Nội dung bài viết
#

IDS là gì? Kiến thức về hệ thống phát hiện xâm nhập

Nội dung bài viết

    Công nghệ Internet và các mạng nội bộ đang ngày càng phát triển mạnh và đi kèm theo đó là những vấn đề xâm nhập trái phép nhằm đánh cắp thông tin mạng.

    Để giải quyết vấn đề này, một loại công cụ được nhiều người dùng quan tâm và lựa chọn đó là IDS, một hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép chính xác và hiệu quả.

    Vậy IDS hoạt động và phát hiện các mối đe dọa bằng cách nào? Hãy cùng BKHOST đi tìm hiểu về những tính năng ưu việt của IDS trong bài viết dưới đây.

    IDS là gì?

    IDS la gi

    IDS (Intrusion Detection System) – hệ thống phát hiện xâm nhập là một công cụ giúp bảo vệ và cảnh báo lỗi khi có hành vi xâm nhập đáng ngờ. Mục đích của IDS là phát hiện và có thể ngăn chặn những hành động bất thường ví dụ như chặn lưu lượng truy cập bất thường được gửi từ các địa chỉ IP đáng nghi ngờ.

    IDS tương tự như IPS, cũng là một hệ thống bảo mật có chức năng giám sát các và phát hiện các lưu lượng mạng gây hại. Tuy nhiên IDS chỉ tập trung phát hiện và ghi lại các mối đe dọa, còn IPS sẽ tìm cách ngăn chặn các mối đe dọa này.

    IDS hoạt động như thế nào?

    IDS có thể được cài đặt trên hệ thống máy tính như một phần mềm hoặc công cụ bảo mật với chức năng phát hiện và xử lý các hành vi xâm nhập trước khi chúng tiếp cận và gây thiệt hại. Hoặc IDS cũng có thể triển khai dựa trên đám mây để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn hơn.

    Công cụ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu của các cuộc xâm nhập hoặc so sánh các hoạt động lạ trên hệ thống thông. Nếu phát hiện ra hành động lạ, IDS sẽ chuyển chúng vào ngăn xếp và tiến hành kiểm tra ở lớp giao thức ứng dụng.

    Một số loại IDS phổ biến

    Có nhiều loại IDS khác nhau đi kèm những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt như:

    • NIDS – Hệ thống phát hiện xâm nhập mạng được đặt tại những điểm dễ bị tấn công trong hệ thống và có nhiệm vụ giám sát lưu lượng đến và đi từ các thiết bị trên mạng.
    • Snort – Hệ thống xâm nhập mạng NIDS mã nguồn mở hoạt động miễn phí trên các hệ điều hành như Unix, Linux và Windows.
    • HIDS – Hệ thống phát hiện xâm nhập máy chủ hoạt động trên mọi thiết bị máy tính được kết nối với internet giúp phát hiện và xử lý các lưu lượng truy cập trái phép trên hệ thống.
    • SIDS – Hệ thống phát hiện xâm nhập hoạt động dựa trên chữ ký, có nhiệm vụ giám sát các gói dịch vụ trên mạng giống như cách phần mềm diệt virus hoạt động.
    • AIDS – Hệ thống phát hiện các xâm nhập đáng ngờ có nhiệm vụ giám sát lưu lượng mạng và so sánh với mức cơ sở đã được thiết lập sẵn như băng thông, giao thức, cổng và một số thiết bị khác được kết nối với nhau. Nếu phát hiện ra những xâm nhập lạ trên hệ thống, AIDS lập tức báo về cho người dùng thông qua mô hình mở rộng.
    • IDS thụ động có chức năng phát hiện và gửi cảnh báo các hành vi xâm nhập gây hại về hệ thống nhưng sẽ không thực hiện xử lý.
    • IDS chủ động có nhiệm vụ phát hiện và xử lý xâm nhập gây hại bằng cách chặn địa chỉ IP hoặc tắt quyền truy cập vào các tài nguyên bị hạn chế.

    Chức năng của IDS

    IDS có tính năng giám sát và bảo vệ lưu lượng mạng khỏi những truy cập trái phép:

    • Giám sát và bảo vệ hoạt động của bộ định tuyến, tường lửa, quản lý key và tệp khỏi các cuộc tấn công mạng.
    • Hỗ trợ quản lý và thay đổi các đường dẫn, nhật ký và cú pháp.
    • Giao diện thân thiện với người dùng.
    • Tích hợp các thông tin của cơ sở dữ liệu chữ ký tấn công.
    • Phát hiện và báo lỗi bảo mật hoặc thay đổi tệp về hệ thống.
    • Ngăn chặn hành vi xâm nhập bằng cách chặn hoặc tắt quyền truy cập.

    Những ưu điểm của IDS

    IDS sở hữu nhiều ưu điểm như:

    • Khả năng phát hiện, cảnh báo bảo mật nhanh chóng và chính xác.
    • Phân tích và ghi nhớ các hành vi xâm phạm tấn công vào hệ thống.
    • IDS hỗ trợ tìm kiếm các sự cố trong cấu hình thiết bị mạng của công ty hoặc tổ chức.
    • Các thông tin, số liệu IDS ghi lại được sử dụng để cải thiện và nâng cao hệ thống bảo mật. Ngoài ra, các thông tin còn hỗ trợ đánh giá các rủi ro trong tương lai.
    • IDS hỗ trợ khả năng hiển thị các thiết bị mạng cho phép quản lý dễ dàng hơn.
    • Nhật ký IDS giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các yêu cầu tuân thủ quy định cụ thể.
    • Cảm biến IDS hỗ trợ cải thiện phản ứng bảo mật như phát hiện thiết bị mạng, kiểm tra dữ liệu mạng và xác định hệ điều hành.

    Những vấn đề của IDS

    Nhung van de cua iDS

    False positives (Dương tính giả)

    Tính năng tự động báo lỗi của IDS đôi khi cũng là báo động giả do cài đặt sai cấu hình. Có thể khắc phục vấn đề này bằng cách xác định đúng cấu hình IDS đảm bảo cho việc phát hiện và phân biệt các lưu lượng truy cập là bình thường hay không bình thường một cách chính xác.

    False positives (Âm tính giả)

    False positives (âm tính giả) là một lỗi khá nghiêm trọng khi IDS không phát hiện ra các lưu lượng truy cập trái phép và bỏ qua chúng. IDS sẽ không phát hiện ra các lưu lượng mạng đang bị tấn công bởi các hành động tinh vi khó nhận biết cho đến khi có sự phá hủy nghiêm trọng. Điều này đã và đang trở thành vấn đề lớn cho IDSes và SIDSes.

    Để khắc phục vấn đề này các nhà IDSes cần cải thiện và nâng cấp tính năng phản ứng của IDS để phát hiện ra các hành vi mới và chủ động cảnh báo ngăn chặn trước khi chúng xâm nhập vào hệ thống.

    So sánh IDS và IPS

    IPS sẽ phát hiện và tiến hành ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn trên lưu lượng mạng còn IDS chỉ phát hiện và cảnh báo về hệ thống. Việc sử dụng IPS để giám sát, ghi chép và báo cáo các hoạt động bất thường cũng tương tự như IDS. Tuy nhiên bạn có thể cấu hình IDS để thêm các hoạt động xử lý, ngăn chặn các mối nguy hại. Thậm chí IPS còn có thể tìm kiếm các mối đe dọa mà tường lửa hoặc phần mềm chống virus bỏ sót.

    IPS thường được thiết kế nằm giữa tường lửa của hệ thống và một phần của mạng nhằm đảm bảo ngăn chặn mọi lưu lượng truy cập trái phép được phát hiện.

    so sanh IDS va IPS

    Tuy nhiên đôi khi IPS cũng xảy ra hiện tượng báo động giả, thậm chí chúng còn nghiêm trọng hơn của IDS. Nếu IDS chỉ thực hiện gắn cờ để hệ thống tự kiểm tra thì IPS sẽ ngăn chặn không cho lưu lượng truy cập đi qua. Cả IPS và IDS đều có ưu và nhược điểm riêng nên nhiều người đã kết hợp sử dụng cả 2 để quản lý các thông tin và bảo mật nhằm có được hiệu quả cao hơn.

    Ví dụ: Các nhà cung cấp tích hợp IDS/IPS trong phần mềm UTM. Một phần mềm quản lý mối đe dọa cho phép triển khai đồng thời IDS/IPS và tường lửa trên cơ sở hạ tầng bảo mật.

    Tổng kết về hệ thống phát hiện xâm nhập IDS

    Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS là một loại công cụ giám sát và bảo vệ lưu lượng mạng khỏi những cuộc tấn công nguy hiểm. Đây là một hệ thống rất phổ biến và được ứng dụng rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cách thức bảo mật khác trong thế giới công nghệ thông tin.

    Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác về hệ thống phát hiện xâm nhập IDS, hãy để lại bình luận ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê cloud server giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !