- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Gói tin của bạn muốn gửi tới đích cần phải thông qua bộ định tuyến Internet. Quy trình để mỗi gói tin đến được nơi nó muốn đến diễn ra khá phức tạp. Điều này ảnh hưởng tới hiệu suất kém cho người dùng và những ứng dụng họ đang sử dụng. Để khắc phục những hạn chế nói trên công nghệ MPLS đã ra đời. Vậy MPLS là gì? Vai trò của nó ra sao? Hãy cùng BKHOST tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
MPLS (Multiprotocol Label Switching – chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một công nghệ chuyển mạch được IETF đề xướng. Chức năng của nó là phát gói tin tới đích bằng đường dẫn ngắn nhất dựa trên nhãn chứ không phải địa chỉ mạng. MPLS chính là giải pháp thay thế cho việc truyền dữ liệu bằng bộ định tuyến Internet.
MPLS mang tới vô số ý nghĩa cho người dùng, cụ thể:
Mô hình OSI gồm có 7 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm một chức năng khác nhau để giải quyết các các vấn đề trong giao thức truyền thông. Mạng MPLS là lớp 2.5 tức là nó nằm giữa lớp 2 và lớp 3. Lớp 2 hay còn gọi là lớp liên kết dữ liệu với vai trò chuyển các gói tin qua mạng Lan hoặc mạng Wan. Lớp 3 hay còn gọi là lớp mạng sử dụng định tuyến, địa chỉ và giao thức IP để quyết định gói tin sẽ đến được đích như thế nào. MPLS nằm giữa hai lớp nói trên, nó bổ sung thêm một số tính năng để truyền dữ liệu qua mạng trở nên nhẹ nhàng, đơn giản.
Các tổ chức, đơn vị có nhiều văn phòng, chi nhánh sử dụng MPLS như một công cụ hữu ích giúp cho việc truy cập dữ liệu của trụ sở chính hoặc các địa điểm chi nhánh khác nhanh, mạnh. So với định tuyến IP truyền thống thì MPLS không chỉ mở rộng, cung cấp hiệu suất tốt và còn cải thiện trải nghiệm người dùng. Mặc dù sở hữu nhiều thế mạnh nhưng MPLS cũng tồn tại hạn chế chẳng hạn như chi phí cao, khó vận chuyển trên toàn cầu. Ngoài ra MPLS thiếu tính linh hoạt để độc lập với các nhà cung cấp dịch vụ.
MPLS được bố trí theo mô hình mô hình hub-and-speak nên khi các ứng dụng của các tổ chức được chuyển lên đám mây sẽ gây ra những bất lợi như:
MPLS được thiết kế nhằm đơn giản hóa và cải thiện hiệu suất tuy nhiên việc định tuyến truy cập đám mây đối với nó lại là điều không dễ dàng. Chính vì hạn chế đó nên nhiều tổ chức đã bổ sung MPLS với các loại kết nối khác để lưu lượng truy cập đám mây hiệu quả hơn, cụ thể như:
Khi một tổ chức kết nối trực tiếp với Internet thì ngay từ đầu họ có thể giảm tải lưu lượng truy cập cho web. Với phương án đó, MPLS chỉ mang lưu lượng dành cho trụ sở chính còn các chi nhánh hay văn phòng không được phép sử dụng.
Tổ chức, đơn vị bằng cách kết nối Internet tại văn phòng chi nhánh sẽ thay thế hoàn toàn mạch MPLS. Mặc dù cách này sẽ truy cập vào đám mây hiệu quả hơn nhưng nó lại liên quan tới bảo mật và một số vấn đề về độ tin cậy, cách thiết lập mạng cùng kết nối…
Để tăng tính linh hoạt và giúp việc truy cập vào đám mây nhanh, mạnh nhiều tổ chức đã tăng cường MPLS của mình với SD – WAN (mạng diện rộng). Sự kết hợp giữa MPLS và SD – WAN là giải pháp tối ưu để tăng tốc độ truyền mạng cho các hệ thống mạng lớn.
SD – WAN là một mạng diện rộng đáp ứng đa dạng các kết nối như MPLS, LTE, Frame Relay…giúp người dùng ở chi nhánh, văn phòng truy cập dễ dàng vào trụ sở chính, dịch vụ đám mây để giải quyết lượng công việc lớn tại bất cứ địa điểm.
SD – WAN quản lý lưu lượng một cách thông minh và giám sát hiệu suất của các kết nối WAN. Đặc biệt SD – WAN cung cấp mạng quy mô lớn tốc độ cao, cấu hình đơn giản, dễ quản lý và sử dụng đồng thời giúp tổ chức tiết kiệm chi phí đáng kể.
Như vậy có thể thấy với hệ thống mạng nhỏ thì MPLS chính là một lựa chọn đúng đắn. Riêng với hệ thống mạng lớn SD – WAN lại là “chân ái”. Ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu nhiều tổ chức sẽ kết hợp sử dụng cả MPLS và SD – WAN để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong xã hội hiện đại nhiều tổ chức thiết lập mạng diện rộng để những người làm việc ở chi nhánh, văn phòng có thể truy cập để thực hiện công việc. Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm thế nào để thông tin của tổ chức, doanh nghiệp không bị rò rỉ.
SASE (Secure Access Service Edge) hay còn gọi là dịch vụ truy cập an toàn biên được thiết kế bởi Gartner là một giải quyết vướng mắc nói trên. Nó cho phép các tổ chức cung cấp quyền truy cập an toàn cho người dùng vào ứng dụng, hiển thị đầy đủ và kiểm tra tất cả các cổng và giao thức. Mặt khác SASE còn tăng băng thông khả dụng cho MPLS hay SD – WAN mà các tổ chức đang sử dụng.
Có thể khẳng định rằng MPLS chính là một công nghệ phù hợp để tăng tốc độ truyền mạng cho hệ thống mạng nhỏ
Nếu bạn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến MPLS hoặc muốn tìm hiểu thêm những cách khác để nâng cao tốc độ mạng, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Thuê Cloud Server tại BKHOST
Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay: