HCI là gì?
HCI, viết tắt của Hyper Converged Infrastructure – Siêu hội tụ là hạ tầng với kiến trúc hệ thống lấy software làm trung tâm, HCI được tích hợp chặt chẽ vào trong các Compute node, hệ thống lưu trữ – Storage, mạng lưới – Networking, nguồn tài nguyên ảo hoá và các công nghệ khác. Tất cả đều được tích hợp ngay từ đầu khâu chế tạo thiết bị phần cứng, và được hỗ trợ bởi một hãng sản xuất duy nhất.
Đơn giản dễ hiểu hơn thì bạn có thể hiểu: hệ thống mô hình data center truyền thống gồm có 3 phần chính: server chạy các ứng dụng; Storage – khu lưu trữ dữ liệu; Networking – hạ tầng mạng để kết nối các phần lại với nhau. Là một bộ máy cồng kềnh, giờ đây được thay thế bởi HCI, HCI có khả năng tích hợp mọi thứ lại, gói gọn trong một thiết bị duy nhất với đầy đủ cả Compute, Storage và cả Networking.
Trong định nghĩa về HCI là gì thì còn có thêm các thông tin đó là hạ tầng siêu hội tụ nghiêng chủ yếu về phần hạ tầng “hội tụ” (Converged Infrastructure – CI). Với hạ tầng hội tụ, nhà sản xuất cung cấp các thiết bị tích hợp phần mềm, phần cứng trong duy nhất một chassis, điều này sẽ giúp làm giảm khả năng bị xảy ra sự cố, giảm công việc quản lý xuống.
Trong trường hợp cần thiết, công nghệ trong hạ tầng hội tụ có thể chia nhỏ và cho phép sử dụng độc lập nhưng điều này không áp dụng được trong HCI, công nghệ hội tụ được tích hợp dưới sâu làm cho chúng không thể chia ra.
Ưu điểm khi doanh nghiệp sử dụng HCI
HCI là một hệ thống giúp cho doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quản lý công việc. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về những điểm mạnh chi tiết ngay dưới đây
Giao diện quản lý HCI dễ dàng để sử dụng
- Việc vận hành data center đang ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều, các tác vụ đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn. Đối với website thì cần mua hosting để lưu trữ dữ liệu, còn với vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu bạn sử dụng đến hạ tầng siêu hội tụ HCI. HCI sẽ giúp quản lý tài nguyên. Quản trị viên cũng có một giao diện trực quan, dễ thao tác ngay cả khi hệ thống backend được mở rộng liên tục.
Cách thức quản lý Data Center đơn giản
- Hệ thống HCI được quản lý dựa trên các chính sách mà policy đưa ra. Thực hiện các chính sách policy tại level software nên có thể tránh các việc cấu hình từng VM và Storage. Trong trường hợp hệ thống có đến trăm ngàn VM nếu mà phải cấu hình từng VM thì vừa dễ sai, vừa tốn thời gian,…
- Còn với HCI, đồng nhất và được cấu hình chuẩn chỉnh cùng một lúc thông qua các policy của ứng dụng đã được thiết lập sẵn từ HCI software. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các chuyên viên kĩ thuật và cho cả hệ thống, đảm bảo được chất lượng và hiệu quả quản lý Data Center.
CapEx và OpEx
- Trên thực tế, nếu như được tính toán kỹ lưỡng, thiết bị server, storage có sẵn của “siêu hội tụ HCI” có chi phí rẻ hơn nhiều so với các storage, controller dùng trong mô hình truyền thống. Cơ bản là vì hệ sinh thái dành cho các thiết bị x86 có sẵn sàng, chi phí để mua và chi phí hỗ trợ cũng giảm bớt đi hơn nhiều.
Tăng cường khả năng an toàn, bảo mật
- Hệ thống siêu hội tụ HCI có khả năng “điều khiển hội tụ – Unified Point of Control”, đã được tích hợp sẵn các chương trình bảo vệ dữ liệu tốt nhất gồm có: Access Control – Kiểm soát truy cập, Mã hoá – Encryption, Remote Data Replication, các quy trình Backup và Disaster Recovery, Applied System-wide software
Khả năng mở rộng hệ thống vô cùng
- Ngay từ ban đầu thì trong hệ thống HCI đã luôn sẵn sàng cho khả năng mở rộng, nếu như có nhu cầu doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành gia tăng hoặc giảm khả năng lưu trữ cho HCI thông qua việc thêm hoặc lấy ra các node mà không cần phải cấu hình lại trong bất kỳ ứng dụng nào.
- HCI ngày này đã được các doanh nghiệp sử dụng, vì chúng giúp ích rất nhiều và cũng giảm đi được sự phức tạp trong quản lý công việc của doanh nghiệp. Một hệ thống doanh nghiệp tốt thì không thể lơ là quản lý hệ thống chung và quản lý hệ thống các văn phòng, office, cửa hàng,… quản lý thông minh qua Hệ thống HCI.
Hãy nhớ đón đọc thêm các bài viết khác trên blog của BKHOST nhé!