Nội dung bài viết
#

Lỗ hổng Zero-day là gì? Các biện pháp phòng tránh hiệu quả

Nội dung bài viết

    Các lỗ hổng bảo mật luôn là vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực CNTT mà các nhà phát triển luôn tìm cách ngăn chặn và khắc phục tốt nhất.

    Cụ thể, tin tặc thường lợi dụng lỗ hổng Zero-day để khai thác dữ liệu từ hệ thống người dùng. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn được các cuộc tấn công đó và hạn chế những rủi ro lớn mà nó mang lại?

    Hãy cùng BKHOST tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

    Zero-day là gì?

    Zero-day la gi

    Lỗ hổng zero-day là một lỗ hổng bảo mật mà các nhà sản xuất phần mềm chưa biết tới và chưa cung cấp bản vá lỗi cho những lỗ hổng này. Do đó, những kẻ tấn công có thể tận dụng lỗ hổng này để xâm nhập vào hệ thống, tấn công và chiếm quyền kiểm soát hệ thống.

    Zero-day Attack là gì và nó hoạt động như thế nào?

    Tin tặc luôn tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật từ các phần mềm để tấn công và khai thác các dữ liệu quan trọng. Do đó, các nhà phát triển phần mềm luôn tập trung tìm kiếm và khắc phục các lỗ hổng bằng cách tạo ra bản cập nhật mới.

    Tuy nhiên, hầu hết các lỗ hổng này đều bị kẻ tấn công phát hiện ra trước và tiến hành khai thác dữ liệu trước khi nhà phát triển thực thi biện pháp khắc phục. Cụ thể, tin tặc sẽ sử dụng Code Exploit để viết và triển khai một đoạn code tấn công bất kỳ.

    Khi phát hiện ra các Zero-day Vulnerability, kẻ tấn công sẽ tiếp cận bằng cách gửi một Email giả mạo đến hệ thống của người dùng nạn nhân. Nội dung trong Email đó bao gồm các liên kết hoặc tệp đính kèm độc hại. Nếu người dùng nhấp chọn vào nó ngay lập tức sẽ bị điều hướng đến một trang web độc hại hay tải xuống phần mềm rác mà kẻ tấn công đã thiết lập sẵn để đánh cắp dữ liệu.

    Các nhà phát triển phần mềm mất khá nhiều thời gian để phát hiện ra Vulnerability. Ngay cả các bản vá lỗi Zero-day cũng không có khả năng phát hiện nhanh chóng các lỗ hổng này. Trong khi đó, các tin tặc ngày càng tinh vi hơn trong việc khai thác lỗ hổng bảo mật.

    Exploit có thể được bán với số tiền lớn trên các Web đen. Do đó, nếu như thành công xâm nhập vào hệ thống máy tính hoặc mạng thì tin tặc sẽ ngay lập tức thu thập các dữ liệu quan trọng hoặc chờ đợi thời điểm thích hợp nhất để hành động.

    Các đối tượng thực hiện các lỗ hổng Zero-day?

    Những kẻ tấn công lợi dụng các lỗ hổng Zero-day để tấn công hệ thống và các đối tượng với mục đích khác nhau. Cụ thể như sau:

    • Cybercriminal là các tin tặc tấn công phần mềm nhằm chuộc lợi về tài chính.
    • Hacktivist là những kẻ tấn công nhắm đến các dữ liệu và thông tin liên quan đến xã hội hoặc chính trị.
    • Corporate espionage là những kẻ tấn công nhắm đến các thông tin của công ty hoặc doanh nghiệp.
    • Cyberwarfare là cuộc tấn công mạng mà tin tặc nhắm đến từ quốc gia hay khu vực khác.

    Zero-day Exploit nhắm đến các đối tượng tấn công nào?

    Kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng Zero-day để khai thác nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

    Các hệ thống phổ biến

    Các đối tượng nạn nhân

    • Người dùng sử dụng hệ thống không được bảo mật nghiêm ngặt như trình duyệt web.
    • Các tài khoản cá nhân có quyền truy cập vào những dữ liệu kinh doanh có giá trị cao.
    • Các thiết bị phần cứng, phần mềm, chương trình cơ sở và Internet of Things.
    • Các doanh nghiệp, tổ chức lớn hay các cơ quan chính phủ, chính trị và quốc gia.

    Các loại tấn công Zero-day

    Targeted Zero-day là các cuộc tấn công có mục tiêu nhắm vào các đối tượng có giá trị tiềm năng như tổ chức, cơ quan hay cá nhân nổi tiếng.

    Non-targeted zero-day là các cuộc tấn công không có mục tiêu nhắm vào các đối tượng nạn nhân không có khả năng bảo vệ cao như hệ điều hành và trình duyệt.

    Cách xác định các cuộc tấn công Zero-day

    Hiện nay, các lỗ hổng Zero-day ngày càng được triển khai với nhiều dạng khác nhau khó bị phát hiện ra. Chẳng hạn như thiếu mã hóa dữ liệu, thiếu quyền, thuật toán hỏng, lỗi hệ thống hay sự cố bảo mật. Một số phương pháp giúp phát hiện lỗ hổng 0-day như sau:

    • Dựa vào giới hạn số lượng của cơ sở dữ liệu hiện tại để phát hiện ra lỗ hổng Zero-day. Nếu như có phần mềm độc hại đang tồn tại trên hệ thống thì cơ sở dữ liệu đó sẽ lập tức thông báo sự cố về hệ thống.
    • Sử dụng các kỹ thuật phát hiện các hành vi khai thác của phần mềm độc hại Zero-day trên hệ thống mục tiêu. Phương pháp này sẽ bỏ qua việc kiểm tra mã của các tệp đến và tiến hành xem xét quá trình tương tác giữa chúng và hệ thống.
    • Machine Learning có khả năng ghi lại các dữ liệu từng bị khai thác để so sánh với các dữ liệu hiện tại trên hệ thống. Nếu phát hiện ra các vấn đề đáng ngờ thì hệ thống đã bị tấn công bởi Zero-day.

    Cách phòng tránh lỗ hổng zero-day

    Để phòng tránh lỗ hổng zero-day, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

    • Cập nhật phần mềm thường xuyên: Các nhà sản xuất phần mềm sẽ cung cấp bản vá lỗi cho các lỗ hổng bảo mật khi phát hiện ra chúng. Do đó, để đảm bảo an toàn thông tin, chúng ta cần cập nhật phần mềm định kỳ.
    • Sử dụng phần mềm bảo mật: Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm bảo mật để ngăn chặn các tấn công từ các lỗ hổng bảo mật.
    • Hạn chế cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc: Chúng ta nên tránh cài đặt các phần mềm từ các nguồn không rõ nguồn gốc, tránh bị nhiễm virus và tấn công từ lỗ hổng zero-day.
    • Sử dụng trình duyệt web an toàn: Chúng ta có thể sử dụng các trình duyệt web an toàn như Chrome, Firefox để ngăn chặn các tấn công từ lỗ hổng zero-day.
    • Sử dụng thiết bị IoT an toàn: Với sự phát triển của Internet of Things, các thiết bị IoT cũng có thể bị tấn công từ lỗ hổng zero-day. Để đảm bảo an toàn thông tin, chúng ta cần sử dụng các thiết bị IoT được thiết kế với các tính năng bảo mật cao và cập nhật phần mềm định kỳ.

    Tổng kết

    Trên đây là một số thông tin về lỗ hổng zero-day và cách phòng tránh ra sao. Để đảm bảo an toàn thông tin, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như cập nhật phần mềm định kỳ, sử dụng phần mềm bảo mật, hạn chế cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, sử dụng trình duyệt web an toàn và sử dụng thiết bị IoT an toàn. Qua đó, chúng ta sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị tấn công từ lỗ hổng zero-day và đảm bảo an toàn thông tin cho bản thân và doanh nghiệp.

    Mua Hosting tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 5k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    host website

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !