- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Hệ điều hành mạng (NOS) chắc đã không còn xa lạ với người dùng. NOS mang nhiều đặc điểm riêng, hỗ trợ bạn truy cập dữ liệu và khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy cùng BKHOST tìm hiểu thêm về hệ điều hành này trong bài viết dưới đây.
Hệ điều hành mạng (NOS) là hệ điều hành trên máy tính, thiết kế dùng để hỗ trợ máy tính cá nhân, máy trạm và các thiết bị cũ hơn có thể kết nối được với mạng LAN hay mạng cục bộ. Sau hệ điều hành có một phần mềm, cho phép các thiết bị giao tiếp và thực hiện chức năng chia sẻ tài nguyên.
Phần cứng sử dụng NOS sẽ bao gồm máy in, máy tính cá nhân, máy chủ và file server (máy chủ tập tin) với mạng LAN có thể kết nối chúng lại với nhau. NOS cũng sẽ là nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ yêu cầu đầu vào khi có nhiều người dùng cùng lúc. Vì các phiên bản trước của hệ điều hành NOS không thiết kế để sử dụng mạng nên việc sử dụng hệ điều hành sẽ là giải pháp thích hợp nhất cho máy tính của một người dùng.
Hệ điều hành mạng (NOS) được chia thành hai loại cơ bản là client/server NOS và peer-to-peer NOS. Mỗi hệ điều hành lại mang đến đặc điểm riêng biệt như sau:
Hệ điều hành NOS peer-to-peer cho phép người dùng được chia sẻ các tài nguyên mạng đang lưu trong vị trí mạng chung nào đó và có quyền truy cập. Theo lý thuyết, tất cả các thiết bị đều công bằng và bình đẳng trong mọi chức năng và hoạt động. Có nghĩa là mạng ngang hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn là mạng LAN vừa và nhỏ.
Hệ điều hành mạng NOS client/server sẽ cho phép người dùng truy cập các tài nguyên thông qua một máy chủ nhất định. Các chức năng, ứng dụng hợp nhất theo dạng một máy chủ tệp dùng để thực thi các hành động cá nhân của khách hàng. Client/server sẽ phải yêu cầu lượng lớn bảo trì khi vận hành. Tuy nhiên, lợi thế của mô hình này đó là có thể kiểm soát mạng một cách tập trung, việc kết hợp các, thay đổi hay bổ sung công nghệ mới cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các tính năng của hệ điều hành mạng thường kết hợp với chức năng bảo trì hệ thống, quản trị người dùng và quản lý các tài nguyên. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực tế bạn có thể hình dùng hệ điều hành này mang các đặc điểm dưới đây:
Hệ điều hành mạng (NOS) được xác định là phần mềm để nâng cao chức năng cho hệ điều hành thông qua việc cung cấp các tính năng mạng dưới dạng bổ sung. Có thể lấy một ví dụ về hệ điều hành này để bạn dễ hình dùng hơn:
Một số hệ điều hành được thiết kế dưới dạng đa mục đích như OpenVMS và Windows NT của Digital sẽ được đi kèm theo khả năng mô tả dưới dạng một hệ điều hành mạng. Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Linux, Unix, Windows hay Mac sẽ tích hợp sẵn chức năng mạng và không yêu cầu thêm các dịch vụ mạng bổ sung.
Trên đây là kiến thức cơ bản về hệ điều hành mạng NOS. Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Hosting cao cấp dành cho doanh nghiệp
Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay: