Trước khi có mạng wifi trở nên phổ biến như hiện nay, để có thể tạo nên sự liên kết cho nhiều máy tính trong cùng một hệ thống hoặc khu vực, giải pháp duy nhất chính là mạng LAN. Mô hình mạng này đến nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến dành cho nhiều mạng lưới máy tính, thiết bị. Vậy mạng LAN là gì? Có đặc điểm như thế nào và cài đặt ra sao? Tất cả sẽ được BKHOST giới thiệu trong bài viết này.
Mạng LAN là gì?
Mạng LAN (mạng cục bộ) bao gồm hệ thống máy tính và thiết bị kết nối với nhau cho phép chia sẻ dữ liệu thông qua liên kết không dây. Ngoài kết nối nội bộ nó còn cho phép kết nối các trang web và mạng LAN khác thuộc WAN. Hiện nay, mạng LAN được sử dụng rộng rãi cho cá nhân, gia đình, trường học hoặc công ty.
Mạng LAN thực hiện giao tiếp thông qua cáp Ethernet, bộ chuyển mạch L2 và một số thiết bị kết nối khác. Ngoài ra, bộ chuyển mạch L3 thường được sử dụng cho hệ thống mạng LAN lớn hơn với mục đích sắp xếp logic hơn các luồng lưu lượng mạng. Một số công nghệ như mã thông báo, FDDI hay ARCNET được thay thế bởi Ethernet và Wifi giúp cải thiện khả năng kết nối và tiết kiệm chi phí.
Tìm hiểu mạng LAN
Mạng LAN có hai loại phổ biến hiện nay đó là có dây và không dây:
Mạng LAN có dây
Mạng LAN có dây sử dụng bộ chuyển mạch và cáp Ethernet để thực hiện việc kết nối giữa các thiết bị. Trong đó, nếu hệ thống mạng LAN nhỏ thì chỉ cần bộ chuyển mạch để kết nối thiết bị. Nếu hệ thống mạng LAN lớn cần được đáp ứng thêm các yêu cầu về cấu hình, phần cứng để nâng cao hiệu suất hoạt động của mạng.
Nếu có nhiều thiết bị cùng kết nối với một mạng LAN sẽ gây ra hiện tượng quá tải và bị nghẽn mạng. Để khắc phục vấn đề này, các nhà cung cấp đã thực hiện chia một mạng LAN thành nhiều VLAN nhỏ giúp làm giảm lưu lượng truyền phát mạng và chi phí phát sóng tốt hơn. Điều kiện để mạng VLAN có thể hoạt động đó là sử dụng bộ chuyển mạch L3 hay còn được gọi là định tuyến để hỗ trợ quá trình truyền và nhận lưu lượng mạng trong một LAN.
Mạng LAN không dây
WLAN – mạng LAN không dây sử dụng kỹ thuật IEEE 802.11 để truyền dữ liệu kết nối các thiết bị với nhau. Loại không dây này thường được sử dụng phổ biến hơn bởi tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí khi không sử dụng cáp kết nối.
Thiết lập mạng LAN cơ bản
Hầu hết các hệ điều hành như Microsoft Windows, Linux, Apple OS X, Android và iOS được trang bị IPv4 và IPv6 hoặc các thiết bị công nghệ thông minh có sẵn cổng Ethernet và Wifi đều có thể kết nối với nhau thông qua mạng LAN.
Để thiết lập mạng LAN có dây cần kết nối thiết bị cuối với bộ chuyển mạch bằng cáp Ethernet xoắn đôi. Còn với mạng LAN không dây cần có WAP để định cấu hình mã định danh SSID và một số yêu cầu xác thực kỹ thuật mạng như khóa chia sẻ trước Wi-Fi Protected Access 2 và WPA2 Enterprise.
Lợi ích của việc sử dụng mạng LAN
Mạng LAN có những lợi ích như sau:
- Cho phép truy cập ứng dụng tập trung trên máy chủ.
- Giúp các thiết bị lưu trữ dữ liệu chính có thể tập trung ở một vị trí cụ thể.
- Cho phép chia sẻ tài nguyên và ứng dụng.
- Các thiết bị trong một mạng LAN có thể chia sẻ một kết nối duy nhất.
- Bảo vệ các thiết bị kết nối bằng công cụ bảo mật hiện đại.
Cách hiểu khác về mạng LAN
Theo quan điểm về kiến trúc, mạng LAN có thể được coi là mạng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc client-server. Mạng LAN ngang hàng cho phép hai thiết bị là máy khách và máy chủ có thể kết nối trực tiếp với nhau thông qua cáp Ethernet. Mạng LAN client-server bao gồm nhiều điểm cuối và máy chủ được kết nối với một bộ chuyển mạch và các công tắc chuyển hướng có nhiệm vụ duy trì giao tiếp giữa các thiết bị kết nối trong mạng LAN.
So sánh sự khác biệt giữa mạng LAN, WAN và MAN
Các mạng LAN, WAN và MAN có những điểm khác nhau về công nghệ, mô hình như sau:
Mạng LAN
- Kết nối các thiết bị ở phạm vị nhỏ như gia đình, phòng làm việc, trường học…
- Hệ thống cáp của mạng LAN gồm có cáp đồng xoắn đôi, cáp quang đơn và đa chế độ.
Mạng MAN
Kết nối các thiết bị ở phạm vi rộng hơn mạng LAN như khu trung tâm, công ty hoặc thành phố.
Cáp quang được sử dụng để thực hiện kết nối các thiết bị.
Mạng MAN hiện đại xây dựng dựa trên công nghệ Metro Ethernet, Multiprotocol Label Switching (MPLS) và các công nghệ không dây PTP/PTM.
Mạng WAN
- Được sử dụng trong phạm vi lớn như một quốc gia hoặc toàn cầu.
- Dịch vụ WAN được mua trực tiếp từ nhà cung cấp viễn thông giúp quản lý hoạt động liên kết mạng tốt hơn.
- Dữ liệu kết nối Internet được gửi trực tiếp đến và đi từ văn phòng chi nhánh.
- Mạng WAN được xây dựng dựa trên công nghệ MPLS, VPLS và Ethernet thông qua SONET.
Bảo mật mạng LAN
Mạng LAN được thiết lập an toàn bảo mật thông qua việc cài đặt bộ chuyển mạch L2/L3 gồm các cơ chế xác thực, lịch sử thiết bị và phiên bản cập nhật. Trong đó, bảo mật của mạng LAN được thực hiện thông qua nhận dạng dấu vân tay, mã thông báo bảo mật hay mã hoá an toàn ổ đĩa. Hoặc nếu muốn nâng cấp bảo mật hơn có thể sử dụng dịch vụ SaaS để cài đặt mạng hiệu quả hơn.
5 cấu trúc liên kết mạng LAN phổ biến
Cấu trúc liên kết của mạng LAN là một mô hình bao gồm các thiết bị và cách chúng kết nối với nhau. Có 5 cấu trúc cơ bản và phổ biến nhất đó là: mạng LAN hình sao, mạng dạng vòng, mạng dạng tuyến, mạng dạng lưới và mạng dạng cây.
Tổng kết về mạng LAN
Qua bài viết này, bạn đã có thêm được những kiến thức về mạng LAN, một mô hình mạng rất phổ biến trong lĩnh vực mạng máy tính. Tuy nhiên để vận hành hệ thống mạng như thế này, bạn cần phải cài đặt thêm nhiều yếu tố khác.
Nếu bạn có thắc mắc về mạng LAN, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.