- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Khi truy cập một trang web, bạn phải gõ tên miền trên trình duyệt, ở cuối tên miền thường có các đuôi như .com, .vn, .. Đó chính là Top Level Domain (TLD) – Tên miền cấp cao nhất. Vậy Top Level Domain là gì? Thông tin về tên miền cao cấp nhất sẽ được BKHOST gửi đến bạn trong bài viết này.
Top Level Domain là phần cuối của tên miền, ở vị trí sau dấu chấm. Đó là một trong những miền cao cấp nhất của hệ thống của internet, sau miền gốc. Tên miền cao cấp nhất phổ biến mà chúng ta thường gặp là .com. Tuy nhiên, Top Level Domain còn vô vàn các TLD khác trong thế giới thông tin rộng lớn. TLD giữ vai trò quan trọng của hệ thống tên miền. Khi bạn nắm được đầy đủ cấu trúc của một tên miền nào đó, bạn sẽ hiểu được vì sao TLD lại cao cấp nhất trong hệ thống tên miền.
Cấu trúc của một tên miền thông thường là loạt các từ hay chữ cái, số. Chúng được kết nối với nhau bằng dấu chấm. Chẳng hạn như bkhost.vn, tên miền này được phân tách với nhau bằng một dấu chấm. Dấu chấm này giúp máy tính tìm thấy nội dung phù hợp, nó đại diện cho một phân đoạn. Dấu chấm có nhiệm vụ ngăn cách và phân chia các phân đoạn cụ thể.
Mỗi phân đoạn được ngăn cách với nhau bằng một dấu chấm của tên miền. Đồng thời, thông qua dấu chấm, chúng ta biết được các cấp độ khác nhau trong cấu trúc của một tên miền. Như đối với tên miền bkhost.vn, cấp cao nhất là .vn, sau đó đến cấp hai là bkhost. Trong một cấu trúc tên miền, có thể có nhiều cấp độ hơn ví dụ trên.
Khi thực hiện đăng ký tên miền cho doanh nghiệp mình, bạn sẽ thường chọn tên miền cấp hai (ví dụ: bkhost) và tên miền cao cấp nhất Top Level Domain (ví dụ: .vn). Các công ty đăng ký tên miền sẽ hỗ trợ bạn, từ bảng điều khiển, bạn có thể thêm các cấp bổ sung khác. Việc xác định rõ các cấp độ trong một tên miền giúp bạn dễ hình dung và lựa chọn được tên miền phù hợp với doanh nghiệp.
TLD giúp bạn phát triển và xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp khách hàng tiếp cận nhanh. Thông qua tên miền, khách hàng sẽ có được cái nhìn cơ bản về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Top Level Domain làm nhiệm vụ định hướng quan trọng đến đối tượng khách hàng tiềm năng. TDL hoàn toàn có thể thay đổi thông qua chuyển hướng 301.
TLD được biết đến là tên miền cao cấp nhất, là thành phần cuối trong cấu trúc của một tên miền hoàn chỉnh. IANA (Tổ chức cấp phát số hiệu Internet) đã chỉ định và công nhận chính thức về 3 dạng tên miền của TLD là gTLD, sTLD, ccTLD.
Tên miền gTLD là một trong ba loại tên miền cao cấp nhất. Đây là danh mục tên miền cấp cao nhất được duy trì để dùng trong hệ thống tên miền của internet. Danh mục tên miền cấp cao nhất chung chứa tất cả các Top Level Domain dễ nhận biết nhất, với các tùy chọn phổ biến như: .com, .org, .net. Đây là những TLD thường gặp trong phần lớn các tên miền. Một số tùy chọn khác của gTLD mà có thể bạn đã gặp khác là: .xyz, .biz, .info.
Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa đuôi tên miền
Cho đến hiện nay, ICANN đã cho phép các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký gTLD theo thương hiệu của công ty. Bởi vậy, danh sách gTLD được mở rộng đáng kể và xuất hiện các gTLD mới như: .Google, .oldnavy,… Bên cạnh đó, các tổ chức cũng có thể đăng ký tên miền thích hợp khác như: .motorcycles, .money, .paris… tùy theo sản phẩm và định hướng mục đích sử dụng tên miền.
Với những thay đổi trong chính sách đăng ký tên miền của ICANN, số lượng gTLD tăng lên đáng kể. Con số cụ thể là 22 gTLD có sẵn và đến hiện tại, số lượng gTLD đã lên tới 1200 gTLD khác nhau. Đây quả là một con số ấn tượng khi chính sách ICANN được nới lỏng hơn. Toàn bộ thông tin bạn có thể tham khảo qua website của ICANN.
Cụm từ sTLD là từ viết tắt của Sponsored top-level domain, là tên miền cấp cao nhất được tài trợ. Đây là tên miền đại diện riêng cho một bộ phận hay tổ chức chính phủ, doanh nghiệp nào đó, nó bị giới hạn sử dụng, không được dùng phổ biến. Một số ví dụ về sTLD phổ biến nhất thường thấy như:
Ngoài ra, trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp nhiều sTLD nhỏ khác, chẳng hạn như:
Tên miền cấp cao nhất mã quốc gia là miền cấp cao nhất trên Internet. Đây là một loại Top Level Domain thường được sử dụng cho một khu vực lãnh thổ, một quốc gia. Nó đại diện cho một quốc gia cụ thể. Toàn bộ các ccTLD đều dài hai chữ cái và tất cả các tên miền cao cấp nhất mã quốc gia chính là ccTLD. Tên miền cấp cao nhất của mã quốc gia thường gặp sẽ có dạng như:
Ngoài việc giúp cho người dùng truy cập biết trang web phục vụ quốc gia cụ thể nào đó, Google có thể sử dụng ccTLD để hướng tới mục tiêu địa lý trang web của bạn. Một số thương hiệu lớn đã sử dụng ccTLD để địa phương hóa các trang web của họ cho từng đối tượng thị trường, chẳng hạn như Amazon. Họ có các tên miền Amazon. com, Amazon.co.uk, Amazon.de,…
Trước đây, việc lựa chọn Top Level Domain bị hạn chế và không có nhiều lựa chọn. Cho đến hiện tại, việc lựa chọn TLD đã trở nên dễ dàng và đa dạng hơn.Nhờ các thay đổi trong chính sách về tên miền cao cấp nhất, hiện có hơn một nghìn TLD được chọn ra từ ba nhóm cốt lõi trên, phần lớn là gTLD.
Mỗi TLD được lập ra có một định hướng nhất định và giúp truyền đạt thông tin về trang web, xác định nội dung website đó thông qua tên miền.
Trên thực tế, chúng ra có thể xem xét ví dụ về WordPress. Có hai trang web khác nhau là WordPress.com và WordPress.org. Đây là nguyên nhân dễ gây nhầm lẫn cho người mới dùng WordPress. Tuy nhiên, mỗi loại có một TLD khác nhau và nó đã làm tốt nhiệm vụ chỉ ra nội dung mà tên miền đó hướng tới mục đích nào:
Xem thêm: So sánh WordPress.com và WordPress.org – Điểm khác biệt là gì?
Ví dụ về WordPress đã thể hiện được mục đích của việc có nhiều TLD. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp chúng ta sử dụng tên miền vẫn có thể nhầm lẫn. Chẳng hạn như tên miền .io được các công ty khởi nghiệp hay công nghệ sử dụng, nhưng nó thực sự là ccTLD cho Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh. Với Google, trình duyệt tìm kiếm này đủ thông minh để nhận ra rằng tên miền .io có thể sử dụng phục vụ nhiều mục đích.
Thông tin về tên miền cao cấp nhất Top Level Domain được gửi đến bạn đọc thông qua bài viết trên. Để có một tên miền hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình, bạn cần xác định rõ định hướng website, các tên miền có thể lựa chọn,…
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về TLD, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Thuê Cloud Server tại BKHOST
Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay: