Hẳn là chúng ta vẫn còn thấy lạ lẫm khi nhắc đến thuật ngữ RDP hay giao thức RDP, nhưng ít ai biết RDP đã được tích hợp trên hầu hết các máy tính có sử dụng hệ điều hành Windows hiện nay. vậy RDP là gì và cách sử dụng nó ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
RDP chính là viết tắt của thuật ngữ Remote Desktop Protocol một giao thức độc quyền được phát triển bởi Microsoft, cung cấp cho người dùng giao diện đồ họa để kết nối với một máy tính khác qua kết nối mạng. Hay hiểu theo cách đơn giản Remote Desktop cho phép bạn quản lý và truy cập vào các máy tính khác từ xa thông qua mạng internet.
Remote desktop là gì?
Remote Desktop Protocol severs được dùng để các clients kết nối, severs mặc định của RDP là TCP port 3389 và UDP port 3389.
Remote Desktop Connection được tích hợp chính thức dành cho RDP Clients trong hệ điều hành Windows
Hướng dẫn sử dụng Remote Desktop chi tiết
Cách Remote Desktop win 10 nhanh nhất
Để thực hiện mở và sử dụng Remote desktop trên máy chủ mới, mặc định sẽ không hiển thị sẵn giao diện cũng như chức năng của RDP Severs. Lúc này, các bạn cần thực hiện mở theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Khởi động máy chủ Windows và đăng nhập
Bước 2: Theo mặc định tính năng điều khiển máy tính từ xa Remote Desktop Protocol trên Windows 10 bị vô hiệu hóa, do đó bạn phải kích hoạt tính năng này.
Nhập vào khung Search trên thanh công cụ, Tìm kiếm từ khóa Allow remote access, sau đó chọn Allow remote access to your computer
Lúc này, xuất hiện cửa sổ System Properties, bạn chuyển qua thẻ Remote, chọn Allow remote connections to this computer, sau đó chọn mục Network Level Authentication để đảm bảo vấn đề bảo mật dành cho máy tính của bạn được bảo vệ tốt hơn.
Cuối cùng tích chọn OK vậy là RDP trên máy tính của bạn đã được bật và kích hoạt.
Tiếp theo, chọn nút Add để thêm vào những User Clients cần kết nối.
Tại mục Selecr Users hãy gõ Everyone rồi nhấn Check Names, chọn OK là được, tiếp theo chọn Advanced. Sau đó, Tích chọn Allow this computer to be controlled remotely và chỉnh thời gian điều khiển máy cao nhất có thể. Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng => Rồi chọn Open network and sharing center.
Nhấn tiếp vào Details, phần này sẽ giúp bạn có thể xem địa chỉ IP.
Thông số tại dòng IPv4 Address chính là địa chỉ IP máy cần điều khiển.
Cuối cùng hãy mở Start Menu lên gõ Remote và truy cập vào Remote Desktop Connection rồi gõ địa chỉ IP máy muốn truy cập vào để có thể sử dụng Remote Desktop.
Cách sử dụng Chrome Remote Desktop đơn giản
Một cách rất hay để truy cập vào các ứng dụng và các file trên máy tính hoặc thiết bị di động khác qua Internet bằng ứng dụng Chrome Remote Desktop. Rất đơn giản bạn chỉ cần tải ứng dụng Chrome desktop trên website là có thể dễ dàng sử dụng.
Để bắt đầu sử dụng, bạn cần tải về và cài đặt tiện ích Chrome Remote Desktop for Google Chrome, sau đó truy cập vào trang cài đặt của tiện ích này.
Nhấn vào Get Started sau đó click vào Enable Remote Access. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mã PIN, hãy nhập vào mã PIN tùy ý và ghi nhớ nó.
Sau đó, bạn cần mở thiết bị di động của bạn lên và cài đặt ứng dụng Chrome Remote Desktop, tiếp theo đó bạn đăng nhập bằng tài khoản Chrome để đăng nhập vào ứng dụng nếu được yêu cầu. Bạn sẽ thấy được danh sách các máy tính đã cài đặt Remote Desktop, chọn tên máy tính mình cần kết nối.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc kết nối qua chrome remote desktop.
Hướng dẫn mở port remote desktop khi tường lửa được mở
Bước 1: Truy cập Server Manager chọn Local Server sau đó click vào Windows Firewall
Bước 2: Chọn Advanced Settings
Bước 3: Chọn “Inbound Rules” => Bấm nút New Rule để tạo rule mới
Bước 4: Chọn loại Rule là Port
Bước 5: Chọn Protocol là TCP và điền thông tin port vào mục Specific local ports
Bước 6: Chọn nút action, tại đây chọn Allow the connection
Bước 7: Chọn profiles mà rule sẽ áp dụng lên
Bước 8: Đặt tên cho Rule mới => Bấm Finish để kết thúc cài đặt.
Hoặc bạn có thể mở port remote desktop theo cách sau:
– Vào Start, chọn Run (hoặc bấm phím Windows + R)
– Gõ dòng lệnh Regedit và nhấn nút Enter
Cửa sổ Regedit sẽ hiển thị ra, lúc này bạn hãy tìm đến đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Terminal Server\WinStations\RDP-Tcp
Nháy đúp chuột vào PortNumber và chọn Decimal sau đó nhập vào số port cần change ở mục Value data:
Sự khác nhau giữa RDP và Teamviewer
Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức sẵn có và được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows và được phát triển độc quyền bởi công ty Microsoft.
Teamviewer là một phần mềm chia sẻ quyền điều hành máy tính được phát triển bởi TeamViewer GmbH, Đức được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng và sử dụng.
Một số khác biệt giữa RDP và Teamviewer:
RDP không cho phép người dùng quan sát các tác vụ khi đang làm việc trên máy tính của họ. Teamviewer cho phép người dùng từ xa có thể quan sát mọi thứ chúng đang thực hiện trên màn hình, điều này là rất quan trọng trong việc cung cấp sự hỗ trợ từ xa cho máy tính, thiết bị di động của khách hàng, bạn bè, người thân và gia đình.
RDP yêu cầu chúng ta phải cấu hình port chuyển tiếp trên firewall hoặc router của máy tính từ xa. TeamViewer có thể hoạt động mà không cần thêm bất cứ tác vụ nào, bạn chỉ cần tải về và cài đặt bình thường là có thể sử dụng.
Teamviewer hỗ trợ đa nền tảng và dễ dành sử dụng qua các tiện ích trên Windows, macOS, Linux, Chrome OS, Android, iOS, Windows Mobile, BlackBerry và Raspberry Pi.
Bên cạnh đó, nếu có người dùng đăng nhập vào Windows Server bằng RDP. Chúng ta có thể sử dụng TeamViewer kết nối trực tiếp vào RDP của người dùng để sử dụng. Khi TeamViewer chạy trên Windows Server, nó tạo ra một “User ID” duy nhất cho mỗi phiên RDP. Cho phép chúng ta kết nối vào phiên RDP và giúp người dùng. Nó cũng tạo ra một “Server ID” mà chúng ta có thể sử dụng để kết nối trực tiếp đến máy chủ, để điều khiển khi chúng ta cần làm việc trên chính máy chủ.