Việc đổi tên miền website là một trong những mối quan tâm không thể bỏ qua của người dùng khi sử dụng domain.
Đặc biệt với những người mới sử dụng WordPress thì việc tìm hiêu cách sử dụng và thay đổi tên miền website là vô cùng cần thiết.
Cách đổi tên miền trong WordPress không quá khó nếu như bạn trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về hoạt động của loại tên miền đó trong WordPress.
Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cách thay đổi tên miền website ở bài viết dưới đây nhé!
Lý do nên thay đổi tên miền website
Việc thay đổi tên miền website đối với doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết khi đăng kí tên miền. Điều này đòi hỏi người dùng phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ càng. Tuy quá trình thay đổi têm miền được Google hỗ trợ nhưng đôi khi người dùng vẫn gặp những sự cố ngoài ý muốn. Một số trường hợp người dùng vẫn thấy những website bị tụt thứ hạng sau khi thay đổi tên miền.
Có rất nhiều cách giúp cho các bạn thay đổi tên miền khi mà domain đang sử dụng chỉ làm tạm thời. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bước thay đổi tên miền, cụ thể trong trang WordPress bạn cần phải thực hiện một số thao tác để đảm bảo an toàn cho nội dung đăng trước như sau:
- Điền thông tin đăng nhập WordPress gồm: User (tên đăng nhập) và password (mật khẩu).
- Toàn bộ thông tin đăng nhập hệ điều hành cPanel hay trình duyệt quản lý tập tin.
- Thông tin mà bạn đăng nhập FTP.
- Cho phép truy cập PHPmyAdmin ở trên bảng điều khiển.
Hãy đảm bảo rằng toàn bộ các thiết lập trên WordPress đều được sao lưu lại. Sau khi đã chuẩn bị xong các công việc trên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi được tên miền các quốc gia mà mình mong muốn theo các cách dưới đây:
Các cách đổi tên miền cho website
Để thay đổi tên miền website, điều đầu tiên các bạn cần phải làm đó là trỏ DNS về cùng thư mục với domain cũ. Công việc này tương đối dễ làm với người dùng, chỉ cần thực hiện change DNS là có thể thêm tên miền mới vào cùng thư mục.
Cách 1: Thay đổi tên miền cho website trong quản trị WordPress.
Nếu như bạn có thông tin quản trị WordPress thì thao tác thay đổi tên miền cho website sẽ vô cùng đơn giản:
- Trước tiên, chỉ cần đăng nhập vào tài khoản website WordPress, sau đó chọn Settings → General.
- Lúc này, hãy vui lòng lưu ý mục thứ 1 (WordPress Address (URL)) và mục thứ 2 (Site Address (URL)).
- Tiến hành đổi 2 URL này sang tên miền mà mình mong muốn. Phần lớn các trường hợp thì 2 URL này sẽ giống nhau.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn “Save Changes” để hoàn tất thao tác đổi tên miền website.
Lưu ý rằng nếu bạn lưu trữ file WordPress ở trên thư mục khác với tên miền sử dụng để truy cập vào trang sẽ xuất hiện trường hợp 2 URL khác nhau. Khi đó, WordPress Address URL là địa chỉ thư mục lưu trữ file WordPress, trong đó Site Address URL là địa chỉ mà người dùng khác có thể tìm được tới trang web của bạn.
Cách 2. Đổi tên miền website trong quản trị hosting
Nếu như không thể truy cập quản trị website WordPress mà chỉ có được thông tin quản trị hosting, hãy thực hiện các bước sau đây:
Truy cập Databases trong phần quản trị hosting.
Trong giao diện Databases hãy chọn phpMyAdmin
Tại đây, các bạn sẽ thấy danh sách bảng xuất hiện ngay dưới tên của cơ sở dữ liệu. Lúc này các bạn hãy tìm tới bảng có tên wp_options.
Thực hiện việc sửa 2 dòng siteurl và home thành domain mà bạn muốn. Sau đó nhấn Enter để hoàn tất thay đổi tên miền website đó.
Lưu ý rằng: Sau khi đổi tên miền cho website WordPress, hãy truy cập vào quản trị của trang web. Chọn theo đường dẫn Settings → Permalinks → Save changes để hệ thống tự động cập nhật URL mới.
Những lưu ý khi thay đổi tên miền
Để thực hiện việc thay đổi tên miền website hoặc gộp nhiều trang web thuận lợi và không ảnh hưởng đến thứ hạng, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Đảm bảo cấu trúc URL của tên miền cũ và mới phải giống nhau. Trỏ DNS về cùng thư mục với domain cũ sao cho khi truy cập tên miền mới thì nội dung vẫn được giữ nguyên.
Không để hiện tượng thiếu trang Error 404 xảy ra. Thông thường khi thay đổi tên miền bao gồm cả việc xây dựng lại website hoặc điều chỉnh nội dung ở trên web. Những nội dung đã cũ sẽ được xóa đi và thêm mới vào. Tuy nhiên điểm hẹn chế của việc xóa trang vì lỗi 404 nhiều lần sẽ làm tụt hạng trang web mới ngay.
Sau khi thay đổi tên miền, hãy đảm bảo domain cũ còn hoạt động ít nhất trong vòng 3 tháng. Người dùng quen dần với việc bị redirect sang tên miền mới. Do đó, bạn không nên đổi tên miền website sau đó xóa domain cũ khi Google chưa cập nhật. Khi đó, các bạn sẽ mất tất cả cơ sở dữ liệu và phải làm lại từ đầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách thay đổi tên miền website. Hy vọng chúng thực sự hữu ích cho các bạn trong quá trình sử dụng domain và đưa sản phẩm/dịch vụ của công ty đến gần hơn với người dùng.
CỨU em, em DÙNG TRANG WEB ĐC 1 THỜI GIAN THÌ QUYẾT ĐỊNH ĐỔI TÊN MIỀN, SAU KHI ĐỔI XONG WEB CỦA E KO ĐĂNG NHẬP ĐƯỢC NỮA, OUT HẾT LUÔN