Nội dung bài viết
#

RTP là gì? Đặc điểm và ứng dụng của giao thức RTP

Nội dung bài viết

    Thuật ngữ Real-time Transport Protocol còn khá mới mẻ đối với nhiều người mới bước vào ngành CNTT. RTP hỗ trợ truyền tải dữ liệu hiệu quả như thế nào? Kỹ thuật của RTP là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua thông tin ở bài viết dưới đây.

    RTP là gì?

    RTP la gi

    RTP – Real-time Transport Protocol là giao thức truyền tải thời gian thực được triển khai để truyền các dữ liệu đa phương tiện theo thời gian thực qua các dịch vụ unicast hoặc multicast. Điều này giúp cho các dữ liệu được phân phối theo một cách nhất quán. Ban đầu, RTP được quy định trong RFC 1889 của IETF 1996, sau đó được cập nhật vào năm 2003 bởi RFC 3550.

    IETF thiết kế RTP cho phép thực hiện các tính năng như gửi video trực tiếp hoặc thời gian thực qua Internet. Trong đó, các dữ liệu mạng được gửi trong nhóm riêng lẻ được gọi là gói. Do tính chất phân tán của Internet nên các gói tin sẽ đến với các khoảng thời gian khác nhau, không đúng thứ tự hoặc không được gửi.

    Để khắc phục các vấn đề này, RTP thực hiện phân phối nhanh các gói tin giúp luồng video hoạt động nhất quán hơn và luôn trong chế độ phát mà không cần phải lưu vào bất cứ vị trí nào hay thực hiện các thao tác hỗ trợ nào khác.

    Ví dụ: khi có một yêu cầu phát video trên Internet thì dịch vụ phát trực tuyến sẽ sử dụng RTP để gửi dữ liệu video đó đến máy tính của người dùng. Nếu như một số gói dữ liệu bị mất thì RTP sẽ khắc phục lại ngay lập tức và video có thể sẽ bị ngừng phát trong vài giây âm thanh.

    Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng giao thức HTTP để tải xuống một bản sao lưu video. Giao thức này sẽ yêu cầu lại bất kỳ gói nào bị mất khiến cho quá trình tải xuống diễn ra chậm hơn nhưng mang lại độ chính xác cao hơn.

    RTCP kết hợp với RTP giúp gửi lại thông tin cho người dùng về luồng phương tiện. Trong đó, RTCP là giao thức được sử dụng phổ biến trên máy khách có khả năng phản hồi lại chất lượng dịch vụ như chập chờn, mất gói hoặc RTT. Sau đó, máy chủ sẽ tiếp nhận các thông tin phản hồi để chuyển sang một codec hoặc chất lượng luồng khác. Nếu như RTP không xác định codec hay xử lý luồng dữ liệu thì nó có thể sử dụng SIP, H.323 hoặc XMPP.

    Những ứng dụng nào sử dụng RTP?

    RTP được sử dụng phổ biến khi có một luồng phương tiện yêu cầu phát trực tiếp hoặc nhận yêu cầu từ nhiều người dùng cùng một lúc. Một số máy chủ VoIP như Asterisk và 3CX dựa vào RTP để truyền phương tiện bằng cách sử dụng SIP hỗ trợ triển khai và mã hóa cuộc gọi bằng SRTP.

    RTP đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ hội nghị truyền hình và âm thanh trên Internet. Bởi RTP được sử dụng như một phương thức truyền tải phương tiện cơ bản và được bổ sung thêm một số tính năng tiện lợi. Một số ví dụ khác sử dụng RTP như Microsoft Teams, Apple FaceTime, Cisco WebEx và WhatsApp hay Zoom Conferences.

    RTSP được triển khai thông qua RTP cho phép các video được gửi linh hoạt giữa máy chủ và máy khách. Chẳng hạn như Video LAN, camera an ninh và một số dịch vụ truyền hình phát trực tiếp đều được triển khai dựa trên RTSP. Hiện nay, các dịch vụ phát video trực tuyến theo yêu cầu đã chuyển sang sử dụng tính năng DASH dựa trên HTTP thay vì sử dụng RTSP.

    Chi tiết kỹ thuật của RTP

    Thông thường, RTP sẽ sử dụng gói UDP hỗ trợ quá trình truyền dữ liệu diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn nhưng không đảm bảo hiệu quả phân phối. Vì thế, RTP được hướng đến sử dụng TCP nhưng có một vấn đề đó là bản chất nhạy cảm về thời gian của RTP trái ngược với độ tin cậy và chi phí của TCP.

    Mọi cổng đều có thể sử dụng RTP và chúng sẽ nằm trong dải cổng cao từ 1024 đến 65535. Trong đó, RTP sẽ là một cổng số chặn và RTCP sẽ là một cổng số lẻ tiếp theo của dãy. Một ví dụ điển hình đó là Internet Assigned Numbers Authority đã đăng ký cổng 5004 cho RTP, 5005 cho RTCP và một số ứng dụng khác sẽ sử dụng các cổng này để làm tiêu chuẩn.

    Các gói RTP bao gồm đánh số thứ tự các gói, rường chỉ thị loại tải trọng, đồng bộ hóa nội bộ và sử dụng dấu thời gian để xác định các vấn đề về độ trễ trong một luồng đơn và khắc phục nó.

    Các lỗ hổng bảo mật trong máy chủ RTP được triển khai không đúng cách bởi chúng không thể mã hóa hay xác thực. Nếu như các lỗ hổng này không được triển khai thì các luồng phương tiện có thể sẽ bị bên thứ ba xâm nhập, giả mạo và tấn công. Vì thế, các hệ thống VoIP cần sử dụng RTP đã được cấu hình và bảo mật đúng cách để bảo vệ an toàn cho các luồng phương tiện.

    DDoS có thể tấn công RTP bằng cách phân tán, làm hỏng một luồng phương tiện hoặc các máy khách được kết nối với luồng. Ngoài ra, các dịch vụ có thể sử dụng RTP đã tồn tại một số lỗ hổng trong phần mềm để tấn công.

    Tổng kết về RTP

    Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã điểm qua một vài thông tin liên quan đến RTP. Là một giao thức truyền tải thời gian thực được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như truyền hình hay hội nghị. Hy vọng qua đây bạn đã có thể nắm được các thông tin hữu ích về RTP.

    Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến RTP hay muốn tìm hiểu thêm những giao thức khác truyền tải thông tin khác, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.


    • real time transport protocol rtp
    • rtp transport
    • rtp là gì

    Hosting cao cấp dành cho doanh nghiệp

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    hosting doanh nghiệp

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !