Nội dung bài viết
#

SDK là gì? SDK dùng để làm gì? Phân biệt API và SDK

Nội dung bài viết

    Phần mềm ngày nay thường được xây dựng với sự hỗ trợ của các công cụ và thư viện phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Software Development Kit (SDK) là một khái niệm quan trọng và phổ biến được sử dụng để cung cấp các tài liệu, công cụ và giao diện lập trình ứng dụng giúp cho việc phát triển phần mềm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

    SDK là gì?

    SDK la gi
    SDK là gì?

    SDK (Software Development Kit Bộ công cụ phát triển phần mềm) là một bộ công cụ phát triển phần mềm cung cấp cho nhà phát triển một tập hợp các tài liệu, thư viện và giao diện lập trình ứng dụng (API) để giúp họ xây dựng và phát triển các ứng dụng, phần mềm, hoặc dịch vụ trên một nền tảng cụ thể. SDK thường chứa các công cụ giúp tạo ra, kiểm thử, và triển khai ứng dụng, cũng như các tài liệu hướng dẫn và ví dụ để hỗ trợ nhà phát triển.

    Các loại SDK phổ biến

    SDK được chia thành nhiều loại để phù hợp với các ngôn ngữ lập trình và các nền tảng khác nhau
    SDK được chia thành nhiều loại để phù hợp với các ngôn ngữ lập trình và các nền tảng khác nhau

    Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình và nhiều nền tảng khác nhau. Do đó SDK đã phát triển ra nhiều loại SDK riêng biệt để tùy chỉnh sao cho phù hợp với từng ngôn ngữ lập trình cũng như các đặc tính riêng của ứng dụng. Sau đây là những loại SDK thông dụng hiện nay:

    • Bộ công cụ Android SDK.
    • Bộ công cụ iOS SDK.
    • Bộ công cụ Windows SDK.
    • Bộ công cụ VMware SDK.
    • Bộ công cụ Facebook SDK.
    • Bộ công cụ SDK Bắc Âu.

    Chi tiết về các loại SDK như sau:

    Bộ công cụ Android SDK

    Bộ công cụ Android SDK
    Bộ công cụ Android SDK

    SDK Android là bộ công cụ dùng để hỗ trợ phát triển ứng dụng trên nền tảng Android, loại SDK này sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.

    Xem thêm: Android SDK là gì? Hướng dẫn download và cài đặt Android SDK

    Bộ công cụ iOS SDK

    Bộ công cụ IOS SDK
    Bộ công cụ iOS SDK

    SDK iOS là bộ công cụ dùng để hỗ trợ phát triển ứng dụng trên nền tảng iOS, loại SDK này sử dụng ngôn ngữ lập trình Swift.

    Bộ công cụ Windows SDK

    Bộ công cụ Windows SDK
    Bộ công cụ Windows SDK

    SDK Windows là bộ công cụ mà Windows yêu cầu là các phần mềm chuyên dụng muốn phát triển được thì bắt buộc .NET phải đi kèm với .NET Framework SDK

    Bộ công cụ VMware SDK

    Bộ công cụ VMware SDK
    Bộ công cụ VMware SDK

    SDK VMware là bộ công cụ được sử dụng với mục đích cho phép tích hợp với nền tảng VMware, có nghĩa là tính năng ảo hóa trên nền công nghệ điện toán đám mây.

    Bộ công cụ Facebook SDK

    Do số lượng người dùng Facebook hiện nay là vô cùng lớn nên Facebook đã hỗ trợ các nhà phát triển viết ứng dụng của mình trên nền tảng Facebook nhờ vào bộ công cụ Facebook SDK.

    Các tính phổ biến được Facebook SDK hỗ trợ như: Đăng nhập bằng Facebook, Hiển thị Plugging Facebook, Chia sẻ lên Facebook, Gửi lời mời sử dụng ứng dụng thông qua danh sách bạn bè trên Facebook, …

    Xem thêm: Facebook SDK là gì? Cách tích hợp Facebook SDK vào ứng dụng

    Những lợi ích của SDK

    Những lợi ích phổ biến mà SDK đã mang đến cho người dùng bao gồm:

    • Khả năng tích hợp nhanh giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng.
    • Triển khai nhanh chóng.
    • Giúp tăng cường phạm vi của sản phẩm/ứng dụng.
    • Kiểm soát thương hiệu tốt, giúp giảm thiểu rủi ro.

    Sau đây là chi tiết về 4 lợi ích nêu trên:

    Khả năng tích hợp nhanh giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng

    Do SDK có khả năng tích hợp các hệ điều hành, các nền tảng và các phần mềm đi kèm rất nhanh, nên có thể tăng tốc độ giao dịch với nhiều giao dịch cùng một lúc. Nhờ đó có thể rút ngắn được chu kỳ bán hàng.

    Ví dụ dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích này của SDK:

    Khi bạn muốn chia sẻ một hình ảnh hay link website hay bất kỳ thứ gì đó lên Facebook. Thay vì bạn phải viết từng dòng code, hay từng thuật toán để có thể thực hiện tính năng chia sẻ lên Facebook. Thì chỉ cần thông qua bộ công cụ Android SDK của Facebook để lấy đoạn mã hoạt động tương thích với nền tảng mà bạn đang sử dụng. Điều này tất nhiên sẽ giúp bạn hoàn thành sản phẩm nhanh chóng, rút ngắn được khá nhiều thời gian và công sức.

    Triển khai nhanh chóng

    SDK giúp triển khai ứng dụng nhanh chóng
    SDK giúp triển khai ứng dụng nhanh chóng

    SDK còn triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng, theo thống kê thì không nhiều các nhà phát triển có đủ thời gian để mã hóa các công cụ ngay từ lúc đầu, ước tính trung bình một ứng dụng Android được xây dựng và phát triển cần sử dụng đến 18,2 SDK từ bên cung cấp thứ 3. Trong trường hợp ứng dụng các dạng games được phát triển trên nền tảng di động thì còn số này thậm chí còn nhiều hơn.

    Giúp tăng cường phạm vi của sản phẩm/ứng dụng

    SDK giúp sản phẩm đến gần với người dùng hơn
    SDK giúp sản phẩm đến gần với người dùng hơn

    Để sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng của bạn được nhiều người biết đến cũng như tăng số lượng người dùng thì bộ công cụ của SDK sẽ giúp bạn làm điều đó.

    Nhờ vào SDK, các ứng dụng hay phần mềm của bạn sẽ được tiếp xúc và tương tác ở phạm vi rộng hơn thông qua các phần mềm hay ứng dụng nổi bật khác. Điều này giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.

    Ngoài ra, thông qua SDK cho phép các doanh nghiệp hoặc các nhà phát triển phần mềm thao tác trên sản phẩm công nghệ của mình, giúp đa dạng hóa các đối tượng sử dụng, tăng lượng khách hàng tiềm năng.

    Vậy nên, để thu hút nhiều khách hàng bạn nên tích hợp SDK vào sản phẩm của mình. Nó sẽ không làm bạn thất vọng.

    Kiểm soát thương hiệu tốt, giúp giảm thiểu rủi ro

    SDK giúp bạn quảng bá thương hiệu an toàn và hiệu quả
    SDK giúp bạn quảng bá thương hiệu an toàn và hiệu quả

    SDK cho phép tùy chỉnh các phần mềm hoặc ứng dụng đang tương tác với sản phẩm của bạn. Điều này hỗ trợ bạn trong việc quản lý, đồng thời giúp bạn điều chỉnh các phương thức tích hợp với các ứng dụng phù hợp. Bạn cũng có thể chỉnh sửa giao diện nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến người dùng, vần đảm bảo tính an toàn và các tính năng tối quan trọng.

    Khi sử dụng bộ công cụ của SDK, ứng dụng hoặc phần mềm của bạn sẽ trở nên an toàn hơn. Đồng thời các giá trị của quyết định chất lượng sản phẩm cũng không bị giảm sút, trải nghiệm người dùng cũng không bị ảnh hưởng.

    Sau khi điểm qua một số lợi ích cơ bản của SDK, cho thấy rằng việc tích hợp SDK vào sản phẩm phần mềm hay ứng dụng là hoàn toàn cần thiết. Hi vọng các bạn có cái nhìn sâu hơn về SDK và sẽ trải nghiệm thức tế với nó.

    Xem thêm: So sánh SDK và API: Đặc điểm, ưu điểm và ứng dụng

    Một SDK tốt cần đảm bảo những đặc điểm gì?

    Có rất nhiều bên trung gian cung cấp công cụ SDK cho lập trình phần mềm hoặc ứng dụng hiện nay. Tuy nhiên khi chọn lựa để dùng bạn cần phải biết đầu là sản phẩm tốt. Một SDK tốt cần đảm bảo cung cấp những giá trị cần thiết với một nhà phát triển phần mềm và hỗ trợ học tốt nhất trong việc xây dựng được các ứng dụng hoặc phần mềm có ích với cuộc sống, con người và hoạt động kinh doanh, sản xuất hiện nay.

    Do SDK ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp/ các nhà phát triển phần mềm. Nên chúng ta bắt gặp không ít các bên thứ ba cung cấp bộ công cụ SDK cho lập trình ứng dụng hay phần mềm. Nhưng không phải sản phẩm SDK nào cũng tốt và chúng ta cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Một SDK chất lượng, điều cơ bản cần có là cung cấp các yếu tố cần thiết để nhà phát triển sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh.

    Vậy để đánh giá SDK có tốt hay không, chúng ta cần dựa vào các đặc điểm sau đây:

    • Có thể sử dụng linh hoạt, dễ dàng bộ công cụ SDK bởi các nhà phát triển khác nhau
    • Bộ công cụ SDK chứa các tài liệu cụ thể, hướng dẫn sử dụng, mục đích,… của các đoạn code.
    • Hỗ trợ đầy đủ các tính năng tăng cường giá trị sử dụng của ứng dụng.
    • Đảm bảo khả năng tích hợp tốt khi sử dụng hoặc tích hợp với các bộ SDK khác.
    • Không gây ra tác động xấu đến CPU, Pin. Không tăng mức độ tiêu hao năng lượng của thiết bị.

    Câu hỏi thường gặp (FAQs)

    1. SDK có sẵn cho tất cả các nền tảng không?

    Không, SDK thường được phát triển cho các nền tảng cụ thể như iOS, Android, Windows, và Linux. Tùy thuộc vào mục đích và môi trường phát triển, bạn cần tìm kiếm và chọn SDK phù hợp với nền tảng của bạn.

    2. Tôi có cần có kỹ năng lập trình để sử dụng SDK không?

    Đúng, để sử dụng SDK một cách hiệu quả, bạn nên có kiến thức cơ bản về lập trình. SDK cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) mà bạn cần sử dụng và tích hợp vào ứng dụng của mình.

    3. Tôi có thể tạo SDK riêng cho ứng dụng của mình không?

    Có, bạn có thể tạo ra một SDK riêng cho ứng dụng của mình. Điều này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập trình đáng kể để thiết kế và triển khai một SDK có tính năng và hiệu suất tốt.

    4. Làm thế nào để chọn một SDK phù hợp?

    Khi chọn một SDK, bạn nên xem xét các yêu cầu và mục tiêu của ứng dụng của mình, hệ điều hành và nền tảng mà bạn muốn hỗ trợ, cũng như đánh giá tính ổn định, tính bảo mật và tài liệu hỗ trợ của SDK đó.

    5. Tôi có thể sử dụng nhiều SDK trong một ứng dụng không?

    Có, bạn có thể sử dụng nhiều SDK trong một ứng dụng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đảm bảo tính tương thích và tương hỗ giữa các SDK để tránh xung đột và vấn đề hiệu suất.

    Tổng kết về SDK

    SDK là một bộ công cụ phát triển phần mềm, cung cấp các thành phần, tài liệu, và tài nguyên giúp nhà phát triển xây dựng và phát triển ứng dụng trên một nền tảng cụ thể. Với một SDK tốt có nhiều lợi ích, bao gồm tăng tốc độ phát triển, đơn giản hóa quy trình, tương thích và hỗ trợ tốt, nâng cao chất lượng và hiệu suất ứng dụng, đồng nhất và tương thích, và tiết kiệm tài nguyên và chi phí. Với kiến thức mà BKHOST  về SDK, bạn có thể lựa chọn và sử dụng một SDK tốt để phát triển ứng dụng của mình một cách hiệu quả và thành công.

    Thuê Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê cloud vps

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !