Chứng chỉ SSL quyết định đến mức độ uy tín và an toàn của website, vì vậy việc kiểm tra SSL là công việc vô cùng cần thiết cho các cá nhân và doanh nghiệp khi hoạt động, kinh doanh trên Internet. Công việc kiểm tra ngày hết hạn của chứng chỉ SSL cũng không có gì quá khó khăn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất ở bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc kiểm tra chứng chỉ SSL
Sau khi người dùng đăng ký và cài đặt hoàn thiện chứng chỉ SSL lên server, hãy kiểm tra lại để chắc chắn chứng chỉ số SSL này đã hoạt động ổn định và tương thích với website của bạn hay chưa. Khi công việc check SSL hoàn tất, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như sau:
Hạn chế tối đa khả năng bị hacker tấn công
Thời kỳ công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, ngoài việc ra đời của nhiều trang web kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho người dùng cũng có rất nhiều website lừa đảo để kiếm lợi bất chính. Với mức độ tinh vi vô cùng cao, người dùng chắc chắn không thể nào phân biệt được chúng bằng các kỹ thuật trực quan đơn giản.
Một sự lựa chọn thông mình nhất dành cho các doanh nghiệp đó là sử dụng chứng chỉ SSL. Đây được coi là kim chỉ nam cho khách hàng để nhận biết sự giả mạo của các website lừa đảo. Từ đó, tránh được những hình thức lừa bịp tinh vi của các trang web lậu này. Ngoài ra, kiểm tra SSL thường xuyên còn giúp bảo vệ website của doanh nghiệp bởi tình trạng nghe lén thông tin và ăn cắp dữ liệu của các hacker cũng như các cuộc tấn công gây hại cho trang web của bạn.
Cải thiện xếp hạng của website
Tính đến thời điểm hiện tại, Google đã chính thức cập nhật thuật toán bổ sung thêm giao thức https trở thành một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng và xếp hạng của website. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu như trang web của bạn được cài đặt SSL, chúng sẽ thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn là các website không được cài đặt chứng chỉ số SSL. Hoặc để trải nghiệm trước những tính năng của SSL thì bạn có thể cài đặt ssl miễn phí từ cloudflare cho trang web của mình.
Không những vậy, giá trị thương hiệu của công ty/doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh. Người dùng sẽ không phải lo lắng và đắn đo về mức độ an toàn của website. Đồng thời các đối tác và khách hàng cũng sẽ tự tin hơn và gia tăng quá trình hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp của bạn.
Xây dựng uy tín của doanh nghiệp
Những khách hàng ở thời đại công nghệ ngày càng có ý thức hơn về vấn đề an toàn và bảo mật khi giao dịch trực tuyến. Vì vậy, doanh nghiệp cũng phải đổi mới trong tư duy nếu như muốn bám kịp xu thế mà khách hàng đang hướng tới hiện nay. Điều này giúp gia tăng niềm tin giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Hơn nữa, chứng chỉ SSL cũng vô cùng linh động và đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Một CA thường cung cấp những gói bảo mật theo mức độ từ thấp đến cao như sau: Chứng thực tên miền> chứng thực doanh nghiệp> chứng thực mở rộng. Tùy theo yêu cầu và tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, người dùng có thể lựa chọn một cấp độ chứng thực phù hợp với mình. Điều này không những đảm bảo chi phí phải chăng mà còn nâng cao giá trị của doanh nghiệp của bạn.
Đảm bảo an toàn cho website kinh doanh trực tuyến
Nếu như bạn là người tiêu dùng thông minh và chưa từng được học cung cấp mật mã thẻ tín dụng ngân hàng trên 1 trang web sử dụng giao thức http thông thường thì yêu cầu cài đặt SSL gần như trở thành một tiêu chuẩn an ninh bắt buộc.
Bản thân người dùng khi giao dịch với một website có giao thức bảo mật https cũng sẽ cảm thấy an tâm khi mua sắm. Chính vì thế bạn hãy tìm kiếm mua SSL certificate ở đâu ngay cho website của mình nhé.
Một số cách để kiểm tra chứng chỉ SSL hiệu quả
Kiểm tra SSL qua những công cụ uy tín
Ngươi dùng có thể truy cập vào website thông qua giao thức https sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt chứng chỉ SSL. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên sử dụng các công cụ kiểm tra chứng chỉ SSL để test lại. Điều này đảm bảo cho website tính tương thích của website của bạn với mọi trình duyệt.
Công cụ kiểm tra cài đặt chứng chỉ số SSL của các nhà cung cấp cụ thể như sau:
1/ VeriSign
- Nhập tên miền vào ô Common name
- Nhập port 443 (HTTPS), hoặc 465 (SMTPS), 995 (POP3S) vào ô port.
- Kết quả trả về như sau: “Status: Successful”
2. GeoTrust
- Tiến hành nhập tên miền vào ô Common
- Trong ô port hãy nhập port 443 (HTTPS), hoặc 465 (SMTPS), 995 (POP3S)
- Kết quả trả về là “Status: Successful”
3. Digicert
- Điền tên miền:port, ví dụ như: smtp.domain.com.vn:25
- Kết quả cần trả về là thông tin chi tiết của chứng chỉ số và những Intermediate CA.
4. RapidSSL
- Nhập vào tên miền trong ô Common name
- Điền 443 (HTTPS), hoặc 465 (SMTPS), 995 (POP3S) vào ô port.
- Khi đó, kết quả trả về sẽ là “Status: Successful”
5. Comodo
- Trong khung “Enter a Domain, URL or IP Address”, hãy nhập tên miền cần kiểm tra chứng chỉ SSL sau đó bấm Analyze!
- Tiếp tục theo dõi mục Trusted by, nếu như 1 trong 2 tùy chọn hiện No thì đồng nghĩa với quá trình cài đặt SSL gặp lỗi. Khi đó, hãy kiểm tra SSL và cài đặt lại.
Cách xem hạn sử dụng qua ổ khóa
Sau khi cài đặt chứng chỉ SSL thành công cho website của bạn, hãy kiểm tra lại một lượt để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả cho trang web của bạn. Từ đó hoạt động kinh doanh của người dùng trên website cũng sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Dưới đây là các cách xem hạn sử dụng của chứng chỉ SSL thông qua ổ khóa. Cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé!
Nhấp vào ổ khóa
Để kiểm tra SSL đúng cách và hiệu quả, hãy bắt đầu bằng cách nhấp vào biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ cho bất kỳ trang web nào bạn đang truy cập.
Nhấp vào Hợp lệ
Sau khi thấy một hộp thoại được bật lên, hãy nhấp vào “Hợp lệ” trong dấu nhắc “Chứng chỉ”.
Kiểm tra dữ liệu hết hạn
Ngày và dữ liệu bị hết hạn sẽ được liệt kê bên dưới cùng trong ô vuông bên dưới.
Xem ngày hết hạn SSL trên trình duyệt Chrome cũ hơn
Có thể bạn không thể truy cập thông tin chứng chỉ thông qua thanh địa chỉ nếu bạn đang sử dụng phiên bản cũ hơn của Chrome. Dưới đây là cách kiểm tra SSL ngày hết hạn trên các phiên bản cũ hơn.
Nhấp vào Ba chấm
Bạn sẽ tìm thấy chúng ở góc trên cùng bên phải của thanh công cụ trình duyệt của bạn. Khi đó, bạn sẽ thấy dấu ba chấm hiện lên. Đây cũng là nơi để các bạn thực hiện các thao tác kiểm tra SSL.
Chọn Công cụ dành cho nhà phát triển
Cuộn xuống mục “Công cụ khác” và sau đó nhấp vào “Công cụ dành cho nhà phát triển” để có được sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho mình.
Nhấp vào Tab bảo mật, chọn “Xem chứng chỉ”
Sau khi lựa chọn được công cụ phù hợp để kiểm tra SSL, hãy nhấn vào Tab Bảo mật ở phía bên trái, tìm kiếm và lựa chọn mục “Xem chứng chỉ”.
Kiểm tra dữ liệu hết hạn
Ngày hết hạn được liệt kê bên cạnh biểu tượng Chứng chỉ.
Bạn cũng có thể nhấp vào “Chi tiết” để xem thêm thông tin, bao gồm thông tin tổ chức đã được xác minh và thông tin cụ thể về chứng chỉ SSL. Qua cách thức kiểm tra dữ liệu bên trên, chắc hẳn các bạn cũng thấy chúng khá đơn giản và dễ thực hiện đúng không? Còn chần chờ gì mà bạn không áp dụng ngay cách này để kiểm tra SSL cho website của mình!
Trên đây là cách kiểm tra chứng chỉ SSL – SSL check. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn. Mặt khác, nếu bạn muốn mua SSL giá rẻ hoặc sử dụng các dịch vụ liên quan đến tên miền, hosting, email,… bạn hãy liên hệ tới BKHOST chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình và chu đáo nhé!