Nội dung bài viết
#

Load Testing là gì? Các bước thực hiện Load Testing

Nội dung bài viết

    Load testing là một phần quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm, vì nó giúp chúng ta đảm bảo rằng hệ thống hoặc ứng dụng có thể hoạt động mượt mà và đáp ứng được yêu cầu của người dùng trong môi trường thực tế. Trong bài viết này, BKHOST sẽ cùng tìm hiểu về load testing là gì, các bước thực hiện Load Testing và lợi ích mà nó có thể mang lại cho hệ thống hoặc ứng dụng của chúng ta.

    Load Testing là gì?

    Load Testing la gi

    Load testing là một loại kiểm tra tính khả dụng của hệ thống hoặc một ứng dụng bằng cách tạo ra một lượng lớn truy vấn hoặc yêu cầu cho nó trong thời gian ngắn để xem xét nó có khả năng xử lý được khối lượng này hay không.Load Testing này được sử dụng phổ biến cho Client/Server, các ứng dụng dựa trên Web, Internet hay mạng nội bộ.

    Mục đích của việc load testing là để đảm bảo rằng hệ thống hoặc ứng dụng có thể hoạt động mượt mà và đáp ứng được yêu cầu của người dùng trong môi trường thực tế, đặc biệt là trong thời điểm cao điểm của truy cập. Load testing là một phần quan trọng của quy trình phát triển phần mềm và được sử dụng để đảm bảo rằng hệ thống hoặc ứng dụng có thể chịu đựng khối lượng truy cập tốt nhất có thể mà không bị gián đoạn hoặc bị treo.

    Các bước thực hiện Load Testing

    Quá trình Load Testing được thực hiện với các bước như sau:

    • Thiết lập môi trường kiểm tra chuyên dụng.
    • Xác định các vấn đề.
    • Load Test Scenario.
    • Đáp ứng các yêu cầu của Load Testing trên ứng dụng như dữ liệu, lượng truy cập tối đa, tốc độ kết nối, hệ điều hành và trình duyệt hay các cấu hình khác như Web, ứng dụng và DB Server.
    • Giám sát và chạy thử Test Scenario để thu thập số liệu.
    • Phân tích kết quả được thu thập.
    • Chỉnh sửa hệ thống.
    • Kiểm tra lại.

    Tại sao nên sử dụng Load Testing?

    Dưới đây là một số lý do nên sử dụng Load Testing:

    • Load Testing cung cấp độ tin cậy và hiệu suất hoạt động tốt cho hệ thống.
    • Giúp phát hiện các vấn đề tắc nghẽn trong những tình huống vượt quá lưu lượng truy cập.
    • Cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất để khắc phục các vấn đề về hiệu suất.
    • Cung cấp chiến lược bổ sung hỗ trợ quản lý hiệu suất và giám sát môi trường sản xuất.

    Mục tiêu của Load Testing

    Load Testing được triển khai nhằm thực hiện các nhiệm vụ xác định các vấn đề của ứng dụng trước khi nó hoạt động thực tiễn. Cụ thể như sau:

    • Thời gian cần thiết cho mỗi giao dịch.
    • Hiệu suất của các thành phần hệ thống và cơ sở dữ liệu dưới các tải trọng khác nhau.
    • Độ trễ mạng giữa Client và Server.
    • Các vấn đề về thiết kế phần mềm.
    • Các vấn đề về cấu hình như Web Server, Application Server hay Database Server.
    • Các vấn đề về giới hạn phần cứng như tối ưu hóa CPU, giới hạn bộ nhớ hoặc tắc nghẽn mạng.

    Load testing sẽ xác định các vấn đề trên đây để chỉnh sửa phần cứng và phần mềm giúp cải thiện hiệu suất hoạt động cho hệ thống.

    Ưu và nhược điểm của Load testing

    Một số ưu nhược điểm của Load testing:

    Ưu điểm

    • Phát hiện các vấn đề về hiệu xuất trước khi chạy đưa vào hoạt động.
    • Cải thiện khả năng mở rộng của hệ thống.
    • Giảm thiểu các rủi ro về thời gian tải của hệ thống.
    • Tiết kiệm chi phí triển khai.
    • Cải thiện trải nghiệm của người dùng.

    Nhược điểm

    • Load testing yêu cầu các nhà lập trình cần có đầy đủ kiến thức về cách sử dụng công cụ hỗ trợ.
    • Các công cụ hỗ trợ thường có chi phí sử dụng cao.

    Một số lưu ý khi thực hiện Load Testing

    Dưới đây là một số bước hướng dẫn về Load Testing:

    • Để Load Testing đem lại hiệu quả tốt nhất như ổn định các tính năng cho ứng dụng, trước tiên bạn cần lên kế hoạch cụ thể.
    • Đảm bảo số lượng dữ liệu có thể sẵn sàng hoạt động.
    • Lưu lượng truy cập cần được xác định cụ thể đối với từng tập lệnh.
    • Tiết kiệm dung lượng IO của đĩa bằng cách bỏ qua bước thiết lập nhật ký.
    • Không tải xuống các hình ảnh trong trang web.
    • Đo và so sánh thời gian tải ở nhiều lần chạy thử nghiệm khác nhau để tìm ra tính nhất quán chung.

    Sự khác biệt giữa Load Testing và Stress Testing

    Load Testing được sử dụng để xác định các vấn đề tắc nghẽn trong hệ thống dựa trên khối lượng công việc. Đồng thời giúp kiểm tra tình trạng của hệ thống khi lưu lượng truy cập tăng. Còn Stress Testing được sử dụng để xác định các lỗi hệ thống và đánh giá sự hoạt động của hệ thống máy tính.

    Sự khác biệt giữa Functional Testing và Load Testing

    • Về kết quả chạy thử nghiệm: Functional Testing thường dễ dàng thu thập và dự đoán trước dựa vào các thao tác triển khai được thiết lập sẵn. Còn đối với Load Testing thì không thể.
    • Đối với Functional Testing khi chạy nhiều lần thử nghiệm sẽ cho ra kết quả gần giống nhau. Còn Load Testing có sự thay đổi nhiều hơn.
    • Functional Testing có tần suất hoạt động cao hơn so với Load Testing.
    • Kết quả của Functional Testing phụ thuộc và dữ liệu thử nghiệm, còn kết quả của Load Testing phụ thuộc vào lưu lượng truy cập.

    Công cụ Load Testing

    Hai loại công cụ Load testing được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:

    LoadNinja

    LoadNinja là một công cụ Load Testing được triển khai hoạt động dựa trên đám mây. Nó cho phép các nhóm có thể thực thi một số thao tác như ghi lại và phát lại các bài thử nghiệm trên trình duyệt với quy mô lớn. Trong đó, các nhóm này có thể tăng phạm vi chạy thử nghiệm và giảm thiểu thời gian tải hơn 60%.

    Loadrunner

    Loadrunner là công cụ được cung cấp bởi HP có khả năng kiểm tra các ứng dụng trong điều kiện tải thường và cao điểm. Cụ thể, nó có thể mô phỏng lưu lượng mạng thông qua việc thiết lập người dùng ảo. Quá trình mô phỏng thời gian thực này giống như môi trường sản xuất và đưa ra kết quả đồ họa.

    Tổng kết về Load testing

    Load testing là công cụ kiểm tra phần mềm giúp cải thiện hiệu suất hệ thống tốt hơn. Đồng thời nó cũng cung cấp khả năng mở rộng và tính ổn định của ứng dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có thể nắm được các bước kiểm tra hỗ trợ tối ưu hóa hệ thống hiệu quả nhất.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Load testing, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    cloud server giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !