Nội dung bài viết
#

Web Application Testing là gì? 8 bước để kiểm tra Website

Nội dung bài viết

    Các đơn vị, tổ chức thường sử dụng Web Application Testing để kiểm tra website của mình trước khi đưa vào hoạt động. Mục đích của hành động này là để tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến người dùng và danh tiếng của tổ chức.

    Web Application Testing la gi

    Bài viết dưới đây BKHOST sẽ hướng dẫn sử dụng Web Application Testing hiệu quả, thiết thực mà bạn không nên bỏ lỡ.

    Web Application Testing là gì?

    Web Application Testing được biết đến là một kỹ thuật được dùng để kiểm tra trang web của bạn trước khi nó được công khai với công chúng. Quy trình này sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗi tiềm ẩn của trang web. Một số yếu tố của web được kiểm tra như chức năng, hiệu suất, khả năng tương thích, khả năng sử dụng, tính bảo mật…

    Các bước thực hiện Web Application Testing

    Tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra website của bạn mà một số kỹ thuật kiểm tra sẽ được thực hiện. Web Application Testing (kiểm thử ứng dụng web) có sự khác hơn so với kiểm thử phần mềm truyền thống. Dưới đây là các bước Web Application Testing:

    Kiểm tra chức năng website

    Những chức năng cơ bản của web sẽ được test như: giao diện người dùng, API, Client Server, cơ sở dữ liệu, bảo mật…Hình thức để kiểm thử chức năng web có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công. Từng tính năng của web đều được trải qua việc kiểm tra chức năng, cụ thể hoạt động kiểm tra bao gồm:

    Kiểm tra links

    Các link như Outgoing links, Internal links, Anchor Links, MailTo Links sẽ được kiểm tra để đảm bảo các link của website vẫn hoạt động bình thường và không xảy ra bất cứ sự cố hay hư hỏng nào.

    Kiểm tra Forms

    Kịch bản, các giá trị mặc định trên Form được kiểm tra để xem Form hoạt động như mong đợi hay không. Ngoài ra Web Application Testing cũng theo dõi việc dữ liệu ở Form có được gửi đến đúng địa chỉ hay không. Kiểm tra xem các form có dễ thao tác, có thân thiện với người dùng…

    Kiểm tra Cookies

    Những phiên hoạt động của người dùng đều được ghi nhớ ở Cookie. Vì thế mà mỗi khi truy cập họ không mất thời gian để đăng nhập. Kiểm tra Cookie sẽ gồm:

    • Kiểm tra Cookie sẽ bị xóa khi cache bị xóa hoặc khi kiểm tra Cookie hết hạn.
    • Xóa Cookie và kiểm tra xem ở những lần truy cập web tiếp theo thông tin đăng nhập được yêu cầu như thế nào.

    Kiểm tra HTML và CSS

    Việc kiểm tra HTMLCSS vô cùng quan trọng để đảm bảo website của bạn được nhận diện bởi nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Phần lớn hành động này sẽ tập trung kiểm tra HTML có mắc lỗi cú pháp không. Mặt khác kiểm tra xem website đã tuân thủ những tiêu chuẩn như WS-I, ECMA, ISO, IETF, W3C, OASIS.

    Kiểm tra business workflow

    Kiểm tra business workflow tức là đóng vai người dùng để thực hiện tất cả mọi thao tác từ đầu đến cuối trên website. Cách thức này để lường trước những tình huống tiêu cực có thể xảy ra từ đó đưa ra những giải pháp để người dùng có trải nghiệm tuyệt vời nhất.

    Kiểm tra khả năng sử dụng

    Bất cứ dự án dựa trên web nào cũng phải tiến hành kiểm tra khả năng sử dụng của website. Quá trình kiểm tra này phần lớn được thực hiện bởi những người thử nghiệm. Kiểm tra khả năng sử dụng sẽ tập trung đánh giá hệ thống menu, nút hoặc các link được sắp xếp như thế nào, có dễ dàng thao tác không và tính nhất quán giữa các trang. Bên cạnh đó các website cũng được kiểm tra tính logic, ngữ pháp, chính tả của nội dung và cách bố trí hình ảnh.

    Kiểm tra giao diện

    Ứng dụng, Web server và Database Server là ba lĩnh vực được kiểm tra, cụ thể:

    • Ứng dụng: Database sẽ nhận được các yêu cầu kiểm thử chính xác đồng thời ở phía Client sẽ hiển thị kết quả. Nếu xảy ra lỗi thì ngay lập tức sẽ được ứng dụng phát hiện và hiển thị cảnh báo cho quản trị viên.
    • Web server: Kiểm thử Web server thực chất là kiểm tra quá trình xử lý tất cả các ứng dụng để đảm bảo không có dịch vụ nào bị từ chối.
    • Database Server: Đảm bảo Database xử lý các truy vấn hiệu quả để cho ra đời kết quả như mong đợi.

    Kiểm thử những trường hợp bị ngắt kết nối đột ngột giữa ba lớp ứng dụng, Web server, Database để hiển thị những thông báo phù hợp cho người dùng.

    Kiểm tra Database

    Ứng dụng web của bạn không thể thiếu Database. Vì vậy mà việc kiểm thử Database không thể bỏ qua. Hoạt động kiểm tra tập trung vào:

    • Kiểm tra xem khi thực hiện truy vấn có xuất hiện lỗi nào không.
    • Kiểm tra xem dữ liệu có đảm bảo tính toàn vẹn khi thực hiện các thao tác như tạo, cập nhật, xóa.
    • Kiểm tra các truy vấn sẽ phản hồi sau thời gian bao lâu để có sự điều chỉnh phù hợp.
    • Kiểm tra ứng dụng web có hiển thị chính xác dữ liệu thử nghiệm được truy xuất từ Database không.

    Kiểm tra khả năng tương thích

    Muốn biết ứng dụng web của bạn có được hiển thị ở trên nhiều thiết bị khác nhau bạn cần tiến hành kiểm tra khả năng tương thích. Cụ thể là kiểm tra tính tương thích của ứng dụng web trên các trình duyệt và kiểm tra các website có hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành không.

    Kiểm tra hiệu suất

    Kiểm tra hiệu suất để đo lường tốc độ tải của website. Dưới đây là các hoạt động kiểm thử được áp dụng phổ biến nhất:

    • Kiểm tra ở các tốc độ kết nối khác nhau thì thời gian phản hồi của ứng dụng web sẽ như thế nào.
    • Kiểm tra để đảm bảo ứng dụng web vẫn hoạt động trong điều kiện tải bình thường và cao điểm.
    • Stress test website của bạn để xác định điểm ngắt của nó khi ở thời gian cao điểm.
    • Kiểm tra xem ở thời gian cao điểm ứng dụng web có xảy ra sự cố không và làm thế nào để khắc phục.
    • Đảm bảo bộ đệm phía trình duyệt và server được bật, kỹ thuật nén zip ổn định để giảm thời gian tải.

    Kiểm tra bảo mật

    Với các trang web thương mại điện tử thì vấn đề kiểm tra bảo mật rất cần thiết. Bởi lẽ những website này lưu trữ thông tin nhạy cảm, bí mật của khách hàng chẳng hạn như thẻ tín dụng. Các hoạt động kiểm tra gồm:

    • Kiểm tra quyền truy cập trái phép ở những website bắt buộc phải đăng nhập.
    • Với những file bị hạn chế nếu truy cập không được cấp quyền truy cập thì sẽ không thể tải xuống.
    • Trường hợp người dùng không hoạt động trong thời gian dài thì các phiên kiểm tra sẽ tự động ngắt.
    • Website phải chuyển hướng lại những trang SSL đã mã hóa khi dùng chứng chỉ SSL.

    Kiểm tra người dùng

    Để làm rõ những khiếm khuyết còn ẩn sâu bên trong ứng dụng web, bạn cần thực hiện kiểm tra người dùng. Những người này có thể được lựa chọn bất kỳ trong cộng đồng hoặc là một nhóm người trong công ty.

    Tổng kết

    Bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn 8 bước để thực hiện kỹ thuật Web Application Testing. Quá trình này đòi hỏi sự nghiên cứu, kỹ năng và phải tốn rất nhiều công sức. Vì vậy bạn hãy dành nhiều thời gian đầu tư để có được những sản phẩm web ứng dụng thật chất lượng nhé.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về nội dung bài viết trên, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.


    • website application testing
    • test trang web
    • kiểm thử web
    • web testing
    • test web

    Mua Hosting tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 5k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    website hosting

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !