IOPS là đơn vị đo lường được sử dụng cho hệ thống lưu trữ. IOPS cho biết 1 tác vụ Read/Write được xử lý trong vòng 1 giây. Với một hệ thống lưu trữ tốc độ IOPS càng cao thì công việc xử lý dữ liệu lại càng tốt, đặc biệt với các ứng dụng phần mềm có yêu cầu xử lý nhiều tác vụ như ERP doanh nghiệp.
Đó là khái niệm cơ bản mà đa phần người dùng biết tới IOPS, để hiểu rõ hơn về IOPS là gì và tại sao chúng quan trọng như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
IOPS là gì?
IOPS được viết tắt bởi cụm từ Input – output operation per second được hiểu nôm na là 1 truy cập đọc và viết với mỗi giây.
Đối với các thiết bị lưu trữ file thì băng thông chính là thông số quan trọng nhất. Còn các thiết bị cho đám mây Cloud thì IOPS quyết định độ nhạy và nhanh của máy ảo.
Đây cũng là giá trị cho phép người dùng xác định trước máy ảo của mình kiểm soát được bao nhiêu hoạt động nhập và xuất được phép cùng 1 lúc trên máy ảo. Sau khi đã đạt được đến ngưỡng cho phép, máy chủ ảo có thể bắt đầu điều tiết các hoạt động này để tạo ra các yêu cầu và quá trình đợi chờ. Điều này làm gia tăng tải máy chủ cho đến khi những yêu cầu được xử lý hết. Các quá trình đợi chờ trong khoảng thời gian này đều bị ảnh hưởng IOWait.
IOPS quan trọng như thế nào?
Đối với điện toán đám mây – nơi mà tài nguyên của phần cứng được chia sẻ để dùng chung với nhiều người khác, IOPS quyết định tới độ nhanh và nhạy của volume. Lý do cũng bởi bản chất IOPS càng cao thì càng nhiều thao tác có thể thực hiện đồng thời cùng một lúc, đồng nghĩa với tốc độ xử càng nhanh. Điều này dẫn đến tốc độ hoạt động ứng dụng của người dùng.
Về cơ bản thì IOPS xác định tốc độ hoạt động của ổ đĩa cứng với tộc độ càng nhanh càng tốt với các lý do như sau:
- Đầu tiên các bạn cần hiểu số lượng IOPS mà hệ thống của mình cần. Bắt đầu bằng việc lấy 1 con số thực tế trên hệ thống của bạn. Sau đó đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: “Mất bao nhiêu thời gian để máy chủ hiện tại của bạn có thể xử lý các yêu cầu? Có bao nhiêu lõi CPU và bộ nhớ được cấp phát ở trên môi trường hiện tại của mình? CPU của người dùng phải tải bao nhiêu ở khoảng thời gian đỉnh điểm của ngày? Có bao nhiêu quá trình hoạt động đang chạy và nó chạy ra sao?,…”
- Google tuyến bố rằng tốc độ tải trang là 1 trong các yếu tố quyết định tới thứ hạng của website. Vì vậy, các trang web nhanh hơn đương nhiên sẽ có thứ hạng tốt hơn. Hơn nữa, các website sở hữu tốc độ tải nhanh hơn sẽ có xu hướng bán được nhiều hàng hơn bởi người dùng luôn yêu thích trải nghiệm tốc độ tải trang nhanh chóng và an toàn. Có vô vàn cách tăng tốc độ 1 trang web nhưng cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất đó là chuyển sang hosting SSD.
- Đừng quá chú trọng tới sự khác nhau giữa các chỉ số IOPS giữa các công ty khác nhau. Thông số này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại hoạt động, kích thước của khối máy chủ, số yêu cầu và trọng lượng của những yêu cầu đó. Điều quan trọng nữa khi đi thuê dịch vụ có cam kết dịch vụ đó là người dùng cần biết về cách các yêu cầu đó được thực hiện. Tỷ lệ đọc/ghi là gì? Những điểm đặt mà yêu cầu được điều tiết như thế nào?
IOPS ảnh hưởng tới việc xử lý dữ liệu như thế nào?
Trên thực tế thì các phần mềm ERP khi bắt đầu đi vào hoạt động thường sẽ xảy ra tình trạng nghẽn cổ chai do có quá nhiều tác vụ cần được xử lý. Đặc biệt là thời kỳ cuối tháng có nhiều báo cáo và số liệu cần được xử lý.
IOPS quyết định tốc độ xử lý của dữ liệu. Thông số IOPS càng cao thì càng có nhiều thao tác được thực hiện cùng một lúc và tốc độ xử lý càng nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cả hệ thống ERP đặc biệt với các phần mềm được triển khai ở nhiều chi nhánh vào cuối tháng.
Ngoài thông số IOPS quan trọng, các IT system admin cần phải chú ý tới các thông số khác như CPU, tốc độ xử lý RAM,… Toàn bộ các thông số này cần được đồng bộ để đảm bảo 1 hệ thống ERP ổn định và đáp ứng việc xử lý nhiều tác vụ trong công ty/doanh nghiệp.
IOPS ảnh hưởng thế nào tới Cloud Server?
Sự xuất hiện của nền tảng điện toán đám mây và sự phụ thuộc ngày càng cao của các doanh nghiệp để lưu trữ và chia sẻ thông tin trên đó đã buộc chúng phải nhìn sâu hơn về khía cạnh tối đa IO để tăng hiệu suất làm việc của hệ thống. Hơn nữa khi có càng nhiều doanh nghiệp tiếp tục chuyển sang ảo hóa và đám mây, việc tìm hiểu thêm các yếu tố tối đa hóa lợi ích của điện toán đám mây lại càng quan trọng.
Tầm quan trọng của nó tới Cloud Server
Những nền tảng được xây dựng trên điện toán đám mây được tải với 1 số lượng IOPS nhất định để hỗ trợ khối lượng công việc lớn trên hệ thống. Thậm chí với 1 máy chủ Microsoft Windows không hoạt động cũng có thể tiêu thụ khoảng 30 IOPS.
Người dùng nên biết các giới hạn của hệ thống và theo dõi hiệu suất hoạt động của IOPS một cách chặt chẽ để biết rằng bạn có thể mở rộng khả năng của nền tảng đám mây tới đâu. Điều này cũng vô cùng cần thiết để tránh tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng của hệ thống.
Kiểm soát nhiều khía cạnh khác nhau của điện toán đám mây và IOPS
Mỗi đơn vị kinh doanh cần lên kế hoạch cho IOPS trong môi trường tương ứng. Cụ thể như một máy chủ blog sẽ có mức IOPS thấp tuy nhiên cơ sở dữ liệu lại cao cấp, thực hiện được nhiều giao dịch và chiếm một phần đáng kể năng lực IOPS của bạn ngay cả trong những giờ cao điểm.
Trong trường hợp người dùng đang cố gắng sao lưu dữ liệu của mình trong đám mây, bạn có thể chiếm được nhiều hoạt động của IO mà không hề biết về nó. Để xác định được điều này, hãy theo dõi lưu luowgj IOPS và các bản ghi trong trung tâm quản lý và vận hành của bạn. Thực tế thì đây là điều cần thiết cho mọi tổ chức, đặc biệt là những dịch vụ đám mây có thể mở rộng được.
Các yếu tố cần xem xét trước khi dùng dịch vụ đám mây
Cơ sở dữ liệu phải được người dùng truy cập với số lần tối đa. Thậm chí lên tới 1 nghìn lần/1 giây hoặc gây ra lưu lượng truy cập tối đa mới có thể kiểm tra được IOPS bị ảnh hưởng như thế nào.
Kiểm tra các bản ghi sao lưu bởi chúng có thể có tác dụng giảm thiểu tối đa các mức IOPS khi cần. Điều này giúp các dịch vụ đám mây của bạn vận hành một cách trơn tru.
Đối với trường hợp máy chủ của bạn bắt đầu sử dụng SWAP, phương án tốt nhất đó là tăng RAM cho máy ảo liên quan để có thể loại bỏ việc sử dụng SWAP đồng thời làm tăng IOPS một cách đáng kể.
Chìa khóa để cung cấp hiệu suất ứng dụng chất lượng đó là sự hòa hợp của IOPS cao và độ trễ thấp (latency). Điều đáng chú ý ở đây đó là khi một ứng dụng hoặc một chuẩn thử nghiệm sẽ tạo ra một hệ thống lưu trữ. Nó có thể tiếp tục cung cấp IOPS cao vỡi mức độ trễ cao hơn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu năng của hệ thống thực. Vì vậy, những nhà cung cấp điện toán đám mây nên đảm bảo họ thực hiện các bước cần thiết để có thể tăng cường IOPS. Đặc biệt, việc hiểu làm thế nào để tối ưu hóa IOPS là điều vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công của việc dùng các dịch vụ điện toán mây đảm bảo lợi ích của một doanh nghiệp.
Có cần cam kết IOPS khi sử dụng dịch vụ Cloud hay không?
Việc dùng dịch vụ Cloud có cam kết IOPS sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc của hệ thống. Khi IOPS càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh và số tác vụ được xử lý cũng sẽ nhiều hơn. Đương nhiên hiệu năng làm việc lúc này của ứng dụng trên dịch vụ Cloud cũng sẽ cao hơn. Khi khách hàng cam kết IOPS những dịch vụ sử dụng tốc độ cao như dữ liệu hay các phần mềm quản lý tập trung,… sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên không phải nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nào cũng cung cấp dịch vụ cam kết IOPS, nếu có chỉ cam kết ở mức trung bình. Vì vậy, bạn hãy sử dụng dịch vụ cam kết IOPS ở mức nhỏ nhất bởi khi đó hệ thống sẽ được đảm bảo hiệu năng làm việc tốt nhất ngay cả khi IOPS ở mức thấp, trung bình cho tới các ứng dụng tốc độ IOPS cao.
Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về IOPS là gì mà chúng tôi cung cấp ở bài viết trên đây, các bạn có thể đóng góp ý kiến hoặc đưa ra những gợi ý hữu ích nhất cho người dùng trong việc đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu cho website của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp sau để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn về các dịch vụ tên miền, hosting hấp dẫn của BKHOST nhé!