Máy tính ngoài những hệ điều hành hệ thống thì còn có một hệ điều hành nữa đó là MS-DOS. Mặc dù không được chú ý như những hệ điều hành đa nhiệm nhưng đây lại là một yếu tố không thể thiếu đối với sự vận hành của các thiết bị máy tính.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với BKHOST tìm hiểu những thông tin về MS-DOS.
MS-DOS là gì?
MS-DOS – Microsoft Disk Operating System là hệ điều hành đĩa của Microsoft hoạt động trên các máy tính cá nhân và cũng là hệ điều hành đĩa PC-DOS của Bill Gates tạo ra dành cho IBM. Đến năm 1982, IBM đổi PC-DOS thành MS-DOS được phát hành cho máy tính x86 là hệ điều hành phi đồ hoạ và có lệnh gọi là C:>
CLI – giao diện dòng lệnh là vị trí các lệnh được nhập vào để phản hồi lại các thông báo hoặc lời nhắc với các dấu lệnh mặc định hiển thị trên ổ đĩa. Ví dụ: Ổ “C:
” là ổ đĩa cứng chính trong hệ thống máy tính. Nếu khởi động MS-DOS từ đĩa mềm thì dấu nhắc lệnh sẽ là “A:>
”.
Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Microsoft Windows là một ứng dụng chạy trên MS-DOS. Hiện nay, Windows tiếp tục hỗ trợ DOS bằng cách giả lập MS-DOS nhằm phục vụ các mục đích đặc biệt. Vào những năm 1970 khi PC chưa ra đời thì IBM đã sử dụng một hệ điều hành DOS khác chạy trên các máy tính doanh nghiệp nhỏ lẻ là VSE.
Tại sao nên lựa chọn sử dụng MS-DOS?
Một hệ điều hành hiện đại với GUI luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhưng cũng không thể bỏ qua MS-DOS với những tính năng ưu việt như:
- Cho phép nghiên cứu cách thức hoạt động của hệ điều hành cơ bản với mã nguồn có sẵn trên Microsoft.
- Các hệ thống có độ tin cậy cao được sử dụng để nâng cấp các ứng dụng.
- Hệ thống nhúng và các thiết bị hoạt động dựa vào MS-DOS để tạo ra các phiên bản mới hơn.
- MS-DOS hỗ trợ phát triển các trò chơi máy tính cổ điển.
- Quán tính hoặc sở thích của người dùng bỏ qua các phiên bản cập nhật nên cần phải sử dụng MS-DOS.
Hoặc với các dòng lệnh mới của Microsoft cho phép người dùng sử dụng Microsoft Windows Command Prompt trên Windows/PowerShell có các chức năng nâng cao hơn.
Những cách sử dụng MS-DOS
Có bốn cách sử dụng MS-DOS phổ biến như sau:
- Legacy systems là các hệ thống máy tính IBM PC cũ tương thích với MS-DOS.
- Compatible OSes là hệ điều hành tương thích sử dụng MS-DOS một cách tích cực và được sử dụng trong hệ thống nhúng.
- Trình giả lập MS-DOS có khả năng tái tạo các thử nghiệm của MS-DOS.
- Mã nguồn và mã nhị phân của Microsoft tạo điều kiện cho MS-DOS ứng dụng hiệu quả vào hai nền tảng giáo dục và thử nghiệm.
Khi khởi động hệ thống thì MS-DOS sẽ hiển thị dấu nhắc lệnh và người dùng có thể nhập chúng thông qua bàn phím máy tính. Các lệnh của DOS tiêu chuẩn được triển khai giống như một phần của hệ điều hành hay tên tệp chương trình thực thi trên máy chủ.
MS-DOS mặc dù không có tính năng hỗ trợ GUI nhưng có thể chạy các chương trình đồ hoạ bằng cách cài đặt trên đĩa của hệ thống máy chủ.
Hệ điều hành tương thích
MS-DOS cho phép các nhà phát triển tạo ra các DOS nâng cao dành cho máy tính tương tích với PC của IBM, bao gồm:
- Hệ điều hành digital research ban đầu có tên là DR-DOS, sau đó được đổi thành Novell DOS/Caldera OpenDOS dành cho máy tính tương thích với PC của IBM.
- FreeDOS là một phiên bản mã nguồn mở của MS-DOS được phát triển, hỗ trợ và sử dụng phổ biến.
- Nga đã cho ra mắt PTS-DOS là một bản sao của MS-DOS được xuất bản và sử dụng rộng rãi.
- Năm 1989, ROM-DOS được ra mắt và sử dụng cho hệ thống nhúng tương thích với MS-DOS.
Phiên bản mã nguồn mở FreeDOS của MS-DOS được ưa chuộng bởi tính năng mở rộng có thể chạy trên PC với bộ vi xử lý Intel x86.
Trình giả lập
Trình giả lập PC là chương trình mô phỏng PC chạy trên Intel x86 cho phép bản sao MS-DOS chạy trên máy tính hiện tại và giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với các hệ điều hành mới có nhiều tính năng hơn.
Dự án mô phỏng hoạt động của DOS bao gồm:
- Dự án DOSBox cho ra mắt phần mềm giả lập MS-DOS cho phép chạy các trò chơi trên Windows, macOS và Linux theo giấy phép công cộng Gnu.
- Dự án vDos cho ra mắt phần mềm giả lập MS-DOS miễn phí trên Windows cho phép phần mềm cũ chạy trên hệ thống máy tính hiện tại.
- James Friend đã sử dụng trình giả lập MS-DOS trực tuyến dành cho PC đó là PC-DOS.
Kho mã nguồn MS-DOS gốc
Năm 2018, cơ sở mã nguồn MS-DOS đầu tiên đã được thử nghiệm với kho lưu trữ Github có các mã nguồn gốc và mã nhị phân cho MS-DOS phiên bản 1.25 và 2.0.
Lịch sử phát triển của các phiên bản hệ điều hành MS-DOS
Quá trình phát triển MS-DOS gắn liền với sự phát triển PC-DOS của IBM, chẳng hạn như Microsoft Windows ban đầu được triển khai dưới dạng mô phỏng hệ điều hành MS-DOS.
Một số mốc thời gian phát triển của MS-DOS:
- Năm 1981, Microsoft mua lại hệ điều hành 86-DOS từ Seattle Computer Products và đổi tên thành MS-DOS.
- Năm 1982, MS-DOS phiên bản 1.24 được cung cấp cho IBM và phát hành dưới dạng PC-DOS 1.1.
- Năm 1983, phiên bản MS-DOS 2.0 được trang bị ổ cứng của IBM và IBM PC XT. Đồng thời có thêm tính năng hỗ trợ cho cổ cứng và thư mục con.
- Năm 1984, phiên bản MS-DOS 3.1 đầu tiên có hỗ trợ mạng cục bộ được phát hành ở Châu Âu.
- Năm 1985, Microsoft đã phát hành phiên bản MS-DOS 3.2 cho IBM.
- Năm 1987, phiên bản MS-DOS 3.3 được ra mắt có tính năng hỗ trợ đĩa mềm 3,5 inch.
- Năm 1988, phiên bản MS-DOS 4.01 hỗ trợ ổ cứng lớn lên tới 2GB.
- Năm 1991, phiên bản cập nhật nâng cấp MS-DOS 5.0 cuối cùng của IBM thay thế GW-BASIC bằng Microsoft QBasic có tính năng hỗ trợ trình soạn thảo văn bản, trình quản lý bộ nhớ và hỗ trợ các đĩa 3,5 inch mật độ kép.
- Năm 1992, phiên bản MS-DOS 6.0 được hỗ trợ bởi các công cụ quản lý đĩa, sao lưu và truyền tệp.
- Năm 1994, phiên bản MS-DOS 6.22 là phiên bản cuối cùng của Microsoft dành cho MS-DOS độc lập.
- Năm 1995, CLI được Windows 95 triển khai và là đại diện cho phiên bản MS-DOS 7.0.
- Năm 2000, phiên bản 8.0 cuối cùng trong Windows ME của MS-DOS.
Lệnh MS-DOS
Các lệnh MS-DOS có các chức năng mặc định trong hệ điều hành với khoảng 100 lệnh khác nhau. Một số chương trình thực thi không liên quan tới hệ điều hành được nhập vào dòng lệnh tương tự như lệnh DOS với hai chương trình chính là:
- Tệp hàng loạt bao gồm các văn bản chứa chuỗi lệnh MS-DOS tương tự như các chương trình ứng dụng có cấu trúc lập trình dạng vòng và câu lệnh GOTO.
- Các chương trình ứng dụng bao gồm các tệp có nhiệm vụ thực thi nhị phân được cài đặt sẵn.
Dòng lệnh yêu cầu các kỹ năng sử dụng các ứng dụng như bảng tính, trình xử lý văn bản và trình quản lý tệp.
Các lệnh MS-DOS bao gồm:
Lệnh | Ví dụ | Ghi chú |
CD | C:\> CD \user\programs C:\user\programs> | Cho phép thay đổi thư mục hiện tại thành các đường dẫn đã được chỉ định trước đó |
CHKDSK | C:\> CHKDSK a: | Kiểm tra trạng thái ổ đĩa về kích thước, số lượng tệp hoặc thư mục, số bit sử dụng |
Copy | C:\> COPY autoexec.bat autoexec. BAK | Sao lưu các tệp được chỉ định vào một thư mục mới |
DEL | C:\> del autoexec. BAK C:\> DEL C:\backups\*. BAK | Xoá tệp trong thư mục. |
DIR | C:\> DIR C:\> DIR c:\backups\*.txt | Cho phép hiển thị tất cả nội dung của tệp trong thư mục được chỉ định |
EDLIN | C:\> edlin autoexec.bat | Cho phép chỉnh sửa các tệp văn bản |
FORMAT | C:\> format a: | Định dạng đĩa giúp tạo các điều kiện tương thích với MS-DOS. |
MKDIR | C:\> MKDIR c:\NewDIR | Tạo thư mục mới theo đường dẫn đã chỉ định |
MORE | C:\> more autoexec.bat | Giúp hiển thị nội dung của tệp tại một thời điểm để tạo các tập tin văn bản |
PROMPT | C:\> prompt $p $d$g C:\UTIL Fri 11-05-2021> | Chỉnh sửa các lời nhắc mặc định |
RMDIR | C:\> rmdir c:\backup | Loại bỏ một thư mục |
TYPE | C:\> type autoexec.bat | Hiển thị nội dung của tệp văn bản mà không bị ngắt trang |
Tổng kết về hệ điều hành MS-DOS
Trên đây là những thông tin chi tiết về chức năng và lợi ích mà MS-DOS đã mang lại cho hệ thống của tất cả những máy tính cá nhân. Đây là thành phần rất quan trọng nên bạn hãy tìm hiểu và cài đặt MS DOS phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để hệ thống máy tính được vận hành trơn tru hơn.
Còn nếu bạn còn thắc mắc thêm về MS-DOS, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.