Nội dung bài viết
#

Cyber Security là gì? Khái niệm và giải pháp An Ninh Mạng

Nội dung bài viết

    Hệ thống mạng ngày nay phát triển tạo nên nhiều tiện lợi cho người dùng nhưng đi kèm với đó là những mối nguy hiểm không thể kiểm soát được. Chính vì vậy mà an toàn trên không gian mạng rất được đề cao và đã có nhiều giải pháp đảm bảo an toàn trên mạng ra đời. Tất cả những vấn đề này được gói gọn trong một lĩnh vực gọi là an ninh mạng hay Cyber Security.

    Hãy cùng BKHOST tìm hiểu mọi kiến thức cần biết về an ninh mạng.

    Cyber Security là gì?

    Khi nói đến an ninh mạng là nói đến vấn đề bảo vệ các hệ thống, các thiết bị mạng, các thiết bị sử dụng mạng, các nguồn dữ liệu thông tin điện tử tránh khỏi việc phá hoại, xâm nhập hoặc đánh cắp.

    Cụm từ “an ninh mạng” có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào có sử dụng đến các kỹ thuật hoặc khái niệm về mạng máy tính internet. Khái niệm này được chia thành nhiều khái niệm nhỏ hơn tùy vào từng trường hợp khác nhau như sau:

    Bảo mật mạng – Network Security

    Đây là từ phổ biến nhất dùng để chỉ về việc bảo mật. Bảo mật mạng hay Network Security là bảo vệ máy tính tránh khỏi việc bị tấn công bởi các hacker hoặc các phần mềm, ứng dụng độc hại.

    Bảo mật ứng dụng – Application Security

    Bảo mật ứng dụng là nói đến vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu dành cho các phần mềm hoặc các thiết bị sử dụng phần mềm. Việc bảo mật này cần phải được thực hiện ngay từ khi khởi đầu dự án của phần mềm đó.

    Bảo mật thông tin và dữ liệu – Information and data security

    Thuật ngữ này dùng để chỉ việc bảo mật dữ liệu ở tất cả các khía cạnh từ lưu trữ cho đến chuyển đổi.

    Bảo vệ điểm cuối – Endpoint protection

    Bảo vệ điểm cuối hay Endpoint là bảo vệ các thông tin tránh bị lộ ra do những lỗi của người dùng, nhân viên sử dụng thông tin, dữ liệu đó.

    Bảo mật điện toán đám mây – Cloud security

    Đây là một cách thức bảo mật thông tin, dữ liệu được đánh giá rất cao và áp dụng rất nhiều trong thế giới công nghệ hiện nay. Toàn bộ những thông tin sẽ được lưu trữ trên một server điện toán đám mây. Đặc điểm của server này là khi bị tấn công, server sẽ tự động tạm dừng hoạt động trong hệ thống. Do đó, để duy trì hoạt động của các môi trường máy tính thì cần phải bảo vệ hệ thống này.

    Mobile security and IoT

    Các thiết bị mobile như điện thoại, máy tính bảng có kết nối IoT cũng cần phải được bảo mật.

    Bảo mật hoạt động – Operational Security

    Bảo mật hoạt động là những hoạt động nhằm xử lý bảo vệ thông tin, dữ liệu như phân chia quyền truy cập của người dùng, xác định vị trí, phân quyền chia sẻ thông tin hoặc cách lưu trữ dữ liệu.

    Phục hồi sau thảm họa và tiếp tục kinh doanh

    Đây là cụm từ dùng để chỉ cách xử lý và tiếp tục duy trì các hoạt động của một doanh nghiệp khi gặp phải các sự cố, vấn đề liên quan tới an ninh mạng hoặc dữ liệu làm việc.

    Phục hồi sau thảm họa là những hoạt động cần thực hiện để phục hồi lại những nguồn dữ liệu đã mất. Tiếp tục kinh doanh là hoạt động duy trì và phát triển việc kinh doanh trong bối cảnh dữ liệu bị mất hoặc sự cố không thể khắc phục được..

    Giáo dục người dùng cuối – End User Education

    Một trong những yếu tố khó quản lý nhất khi thực hiện các chiến lược an ninh mạng đó là yếu tố con người. Vì sự bất cẩn hoặc thiếu ý thức tuân theo các quy định an toàn mà có thể vô tình giúp cho virus tấn công vào một hệ thống máy tính. Vì vậy việc giáo dục người dùng cuối xử lý những mail có nguy cơ truyền virus hay không được phép sử dụng các USB có khả năng chứa virus là điều rất cần thiết.

    Tại sao Cyber Security lại quan trọng?

    Tất cả những tổ chức dù là thuộc về chính phủ, quốc gia hay các tổ chức cá nhân ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải áp dụng giải pháp Cyber Security. Với việc lưu trữ, làm việc trên một khối lượng dữ liệu lớn, việc bảo mật thông tin là tối quan trọng và nếu xảy ra vấn đề có thể dẫn đến những hậu quả rất xấu.

    Hiện nay các tổ chức đều làm việc bằng hình thức truyền thông tin thông qua mạng internet. Điều này tuy mang nhiều lợi ích nhưng cũng làm gia tăng khả năng bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài đang càng ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Do đó hệ thống Cyber sẽ cần phải được áp dụng để bảo vệ những nguồn thông tin.

    Các mối nguy tấn công mạng

    Có rất nhiều các mối nguy tấn công mạng đã, đang và có thể tiếp tục xảy ra. Mỗi trường hợp như vậy lại được thực hiện theo một cách khác nhau nhưng để tóm gọn thì các mối nguy này sẽ được chia thành 3 loại:

    • Tội phạm mạng (CyberCrime): Mối nguy này là những cá nhân hoặc một nhóm hacker có ý định tấn công vào một hệ thống nhằm kiếm tiền hoặc hủy hoại hệ thống đó hoặc cũng có thể là cả 2.
    • Tấn công mạng (Cyber Attack): Đây là mối nguy liên quan đến yếu tố chính trị.
    • Khủng bố mạng (CyberTerrorism): Mối nguy này thường nhắm vào việc phá hỏng hệ thống thông tin điện tử, gây hoang mang, lo lắng cho người dùng.

    Phần mềm độc hại – Malware

    Phần mềm độc hại là nguyên nhân khiến cho việc người dùng bị tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay. Về bản chất thì đây là những ứng dụng, phần mềm do các hacker mũ đen (những người hack vì mục đích xấu) hoặc các tội phạm mạng tạo ra để xâm nhập vào máy của người khác nhằm phá hủy, đánh cắp thông tin.

    Thông thường các phần mềm này sẽ là những tệp gửi kèm trong mail hoặc được tạo ra với vẻ ngoài trông giống như những phần mềm phổ biến. Chỉ cần người dùng nhấn vào và kích hoạt thì các phần mềm này sẽ bắt đầu hoạt động và xâm nhập vào máy tính.

    Các loại Malware
    Các loại Malware

    Các phần mềm độc hại được biết đến nhiều nhất hiện nay có thể kể đến là:

    Virus

    Là kiểu chương trình có khả năng tự tạo ra cấp số nhân. Chúng sẽ bám vào những file sạch rồi di chuyển ra khắp nơi trong hệ thống làm cho những file trong hệ thống bị dính mã độc.

    Trojans

    Kiểu phần mềm này sẽ được gắn hình ảnh của những phần mềm an toàn. Khi người dùng tìm kiếm vô tình gặp những file này sẽ nghĩ đây là file mình cần và tải về. Lúc kích hoạt thì Trojans sẽ bắt đầu xâm nhập, đánh cắp thông tin hoặc phá hủy hệ thống máy.

    Spyware

    Đây là một phần mềm có nhiệm vụ ghi lại tất cả những hoạt động được thực hiện trên máy của người dùng. Khi đó các hacker sẽ dựa vào những đặc điểm này để đưa các phần mềm độc hại khác như virus hay trojan vào máy để đánh cắp thông tin hoặc phá hoại máy.

    Ransomware

    Loại phần mềm này sẽ khóa tất cả những file thông tin trong máy. Khi đó hacker sẽ tống tiền, yêu cầu người dùng phải trả tiền thì mới mở khóa.

    Adware

    Đây là những phần mềm quảng cáo có công dụng phát tán các phần mềm độc hại khác.

    Botnets

    Đây là mạng lưới những máy bị nhiễm malware. Hacker sẽ có thể hoạt động trực tiếp trong mạng lưới này.

    Tấn công cơ sở dữ liệu – SQL Injection

    Tấn công cơ sở dữ liệu - SQL Injection
    Tấn công cơ sở dữ liệu

    Đây là cách tấn công để đánh cắp thông tin hoặc chiếm quyền kiểm soát, điều chỉnh cơ sở dữ liệu. Các hacker sẽ lợi dụng những lỗ hổng của ứng dụng để cài đặt những mã độc vào hệ thống trên SQL. Khi đó chúng có thể xâm nhập vào những thông tin trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng.

    Tấn công giả mạo (Phishing)

    Tấn công giả mạo (Phishing)
    Tấn công giả mạo

    Tấn công giả mạo là kiểu lừa đảo để lấy thông tin của người dùng. Những kẻ lừa đảo này sẽ giả danh những công ty uy tín gửi thông báo đến khách hàng và yêu cầu cung cấp các thông tin như số điện thoại, số căn cước, chứng minh thư, mã pin ngân hàng để trục lợi.

    Tấn công xen giữa (Man in the Middle)

    Tấn công xen giữa (Man in the Middle)
    Tấn công xen giữa (Man in the Middle)

    Đây là kiểu tấn công xảy ra khi có 2 thiết bị đang truyền thông tin với nhau. Khi đó hacker sẽ đột nhập vào giữa quá trình truyền tin để ăn cắp thông tin. Cách tấn công này thường diễn ra ở những hệ thống mạng công cộng hoặc bảo mật kém.

    Tấn công từ chối dịch vụ (DoS và DDoS)

    Tấn công từ chối dịch vụ (DoS và DDoS)
    Tấn công từ chối dịch vụ

    Đây là cách tấn công khiến cho các máy tính không thể thực hiện các hoạt động đối với một máy chủ. Hacker sẽ gửi đi rất nhiều yêu cầu cùng một lúc khiến cho hệ thống mạng hoặc máy chủ không thể xử lý kịp. Lúc này những người dùng cũng gửi yêu cầu đến máy chủ nhưng sẽ không được phản hồi.

    Các giải pháp an ninh mạng bảo vệ người dùng cuối như thế nào?

    Dù có rất nhiều các hình thức tấn công nhưng chung quy lại thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người dùng cuối. Nếu người dùng cuối nhấn vào các phần mềm độc hại hoặc có những hoạt động tạo cơ hội cho mã độc xâm nhập thì khả năng bị tấn công là rất cao.

    Để an ninh mạng có thể bảo vệ người dùng cũng như hệ thống một cách tốt nhất, an ninh mạng sẽ mã hóa các thông tin dù là trong quá trình truyền tải, sử dụng hoặc lưu trữ. Bên cạnh đó còn có những phần mềm thường xuyên dò tìm và tuần tra trong máy để phát hiện những mã độc, xử lý để chúng tác rời khỏi dữ liệu rồi xóa chúng đi.

    Các phần mềm bảo vệ an ninh thường hoạt động hiệu quả
    Các phần mềm bảo vệ an ninh thường hoạt động hiệu quả

    Các giao thức bảo mật có nhiệm vụ phân tích hành vi của các phần mềm, ứng dụng để xem đó có phải là những phần mềm độc hại hay không. Giao thức sẽ điều khiển chương trình để ngăn chặn sự tấn công của virus và trojans. Hoặc nếu có các ứng dụng, chương trình có khả năng chứa mối nguy hiểm, phần mềm bảo vệ sẽ tác chúng riêng ra khỏi hệ thống mạng của người dùng để phân tìm và tìm kiếm mã độc.

    Hiện nay có nhiều chương trình bảo mật an ninh mạng được phát triển và tạo ra những lớp bảo vệ mới hơn, mạnh hơn và chặt chẽ hơn. Để cho việc bảo mật an ninh mạng được tối ưu nhất, người dùng cần phải nắm rõ cách sử dụng các chương trình này và không ngừng nâng cấp các phiên bản mới của những chương trình đó. Đây là cách tối ưu nhất trong việc triển khai bảo mật an ninh mạng.

    Một số việc cần làm để tự bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công mạng

    Để có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối nguy hại từ thế giới mạng, BKHOST sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tự mình phòng tránh nguy cơ các cuộc tấn công mạng như sau:

    • Thường xuyên nâng cấp, cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng: Cách này sẽ giúp hạn chế những lỗ hổng của ứng dụng, phần mềm và hệ điều hành.
    • Dùng các phần mềm chống virus: Đây là cách phổ biến và đơn giản mà nhiều người có thể nghĩ ra để bảo vệ máy tính của mình. Các phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm tra và ngăn chặn đợt tấn công của virus từ internet. Bạn nên thường xuyên cập nhật những phần mềm này để việc kiểm tra được nâng cao hơn.
    • Dùng những mật khẩu khó đoán: Dùng mật khẩu khó đoán sẽ làm giảm nguy cơ người khác truy cập được vào những thông tin cá nhân của bạn.
    • Không mở những email lạ, không rõ nguồn gửi: Đây là một trong những cách để các phần mềm độc hại tấn công vào máy bạn nên tốt nhất là đừng mở những mail này.
    • Không nhấn vào những link lạ: Những link này có thể chứa mã độc, virus hoặc có các hoạt động ăn cắp thông tin của bạn.
    • Không nên dùng mạng wifi công cộng bảo mật kém: Một hệ thống mạng wifi bảo mật kém sẽ có nguy cơ rất cao khiến bạn bị người khác đột nhập vào khi đang truyền tải thông tin.

    Tổng kết về Cyber Security

    Hy vọng, qua viết này đã giúp bạn hiểu hơn về An Ninh Mạng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, hãy để lại comment ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức quản trị mạng, server, vps, hosting, domain,… Chúc bạn thành công.

    Mua Hosting tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 5k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    hosting ssd

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !