Nhiệm vụ của mỗi lập trình viên Full Stack Developer là có thể triển khai và phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Làm thế nào để có thể trở thành một Full Stack Developer giỏi? Hay nền tảng để tham gia vào Full Stack Developer là gì? Hãy cùng BKHOST tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Full Stack Developer là gì?
Full Stack Developer là một thuật ngữ để chỉ những lập trình viên có khả năng thực hiện nhiều mảng công việc trong lập trình. Hỗ trợ các công việc như phát triển web, phát triển phần mềm hay quản lý thời gian. Đây là hình thức tập trung vào một mục đích công việc chung chứ không chỉ riêng một nhà phát triển Backend hay Front End.
Full Stack Developer làm gì?
Full Stack Developer là người làm việc với Back End ở server side hoặc Front End ở client side. Các nhà phát triển Full Stack cần có các kỹ năng chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ sở dữ liệu, thiết kế đồ hoạ hay quản lý UI / UX.
Nhiệm vụ của Full Stack Developer
- Hỗ trợ thiết kế và phát triển phần mềm.
- Giúp tối ưu hóa phần mềm bằng cách kiểm tra và gỡ lỗi định kỳ.
- Clean code ở Frond End và Back End trong phần mềm.
- Thiết kế các mục tương tác giữa ứng dụng web và người dùng.
- Triển khai máy chủ và cơ sở dữ liệu cho back end của phần mềm.
- Thiết lập khả năng tương thích và tối ưu hoá đa nền tảng.
- Hỗ trợ kiểm tra và duy trì các triển khai đáp ứng yêu cầu của ứng dụng.
- Bổ sung các tính năng mới cho phần mềm.
- Phát triển các API và RESTful services.
- Nắm vững cách sử dụng các công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa phần mềm tốt hơn.
- Để lại các kinh nghiệm công nghệ cho những người đi sau.
- Cân nhắc bảo mật, bảo trì và khả năng mở rộng trong quá trình phát triển.
Khi nào nên sử dụng Full Stack Developer?
Full Stack Developer phụ thuộc vào kích thước và khả năng mở rộng của phần mềm. Chẳng hạn như có một nhóm trò chơi độc lập với một số người cùng nhau tạo ra một mô hình bất kỳ. Đó có thể là một nhà phát triển Back End/Front End hay các điều kiện cần thiết cho dự án phát triển. Hay với một ứng dụng web có khả năng mở rộng quy mô lớn đòi hỏi đến cộng đồng người tham gia như nhà phát triển Back End, Front End và Full Stack.
So sánh Front End, Back End và Full Stack Web Developers
Trong khi Back End Web Developers và Front End Developers cùng thực hiện các nhiệm vụ xử lý. Thì Full Stack Web Developer chịu trách nhiệm xử lý gấp đôi số nhiệm vụ đó.
Có nhiều trường hợp cho thấy các điểm tương đồng giữa Front End Developer và Back End Developer. Vì vậy, các mục tiêu cần biết nhiệm vụ của Front End and Back End Developers để yêu cầu hỗ trợ từ Full Stack Developer.
Front End Developers
- Hỗ trợ xử lý giao diện và hệ thống hướng tới đối tượng người dùng.
- Cho phép phát triển điều hướng, giao diện và các hình ảnh.
- Tập trung vào trải nghiệm thực tế.
- Sử dụng HTML, CSS3 và JavaScript.
Back End Developers
- Giúp xử lý máy chủ và cơ sở dữ liệu trên ứng dụng.
- Triển khai các khung hỗ trợ quá trình phát triển front end development.
- Sử dụng Python, Ruby và PHP.
- Giúp lưu trữ thông tin người dùng vào cơ sở dữ liệu.
Full Stack Developers
- Sử dụng các kỹ năng phát triển web hỗ trợ Front End và Back End.
- Ngăn chặn tình trạng chồng chéo giữa Front End và Back End.
- Sử dụng các ngôn ngữ mã hoá kết hợp với MySQL và các machine learning.
- Đảm bảo các trải nghiệm người dùng diễn ra suôn sẻ.
Giáo dục và nền tảng trở thành Full Stack Developer
Full Stack Developer bao gồm những lập trình viên có nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực. Các yêu cầu nhất định về kiến thức và kinh nghiệm từ Full Stack Developer phụ thuộc vào các nhà tuyển dụng và mục đích của họ.
Nền tảng học vấn
- Yêu cầu lập trình viên có bằng cao đẳng về khoa học máy tính, lập trình máy tính, lập trình phần mềm, thống kê hay các lĩnh vực khác. Hay có một số Full Stack Developer yêu cầu bằng thạc sĩ hoặc cao hơn.
- Chương trình đào tạo chuyên sâu về nhà phát triển web cũng là cách để tìm hiểu về các kỹ năng trong Full Stack Developer.
Nền tảng kinh nghiệm làm việc
- Các kinh nghiệm về thực tế sẽ là nền tảng cho các lập trình viên đảm bảo có thể đảm nhận được các công việc.
- Các kinh nghiệm có được thông qua quá trình làm việc hoặc các triển khai liên quan khác.
- Một số nhà tuyển dụng yêu cầu lập trình viên có ít nhất ba năm kinh nghiệm với một số ngôn ngữ mã hoá như HTML, CSS và JavaScript.
Các kỹ năng và công cụ được sử dụng bởi Full Stack Web Development
Để đầu tư cho công việc hãy tập trung vào các điểm mạnh kỹ thuật và điều chỉnh sơ yếu lý lịch để thể hiện rõ nhất các kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng như:
- Các ngôn ngữ lập trình Front End như HTML, Javascript và CSS.
- Các ngôn ngữ lập trình Back End như Python, Ruby và PHP.
- Hệ thống kiểm soát phiên bản Git và GitHub.
- Các giao thức HTTP và API như REST/SOAP.
- Các giải pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu như JSON, SQL và NoSQL.
- Kỹ năng thiết kế đồ họa và giao tiếp bằng hình ảnh.
- Máy chủ Apache hoặc nginx.
Đặc điểm của Full Stack Developer hoàn chỉnh
Một số đặc điểm tạo nên một Full Stack Developer:
Quản lý thời gian
Full Stack Developer được xem là những người đa nhiệm của nhà phát triển web với khả năng di chuyển liên tục giữa Back End và Front End. Điều này hỗ trợ cho các công việc luôn được hoàn thành đúng thời hạn.
Niềm đam mê
Công việc phát triển web khá thú vị và phù hợp với những người đam mê công nghệ. Với cách gõ một chuỗi các chữ cái lên màn hình máy tính để tạo một ứng dụng web bất kỳ và cho phép người dùng tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy là các Great Full Stack Developer rất muốn tìm hiểu về lĩnh vực này và cách mà người dùng tương tác với ứng dụng web.
Sự tỉ mỉ
Mỗi một Full Stack Developer đều có sự tỉ mỉ và cẩn thận bằng cách kiểm tra vài lần trước khi công việc được gửi đi.
Sự sáng tạo
Full Stack Developer sẵn sàng tư duy ở mức độ cao nhất để đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các ứng dụng web được hoàn chỉnh hơn.
Sự liên kết logic
Full Stack Developer là sự kết hợp giữa Back-end và Front-end. Để giữ mọi thứ gắn kết, họ cần phải là người giao tiếp có kỹ năng cả bằng văn bản và giao tiếp bằng lời nói.
Thu nhập của các Full Stack Developer
Mức lương trung bình của một Full Stack Developer là 75.057 đô la ở Hoa Kỳ và 4.300 đô la tiền thưởng mỗi năm. Thậm chí, tương lai Full Stack Developer mong muốn sẽ tăng lên 6 con số. Ngoài ra, các Full Stack Developer này luôn có chế độ làm việc tự do và cả việc trả lương của họ theo cách đó.
Tổng kết về Full Stack Developer
Như vậy, thông qua bài viết trên đây bạn đã hiểu hơn về Full Stack Developer chưa nào. Để trở thành một Full Stack Developer cần có các kiến thức và nền tảng nhất định. Một bài viết này sẽ không thể hướng dẫn bạn chi tiết được nên để tìm hiểu rõ hơn thì bạn cần nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Vì vậy bạn hãy dành thời gian để tìm tòi học hỏi để có thể xử lý được tất cả những công việc liên quan đến Full Stack Developer nhé.
Nếu bạn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Full Stack Developer, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
- full stack web developer là gì
- full stack developer là gì
- lập trình full stack là gì