Nội dung bài viết
#

Certificate Signing Request là gì? Đặc điểm, vai trò của CSR

Nội dung bài viết

    Certificate Signing Request là một kỹ thuật được sử dụng để tạo chứng chỉ SSL dành cho doanh nghiệp. Hãy cùng BKHOST tìm hiểu xem cách triển khai CSR như thế nào trong bài viết dưới đây.

    Certificate Signing Request là gì?

    Certificate Signing Request la gi

    CSR -Certificate Signing Request là thông báo mã hóa được gửi từ Secure Sockets Layer tới Certificate Authority nhằm xác thực thông tin được yêu cầu và cấp chứng chỉ. Trong Public Key Infrastructure, các dữ liệu có thể di chuyển giữa các bên được xác thực trên Internet một cách dễ dàng.

    Trước khi được cấp chứng chỉ SSL, người dùng cần tạo CSR bằng cách đăng ký triển khai một Key Pair là Private Key. Nó có tác dụng để giải mã Decrypt Ciphertext, Digital Signatures và Public Key. Mục đích của phương pháp này để mã hóa văn bản gốc và xác minh chứng chỉ kỹ thuật số. Tuy nhiên, các Key Pair và CSR này cần được triển khai trên máy chủ sử dụng chứng chỉ SSL. Điều này nhằm đảm bảo được trạng thái ban đầu của Key Pair và PKI.

    CSR sẽ được tạo ngay sau khi Key Pair được tạo thành công. Và khi các dữ liệu CSR quan trọng được thu thập lại thì CA sẽ sử dụng chúng để tạo chứng chỉ SSL. Tùy thuộc vào từng phần mềm Web Server mà có những phương pháp tạo CSR khác nhau. Ngay sau khi CSR được tạo thành công nó sẽ được gửi tới CA. Nếu như yêu cầu được phê duyệt thì CA sẽ cấp chứng chỉ SSL cho máy chủ yêu cầu.

    Một số dữ liệu CSR quan trọng

    Một số dữ liệu chính mà CA yêu cầu để sử dụng trong việc tạo chứng chỉ SSL như sau:

    • Tên thường gọi: FQDN – Fully Qualified Domain Name trên máy chủ có dạng www.mycompany.com, mail.mycompany.com *.
    • Tên doanh nghiệp hoặc tổ chức: Đó có thể là tên pháp lý mà tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng. Chẳng hạn như My Company, Inc., My Company, Corp.
    • Tên bộ phận hoặc tổ chức: Đây là bộ phận tổ chức xử lý chứng chỉ. Chẳng hạn như bộ phận CNTT hoặc bộ phận tài chính.
    • Thành phố hoặc thị trấn: Đó là thành phố đặt trụ sở chính của tổ chức. Chẳng hạn như Boston, London, Châu Âu.
    • Tiểu bang, quận hoặc khu vực cụ thể: Nơi đặt trụ sở chính, chẳng hạn như Massachusetts hay Worcestershire.
    • Quốc gia: Mã ISO gồm hai chữ cái về vị trí của tổ chức. Chẳng hạn như US, GR.
    • Địa chỉ Email: Địa chỉ Email để có thể liên hệ với doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trong đó, địa chỉ được tạo ở dạng admin@mycompany.com, certificates@mycompany.com.

    Lưu ý: Khi tạo CSR cho Wildcard Certificate cần để tên chung bắt đầu bằng dấu sao “*”. Chẳng hạn như *.mycompany.com.

    Tổng kết về Certificate Signing Request

    Hy vọng với bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được các thông tin cơ bản về CSR cũng như cách triển khai nó để tạo chứng chỉ SSL cho máy chủ.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về CSR, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Mua Hosting Cao Cấp tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    hosting chất lượng cao

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !