- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Lưu trữ đám mây là có thể là một thuật ngữ mà nhiều người chưa từng nghe qua. Tuy nhiên đây lại là một khái niệm không những phổ biến mà còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Vậy lưu trữ đám mây là gì? Cách nó hoạt động như thế nào?
Bài viết dưới đây BKHOST sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời và cách thức mà công nghệ này hoạt động trong thế giới số của chúng ta.
Cloud Storage (lưu trữ đám mây) – mô hình lưu trữ đám mây cho phép các cơ sở dữ liệu được lưu trữ bởi hệ thống từ xa thông qua Internet. Loại lưu trữ này có nhiệm vụ mở rộng, quản lý và sao lưu các tài nguyên dựa trên hệ thống lưu trữ bên ngoài máy chủ được nhà cung cấp bên thứ 3 quản lý. Nhà cung cấp có nhiệm vụ tiếp nhận xử lý dung lượng được yêu cầu tăng hoặc giảm của các dữ liệu trên đám mây.
Đối với người dùng khi sử dụng lưu trữ đám mây sẽ không lựa chọn gói lưu trữ nội bộ. Vì thế, các nhà cung cấp đã khắc phục bằng cách đưa ra giải pháp giảm thiểu chi phí lưu trữ xuống mức tối ưu nhất để bổ sung vào các phiên bản nâng cấp khác.
Có ba tùy chọn lưu trữ đám mây chính dựa trên các mô hình truy cập khác nhau là công cộng, riêng tư và kết hợp.
Public Cloud là dịch vụ trả phí không giới hạn sử dụng lưu trữ và được mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp thế giới. Để sử dụng dịch vụ, người dùng sẽ phải thanh toán với nhà cung cấp theo mức tiêu thụ định kỳ hàng tháng. Đám mây công cộng được quản lý bởi S3, Amazon Glacier, Google Cloud Storage, Google Cloud Storage Nearline và Microsoft Azure
Private Cloud là mô hình triển khai riêng biệt được sử dụng trong lưu trữ nội bộ kết hợp với dịch vụ đám mây công cộng cho phép người dùng truy cập và sử dụng các tài nguyên lưu trữ hiệu quả. Dịch vụ này dành cho các công ty hoặc doanh nghiệp để quản lý truy cập vào các dữ liệu nhất định.
Hybird Cloud là sự kết hợp giữa lưu trữ đám mây và đám mây riêng cho phép hoạt động và khai thác dữ liệu linh hoạt trên cả hai nền tảng. Kiểu đám mây này có thể được lựa chọn sử dụng rộng rãi trên thị trường công nghệ.
Ví dụ: Doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trên đám mây lai để quản lý các tài nguyên và theo dõi lưu lượng hoạt động định kỳ.
Tuy nhiên kiểu đám mây này cũng có nhược điểm. Chi phí kiểu đám mây này khá tốn kém. Khi sử dụng cũng thường xuyên gặp vấn đề về kỹ thuật như bảo trì và sửa lỗi.
Ví dụ: Khi sử dụng đám mây công cộng để lưu trữ và xử lý các dự án cá nhân thường dễ dàng bị tiết lộ thông tin khi kết nối mạng không an toàn.
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có mặt hầu như khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Khi khách hàng đăng ký dịch vụ lưu trữ đám mây, các khía cạnh của bộ lưu trữ sẽ được chuyển hết cho bên nhà cung cấp quản lý. Các ứng dụng của khách hàng có thể truy cập dữ liệu đám mây được lưu trữ thông qua các giao thức lưu trữ truyền thống hoặc các chỉ báo lập trình ứng dụng (API) hoặc chúng cũng có thể được di chuyển lên đám mây.
Gói dịch vụ lưu trữ đám mây bao gồm bảo mật, dung lượng, máy chủ lưu trữ, tài nguyên, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng.
Có 3 loại lưu trữ đám mây:
Lưu trữ đám mây chia dữ liệu thành các khối nhỏ được gắn mã định danh và lưu trên hệ thống máy chủ. Chức năng của các khối này là cung cấp độ trễ, xử lý tài nguyên và công việc với hiệu suất cao.
Lưu trữ đám mây tích hợp các dữ liệu vào một tệp hoặc thư mục của ổ cứng máy chủ được kết nối với mạng NAS. Thao tác này cho phép người dùng sử dụng dữ liệu linh hoạt và hiệu quả như truy cập, truy xuất và định dạng.
Lưu trữ đối tượng bao gồm dữ liệu, siêu dữ liệu và mã nhận dạng. RESTful API cho phép lưu trữ các đối tượng dữ liệu và siêu dữ liệu vào tệp chỉ định được gắn kèm mã nhận dạng ID. ID có chức năng như một mã bảo mật cho phép người dùng tìm kiếm các nội dung nhất định.
Lưu trữ đối tượng cho phép hệ thống truy cập và phân tích các dữ liệu được lưu trữ ở định dạng gốc và có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, loại lưu trữ này có hiệu suất hoạt động tương đối chậm trên hệ thống. Các nhà cung cấp khắc phục vấn đề bằng cách bổ sung thêm một số tính năng vào phần mềm và phần cứng của lưu trữ đối tượng.
Ví dụ: Lưu trữ đám mây cung cấp một môi trường tệp để lưu trữ đối tượng cho phép các ứng dụng dễ dàng truy cập.
Lưu trữ đám mây hoạt động dựa trên hệ thống lưu trữ ổ cứng của các máy chủ được liên kết với nhau. Ngoài ổ cứng, các SSD cũng có tác dụng tạo ra các lưu trữ ảo với hiệu suất hoạt động cao trên lưu trữ đám mây.
Thanh toán theo lưu lượng sử dụng: Khi đăng ký gói lưu trữ đám mây, người dùng chỉ cần trả phí định kỳ cho những lưu trữ mà họ sử dụng và có thể xoá bỏ những không gian lưu trữ rác. Chi phí này giúp bạn tiết kiệm một khoản tương đối so với việc duy trì hệ thống nội bộ.
Thanh toán tiện ích: Tương tự như trên, sử dụng càng ít lưu lượng thì mức phí phải trả sẽ càng ít. Lưu trữ đám mây được nhà cung cấp bổ sung thêm lưu lượng so với ban đầu nhằm đảm bảo mức sử dụng của người dùng và không phát sinh thêm chi phí.
Tính khả dụng trên toàn cầu: Dịch vụ lưu trữ đám mây hoạt động trên hầu hết các hệ thống thiết bị công nghệ mọi lúc, mọi nơi.
Dễ sử dụng: Dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép truy cập trên mọi nền tảng công nghệ hiện tại. Tất cả người dùng từ cá nhân đến các tổ chức đều có thể tạo và sử dụng lưu trữ đám mây trên thiết bị máy tính của mình.
Bảo mật ngoài trang web: Bảo mật ngoài trang web cho phép người dùng sao lưu các bản dữ liệu giữa các vị trí máy chủ với nhau một cách an toàn. Để khắc phục vấn đề lưu trữ đám mây nội bộ có dung lượng lưu trữ giới hạn, các nhà cung cấp kích hoạt tính năng bật, tắt dung lượng để sử dụng dịch vụ linh hoạt hơn.
Bảo mật: Bảo mật dữ liệu là vấn đề được người dùng lựa chọn hàng đầu khi sử dụng bất cứ dịch vụ công nghệ nào. Điều đáng lo ngại là một khi dữ liệu rời khỏi cơ sở của một công ty sẽ không còn có quyền kiểm soát cách dữ liệu được xử lý và lưu trữ.Các nhà cung cấp bổ sung thêm tính năng cho bảo mật như xác thực đa yếu tố, lưu trữ dữ liệu đa vị trí, mở rộng bảo mật vật lý,…
Truy cập dữ liệu: Lưu trữ đám mây có tính năng duy trì quyền truy cập của người dùng trên các dữ liệu. Điều này sẽ làm tăng thời gian sử dụng lưu lượng dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí.
Suy giảm hiệu suất: Nếu như có quá nhiều lượt truy cập vào dữ liệu tại một thời điểm sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của lưu trữ đám mây.
Phát sinh chi phí: Sử dụng càng nhiều dung lượng lưu trữ đám mây thì chi phí càng tăng.
Hãy thực hiện các bước sau để kiểm tra về mức độ hiệu quả của lưu trữ đám mây:
Lưu trữ đám mây được sử dụng để khắc phục lỗi, lưu trữ và sao lưu dữ liệu. Việc được sử dụng lưu trữ đám mây cho DevOps không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho tổ chức và doanh nghiệp mà còn hỗ trợ nhà cung cấp phát triển và thử nghiệm các dự án.
Lưu trữ đám mây được sử dụng để lưu trữ các ứng dụng nhằm tăng hiệu suất hoạt động và bảo mật tốt hơn. Bộ nhớ trên lưu trữ đám mây giúp các công ty lớn dễ dàng giải quyết vấn đề về khối lượng lớn của dữ liệu công việc hoặc dự án.
Lưu trữ đám mây đặc biệt cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng bộ hoá, đảm bảo các tệp được lưu trữ cục bộ và chia sẻ các tệp trên hệ thống.
Ngoài một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây nổi tiếng như Amazon Web Services, Google và Microsoft Azure, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ truyền thống cũng phát triển về đám mây như Dell EMC, Hewlett Packard Enterprise, Hitachi Data Systems, IBM và NetApp để cung cấp và giám sát việc sử dụng.
Ví dụ: Box/Dropbox là dịch vụ lưu trữ đám mây giữa doanh nghiệp với người dùng B2C, doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B.
Nhìn chung những lợi ích mà lưu trữ đám mây đem lại cho cuộc sống công nghệ 4.0 hiện nay của chúng ra rất nhiều. Lưu trữ đám mây giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn trong việc lưu trữ, sao chép và chia sẻ chúng tới bất cứ đâu mà bạn muốn.
Đó là những điều cơ bản về lưu trữ đám mây mà BKHOST đã giúp bạn tìm hiểu. Đây có thể xem là một thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ngoài ra vẫn còn nhiều vấn đề khác trong việc lưu trữ dữ liệu đang được thế giới ứng dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những khái niệm đó, hãy để lại bình luận ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.