sung một vài thông số kỹ thuật cho phép người dùng chỉnh sửa theo yêu cầu và có thể cải thiện hiệu suất hoạt động.
Các hệ điều hành mã nguồn mở hoạt động dựa trên Linux, bao gồm:
Hệ điều hành Linux Kernel của Linus Torvalds là một phần mềm mã nguồn mở có nhiều tính năng khác nhau như huỷ dữ liệu, xử lý bộ nhớ và tương tác với phần cứng máy tính của hệ điều hành.
Linux Lite – hệ điều hành mã nguồn mở và nhẹ có thể chạy trên phần cứng cấp thấp và hệ thống Ubuntu. Hệ điều hành bao gồm các chương trình, công cụ, tính năng cơ bản nhất. Người dùng chỉ cần cài đặt Linux Lite về máy và có thể sử dụng mà không cần thêm bất kỳ trình điều khiển nào hỗ trợ.
Linux Mint hoạt động dựa trên nền tảng Linux được nâng cấp với nhiều tính năng hiện đại như khả năng đa phương tiện, giao diện thân thiện với người dùng dựa trên Ubuntu và các trình quản lý mạnh mẽ được xây dựng dựa trên Debian.
Fedora được xây dựng dựa trên Linux và hoạt động tốt nhất chỉ sau Ubuntu. Hệ điều hành này dựa trên RPM được Red Hat hỗ trợ và cộng đồng dự án Fedora tạo ra với mục đích cho phép chia sẻ miễn phí công nghệ mã nguồn mở hiện đại nhất.
Fedora sở hữu một máy tính dựa trên GNOME cho phép tùy chỉnh. Ngoài ra, với tính năng Fedora Spins còn cho phép chạy một số giao diện người dùng hoặc môi trường máy tính để bàn hiệu quả hơn.
ReactOS là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí dành cho Windows và đã có gần 1 triệu lượt tải xuống sử dụng trên thế giới. ReactOS phù hợp hơn với nhu cầu nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà phát triển.
Năm 2012, phiên bản hệ điều hành mã nguồn mở Solus ra mắt với hình thức miễn phí dành cho máy tính để bàn và đã có hơn 6000 lượt đăng ký sử dụng. Hệ điều hành Solus bao gồm VLC, XChat, Transmission, Thunderbird, OpenShot Video Editor, Firefox, môi trường máy tính để bàn Budgie và LibreOffice Suite.
Tháng 8/2017, phiên bản Solus 3 được phát hành.
Chrome OS có nhiều tính năng của Chromium và Linux như tính bảo mật cao, khả năng tương tích ứng dụng của Android và Chrome tốt, trình quản lý cửa sổ Aura, Google cloud print, trình phát đa phương tiện tích hợp, quyền truy cập máy tính ảo và quản lý dựa trên đám mây. Tuy nhiên, Chrome OS chỉ hỗ trợ cho Nexus hoặc phần cứng của nó.
Đó là một số những thông tin cơ bản về hệ điều hành mã nguồn mở bao gồm các hệ điều hành phổ biến và cách chúng hoạt động trên hệ thống. Thế giới hệ thống mã nguồn mở là không giới hạn để bạn tha hồ sáng tạo và phát triển. Vì vậy, hãy tự mình trải nghiệm để hiểu thêm về hệ thống mã nguồn mở và biết đâu bạn sẽ tạo ra thêm một hệ điều hành mới.
Còn nếu bạn còn thắc mắc thêm về hệ điều hành mã nguồn mở, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.