Hàng ngày, các bạn phải viết đi viết lại cùng 1 đoạn code cho nhiều ứng dụng khác nhau. Cùng với đó là việc tạo kênh phối hợp để có thể triển khai ứng dụng một cách linh động đều được tích hợp trong Codeigniter Framework nếu như bạn biết cách sử dụng nó hiệu quả. Vậy, bạn đã biết Codeigniter là gì chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Codeigniter là gì?
Codeigniter hay Codeigniter Framework là một trong các nền tảng thiết kế web theo mã nguồn mở được ưa chuộng hiện nay, bên cạnh Laravel, Drupal, Magento,… Nền tảng này được sử dụng chủ yếu để xây dựng các loại ứng dụng web động có tương tác với ngôn ngữ PHP. Phiên bản đầu tiên của Codeigniter được phát hành ngày 28/02/2006. Tính đến thời điểm hiện tại thì Codeigniter đang được phát triển bởi ExpressionEngine Development Team thuộc EllisLab, Inc.
Hiểu theo nghĩa đơn giản hơn thì CodeIgniter là framework PHP mạnh mẽ với số lượng rất nhỏ footprint dành cho các lập trình viên cần tới 1 bộ công cụ đơn giản và thông mình để tạo ra những ứng dụng web với đầy đủ các tính năng cần thiết.
Phiên bản mới nhất của Codeigniter framework đó là 3.1.9 được phát hành ngày 12/6/2018 và nền tảng này cũng đang chuẩn bị cho ra mắt Codeigniter phiên bản 4.0.
Ưu – Nhược điểm của Codeigniter Framework
Ưu điểm của Codeigniter Framework là gì?
Codeigniter Framework sở hữu rất nhiều ưu điểm đặc biệt khiến nhiều lập trình viên cũng như các nhà phát triển web lựa chọn trong quá trình thiết kế web của mình. Có thể kể tới các ưu điểm của dịch vụ này như sau:
Hệ thống thư viện đa dạng: Codeigniter Framework cung cấp các thư viện phục vụ cho những tác vụ thường gặp nhất hiện nay trong quá trình lập trình web. Codeigniter Framework cung cấp các thư viện phục vụ cho các tác vụ thường gặp nhất trong lập trình web, cụ thể như việc truy cập cơ sở dữ liệu, gửi mail, kiểm tra cơ sở dữ liệu và xử lý hình ảnh,…
Footprint nhỏ: Dung lượng của CodeIgniter 3 chỉ tốn khoảng 2MB khi tải về bao gồm cả file cài đặt lẫn hướng dẫn sử dụng Codeigniter Framework.
Hướng dẫn sử dụng vô cùng rõ ràng, dễ hiểu: Hướng dẫn CodeIgniter được đính kèm cùng với file tải xuống. Nó gồm có phần giới thiệu, hướng dẫn, một vài hướng dẫn “Làm thế nào để…”, và tài liệu tham khảo cho những nhà lập trình viên dùng để hoàn thiện website của mình.
Khả năng tương thích với lưu trữ đạt chuẩn: CodeIgniter 3 chỉ cần ngôn ngữ PHP 5.3.7 và có thể hoạt động tương thích với hầu hết các hosting chia sẻ hoặc hosting riêng. Rất nhiều ứng dụng web cần đến một cơ sở dữ liệu và CodeIgniter cũng hỗ trợ điều này bao gồm cả ngôn ngữ MySQL.
Codeigniter Framework được thiết kế theo mô hình Model-View-Controller (MVC) giúp tách phần hiển thị giao diện và xử lý của một phần mềm thành nhiều phần độc lập. Từ đó giúp cho việc thiết kế, xử lý cũng như bảo trị mã nguồn một cách dễ dàng hơn.
Cấu hình gần như bằng không: Đa số cấu hình CodeIgniter được thực hiện theo quy ước, cụ thể như việc đặt mô hình trong một mô hình thư mục. Ngoài ra còn có một số tùy chọn cấu hình sẵn có thông qua các tập lệnh bên trong thư mục “config”.
Tốc độ vô cùng nhanh chóng: CodeIgniter được đánh giá là 1 PHP framework có tốc độ nhanh, chúng có thể đáp ứng được hàng triệu lượt truy cập trên một ngày.
Codeigniter Framework hoàn toàn miễn phí: Chúng được cấp phát hành dưới giấy phép Apache/BSD mở rộng cho phép người dùng tự do thay đổi, phát triển cũng như phân phối mã nguồn mở đó theo sự sáng tạo của bản thân mình.
Với sự hỗ trợ từ Framewwork Codeigniter, rất nhiều website đã đạt tiêu chuẩn MVC và hoạt động tốt giữa rất nhiều website có mặt trên Internet hiện nay.
Hỗ trợ tốt nhất cho SEO: Cấu trúc URL của CodeIgniter vô cùng thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Đương nhiên điều này giúp cho trang web của bạn tăng thứ hạng nhanh hơn mà không cần thiết phải đầu tư quá nhiều về phần mềm hay công cụ.
Khả năng bảo mật hệ thống: Cơ chế kiểm tra dữ liệu chặt chẽ, ngăn ngừa XSS và SQL Injection của CodeIgniter giúp giảm thiểu đáng kể những nguy cơ xâm nhập và làm hại tới hệ thống.
Nhược điểm của Framework Codeigniter là gì?
Ngoài các ưu điểm nổi trội trên, phần mềm mã nguồn mở này còn nhiều điểm chưa hoàn thiện cần phải tối ưu thêm. Cụ thể có thể nhắc tới một số yếu tố sau đây:
Chưa hỗ trợ Object-Relational Mapping (ORM): ORM được hiểu là 1 kỹ thuật lập trình, trong đó có các bảng của cơ sở dữ liệu được ánh xạ thành các đối tượng trong quá trình lập trình. Kỹ thuật này giúp cho việc thực hiện các thao tác trong dữ liệu (Create Read UpdateDelete – CRUD) dễ dàng và ngắn gọn hơn.
Chưa hỗ trợ Asynchronous Javascrip and XML (AJAX): Đây là một phần không thể thiếu trong việc thiết lập các trang web 2.0. AJAX giúp nâng cao tính tương tác giữa hệ thống với người dùng. Tuy nhiên hiện tại CodeIgniter vẫn chưa có thư viện dựng sẵn nào có thể hỗ trợ xây dựng ứng dụng AJAX. Các lập trình viên phải sử dụng các thư viện bên ngoài như: Mootools, JQuery, Script.aculo.us và Prototype,…
Chưa hỗ trợ 1 số module thông dụng: So với các framework mã nguồn mở khác, CodeIgniter vẫn chưa có các module hỗ trợ cho các tác vụ thường gặp trong quá trình xây dựng ứng dụng web như là: Chứng thực người dùng (User Authorization), trình phân tích RSS (RSS Parser) hoặc trình xử lý PDF…
Chưa hỗ trợ Event Driver Programming (EDP): Tuy EDP là một nguyên lý lập trình, trong đó các luồng xử lý của hệ thống sẽ dựa vào các sự kiện như: click chuột, gõ bàn phím,… Tuy nhiên đó không phải là một khuyết điểm lớn của phần mềm CodeIgniter bởi hiện tại chỉ có một số ít Framework hỗ trợ EDP như: Prado, QPHP, Yii.
Có nên dùng Framework Codeigniter trong thiết kế web không?
Với nhu cầu sử dụng các trang web đẹp, tốc độ nhanh và tương thích với người dùng như hiện nay, Codeigniter vẫn là sự lựa chọn nhiều nhất của các lập trình viên nói riêng và những đơn vị thiết kế web nói chung.
Với sự giúp đỡ của Framework Codeigniter, rất nhiều website đã đạt được tiêu chuẩn MVC và hoạt động tốt giữa hàng triệu website có mặt trên mạng Internet như hiện nay.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia và đơn vị trong ngành công nghệ thông tin vẫn đánh giá rất cao Codeigniter Framework về tính hiệu quả mà nó đem lại. Với nhiều ưu điểm nổi trội và sự cải thiện, phát triển không ngừng nghỉ của mình, Codeigniter Framework nắm giữ rất nhiều tiềm năng to lớ để đứng đầu trong số các nền tảng thiết kế web hiện nay.
Đến với , bạn sẽ được nhận được các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với mức giá thành hợp lý. Đặc biệt khi bạn muốn sở hữu cho mình 1 trang web dựa trên Codeigniter Framework với chất lượng chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng đồng hành với bạn. Vậy còn chần chờ gì mà không lựa chọn thêm các gói dịch vụ tên miền, mua host giá rẻ, VPS, email,… chất lượng của BKHOST để website của bạn hoạt động ổn định và lâu dài nhất chứ!
Trên đây là những thông tin hấp dẫn giúp bạn đọc hiểu hơn về codeigniter framework là gì? Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp trong việc lựa chọn Codeigniter Framework cho website của mình.
2022-01-09
Mua Hosting Giá Rẻ tại BKHOST
Hosting siêu tốc – Khuyến mãi cực sốc. Giá chỉ từ 5k/tháng.
Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.