Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) và TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là hai mô hình mạng khác nhau được sử dụng để mô tả các tầng giao tiếp trong mạng máy tính. Vậy hai loại giao thức này có đặc điểm gì khác nhau? Mời các bạn cùng BKHOST tìm hiểu qua bài viết sau.
Mô hình OSI là gì?
Mô hình OSI là một mô hình logic và khái niệm xác định giao tiếp mạng được sử dụng bởi các hệ thống mở để kết nối và giao tiếp với các hệ thống khác. Để xác định một mạng và mô tả hiệu quả hành động chuyển gói dữ liệu, mô hình OSI sẽ sử dụng các lớp giao thức khác nhau.
Đặc điểm cơ bản của giao thức OSI
- Một lớp giao thức OSI chỉ được tạo thành khi cần các mức trừu tượng tương ứng.
- Dựa theo các giao thức đã được chuẩn hóa, mỗi lớp OSI sẽ được xác định chức năng cụ thể.
- Các lớp phải đủ nhỏ để kiến trúc không trở nên quá phức tạp.Nhưng số lớp phải đủ lớn để chức năng riêng biệt không đặt trong cùng một lớp.
- Mỗi lớp trong OSI sẽ là nền tảng cung cấp dịch vụ cho các tầng cao hơn, đồng thời chúng cũng dựa vào lớp dưới để thực hiện các chức năng riêng của mình.
- Những thay đổi ở một trong hai hệ thống có thể được truyền tải đi nếu được yêu cầu.
Mô hình TCP/IP là gì?
TCP/IP là từ viết tắt của cụm Transmission Control Protocol/Internet Protocol. TCP/IP giúp người dùng biết phương thức mà các máy tính kết nối với internet và truyền tải dữ liệu với nhau. Khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau TCP/IP giúp bạn tạo một mạng ảo.TCP/IP được thiết kế như một mô hình để cung cấp luồng byte từ đầu đến cuối và có độ tin cậy cao qua mạng liên mạng không đáng tin cậy.
Xem thêm: https://bkhost.vn/blog/tcp-ip-la-gi/
Đặc điểm cơ bản mô hình TCP/IP
- Hỗ trợ các mô hình logic một cách thông minh.
- Thêm nhiều hệ thống hơn vào mạng thật dễ dàng.
- Trong TCP/IP, mạng sẽ không bị biến đổi trong quá trình máy chủ và máy khách gặp trục trặc.
- TCP là một giao thức chuyên cung cấp các chức năng kết nối cho máy tính.
- Bảo đảm dữ liệu sẽ được sắp xếp một cách hợp lý trong mọi trường hợp.
- Bạn có thể kiểm soát luồng để tránh trường hợp thông tin gửi quá nhiều và gây bất lợi đối với người nhận.
So sánh mô hình OSI và TCP/IP
Điểm giống nhau:
- Cả hai mô hình đều là mô hình logic và có kiến trúc tương tự nhau vì cả hai mô hình đều được xây dựng với các lớp.
- Cả hai lớp đều có các tiêu chuẩn được xác định và chúng cũng cung cấp khuôn khổ được sử dụng để triển khai các tiêu chuẩn và thiết bị.
- Cả hai mô hình đã đơn giản hóa quy trình khắc phục sự cố bằng cách chia chức năng phức tạp thành các thành phần đơn giản hơn.
Điểm khác nhau:
Mô hình OSI | Mô hình TCP/IP |
Do ISO nghiên cứu và phát triển. | Do ARPANET nghiên cứu và phát triển. |
Có sự phân biệt rõ ràng giữa các giao diện, dịch vụ và giao thức. | Dịch vụ, giao diện và giao thức không có sự phân biệt. |
Liên quan với Kết nối hệ thống mở. | Liên quan với Giao thức điều khiển truyền dẫn. |
OSI sử dụng nhiều lớp mạng. | TCP/IP chỉ sử dụng lớp Internet. |
OSI tiếp cận theo chiều thẳng đứng. | TCP/IP tiếp cận theo chiều ngang. |
Có tổng cộng 7 lớp. | Có tổng cộng 4 lớp. |
Lớp truyền tải xác định hướng kết nối. | Chỉ ra hướng kết nối và hướng không kết nối. |
Lớp liên kết phần cứng tách biệt với lớp liên kết phần mềm. | Trong TCP, cả liên kết vật lý và dữ liệu đều được kết hợp dưới dạng một lớp máy chủ đến mạng. |
Các lớp phiên và trình bày là một phần của mô hình OSI. | Không có lớp phiên và lớp trình bày. |
Xuất hiện sau khi có Internet. | Xuất hiện trước khi có Internet. |
Header tối thiểu là 5 byte. | Header tối thiểu là 20 byte. |
Tổng kết
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cũng như so sánh mô hình OSI và TCP/IP. Qua bài viết hôm nay BKHOST hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai mô hình này.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.