SIP Server đóng vai trò chính trong hệ thống IP PBX và có khả năng thiết lập mọi cuộc gọi SIP trong mạng. Không những vậy, máy chỉ này còn hỗ trợ hệ thống tổng đài IP và cả hệ thống điện thoại VoIP?
Vậy câu hỏi đặt ra là:
- SIP là gì?
- SIP Server hoạt động như thế nào?
Và rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến SIP Server sẽ được BKHOST trả lời trong nội dung bài viết này.
Ok, hãy cùng bắt đâu.
Session Initiation Protocol (SIP) là gì?
Session Initiation Protocol – SIP là giao thức cho phép người dùng thiết lập, cấu hình và kết thúc các phiên trên mạng. Giao thức này có nghiệm vụ hỗ trợ các cuộc gọi thoại và video từ điểm này đến điểm khác thông qua mạng IP. Bên cạnh đó, SIP cũng dùng để nhắn tin một cách nhanh chóng, hiển thị thông tin hoặc chuyển giao các tệp.
Tiêu chuẩn để xác định giao thức SIP là RFC 2543. RFC 2543 được xuất bản bởi Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force – IETF) vào năm 1999 và được tích hợp nhiều tính năng hơn phiên bản trước đó, là H.323. RFC 2543 nổi trội hơn hẳn so với H.323 vì có khả năng hỗ trợ video call và voice call hiệu quả hơn.
Điểm khác biệt giữa VoIP và SIP là gì?
VoIP và SIP đều là những giao thức quan trọng. VoIP tập trung vào việc truyền tải các gói thoại trong mỗi cuộc gọi điện. Còn SIP có tính linh hoạt cao hơn vì cho phép giao tiếp VoIP giữa các thiết bị bằng văn bản hoặc video để hệ thống truyền thông tương tác tốt nhất. Trên thị trường, các nhà đều có các gói dịch vụ của SIP, VoIP và truyền thông hợp nhất (UCaaS).
SIP Server là gì?
SIP Server hay có tên gọi khác là máy SIP Proxy hay máy Đăng kiểm (Registrar), là phần quan trọng thuộc hệ thống PBX (Private Branch Exchange) cho phép giao tiếp giữa nhiều người dùng sử dụng SIP dù ở bất kỳ vị trí nào. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp xử lý các giao thức và tất cả định tuyến cuộc gọi trong mạng.
SIP Server cho phép tạo, sửa đổi hoặc kết thúc cuộc gọi dựa trên yêu cầu của nhiều loại thiết bị khác ngoài điện thoại. Ngoài ra, SIP còn có chức năng báo hiệu cuộc gọi, thiết lập cuộc gọi và quản lý người truy cập.
Máy chủ proxy SIP có thể được triển khai trong mạng Local của tổ chức hoặc trong máy chủ của của bên cung cấp dịch vụ thứ ba lưu trữ. Phần cứng có nhiều loại khác nhau, từ máy tính cho đến máy tính lỗi thời cho đến máy hiện đại với nhiều CPU. Ngoài việc có dịch vụ dựa trên các Cloud lưu trữ của máy chủ, các giải pháp cho VoIP đều được lưu trên một máy chủ ảo miễn phí. Vì vậy, bạn không cần phải trích ngân sách để mua bất kỳ máy móc nào để duy trì máy chủ.
SIP Server hoạt động như thế nào?
Có thể xem SIP Server là công cụ tạo dựng vì nó có thể việc truyền và kết thúc các cuộc gọi thông qua hai loại máy chủ, chính là không trạng thái và trạng thái. Trong đó, máy chủ proxy không trạng thái không lưu bất kỳ dữ liệu truy cập hay trao đổi nào từ phiên gọi trước đó. Ngược lại, máy chủ proxy trạng thái sẽ lưu trữ đầy đủ mọi thông tin trong các phiên giao dịch.
Stateless SIP Proxy Server
Như đã đề cập, Stateless SIP Proxy Server không sao lưu bất kỳ bản ghi cuộc gọi nào. Chính vì vậy, các proxy không trạng thái sử dụng CPU và bộ nhớ ít hơn so với proxy SIP trạng thái. Điểm nổi bật ở SIP Server không trạng thái là khả năng mở rộng cân bằng tải và có thời gian phản hồi nhanh.
Stateful SIP Proxy Server
Stateful SIP Proxy Server lưu trữ tất cả bản ghi cuộc gọi thay vì chỉ định tuyến chúng. Chính vì thế, khi có sự cố kết nối xảy ra, bạn hoàn toàn có thể xem lại nhật ký cuộc gọi.
Trường hợp một người dùng ngừng hoạt động, hệ thống sẽ thiết lập lại các kết nối với điểm cuối khác mà không cần bắt đầu lại. Và đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của máy chủ proxy SIP trạng thái. Thời gian băng thông cho cả 2 bên được tiết kiệm đáng kể, và sự cố chậm trễ kết nối mới cũng không xảy ra. Tuy nhiên, máy chủ proxy SIP trạng thái cũng có nhược điểm lớn, đó là chi phí khá đắt đỏ.
Lợi ích của SIP Server
Có thể thấy rằng SIP Server mang lại rất nhiều lợi ích khi sử dụng. Một số ưu điểm có thể kể đến như giảm chi phí băng thông, xử lý các cuộc gọi tốt hơn và cải thiện chất lượng quay số. Đặc biệt, nhiều đánh giá cho thấy rằng SIP có độ trễ thấp hơn so với các giao thức khác. Cụ thể, độ trễ từ thời điểm bạn nói đến khi nội dung thoại của bạn được đối phương nghe thấy gần như không đáng kể.
SIP Server có khả năng tăng cường bảo mật mạng
SIP Server sẽ tiến hành kiểm tra danh tính của người dùng trước khi cho phép họ gửi hoặc nhận bất kỳ thông tin nào. Theo đó, xác thực Message Digest (MD) cung cấp cơ chế xác minh danh tính của một người trước khi trao đổi khóa phiên. Cơ chế xác thực sử dụng thuật toán HMAC-MD5 để tạo thông báo mã hóa mà chỉ khi có cùng mã khóa bí mật mới có thể giải mã. Ngoài ra, giao thức còn có khả năng cung cấp các dịch vụ xác thực hiệu quả mà không cần gửi mật khẩu qua các channel thiếu bảo mật.
Sự khác biệt giữa SIP Server và SIP Trunking là gì?
SIP Server là dạng công cụ mạng có chức năng hỗ trợ điện thoại thông qua kết nối internet cho các doanh nghiệp. Trunking SIP là loại hình dịch vụ gọi điện kết nối tổng đài của doanh nghiệp với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet (ITSP) đã được đăng ký trước đó.
Bạn có thể xem trunking SIP là dạng đường dây điện thoại đã được ảo hóa. Trunking SIP được sử dụng để thay thế các hệ thống PBX lỗi thời với mỗi điện thoại đều trên đường truyền riêng của nó. Với trunking SIP, các cuộc gọi được định tuyến thông qua các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ mạng thay vì thực hiện qua PSTN.
Tổng kết về SIP Server
Trên đây là những thông tin về SIP Server mà BKHOST đã cung cấp cho bạn. Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về nội dung bài viết trên, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm ở link để có thể hiểu rõ hơn về SIP Server
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
vậy có cách nào sử dụng sim điện thoại chuyển mạch sang SIP SERVER không?? tôi đang dùng SIP SERVER windowns