Hiện nay, dưới sự điều khiển của các hacker, tin tặc mã độc ngày càng trở nên phổ biến và được phát tán rộng rãi. Nó xâm nhập bằng cách thông qua các phần mềm tải về hay từ các trang web không an toàn để lấy cắp dữ liệu, thông tin của người dùng.
Người dùng rất khó để phát hiện ra chúng. Vậy dấu hiệu và những việc cần làm khi thiết bị máy tính nhiễm mã độc là gì?
Hãy theo dõi bài viết của BKHOST để có những cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
Phân loại các loại phần mềm độc hại
Người dùng máy tính đã quá quen thuộc thuật ngữ Vi rút để chỉ những thứ xâm nhập và gây ra những tổn hại lớn cho máy tính. Tuy nhiên vi rút chỉ là một dạng của mã độc. Chính xác hơn phải nói đến các phần mềm độc hại. Nó có thể là các loại Virus, Trojan horse, Adware. Ngoài ra còn có Ransomware – mã độc tống tiền, Worm – sâu máy tính, Rootkit hoặc các phần mềm quảng cáo.
Các dấu hiệu khi máy tính Windows nhiễm mã độc hoặc các phần mềm độc hại
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã vô tình tạo ra môi trường truyền nhiễm cho các loại mã độc. Các mã độc này càng trở nên tinh xảo và nguy hiểm. Nếu chúng ta không thường xuyên chú ý tới thì rất khó phát hiện máy tính có bị nhiễm mã độc không. Nhận biết về các dấu hiệu khi nhiễm các phần mềm độc hại có thể giúp bạn ngăn chặn sự đánh cắp thông tin và sự tổn hại mà nó gây ra.
Những dấu hiệu phổ biến khi máy tính Windows nhiễm mã độc hoặc các phần mềm độc hại là:
- Sự cố về máy tính: Windows bị lag hoạt động không ổn định. Việc máy tính chạy chậm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng nó xảy ra cùng với một số vấn đề khác được đề cập ở đây, rất có thể mã độc đã được cài vào máy tính của bạn.
- Sự cố về trình duyệt: Trang chủ hoặc công cụ tìm kiếm mặc định của bạn đã bị thay đổi bất thường. Các thanh công cụ mới xuất hiện trong khi nó không cài đặt. Ngoài ra, bạn còn thường xuyên bị chuyển hướng đến các trang web ngẫu nhiên quảng cáo khi bạn nhấp vào một liên kết. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng phần mềm độc hại đang tồn tại trong máy tính của bạn.
- Sự cố phần mềm chống vi-rút: Phần mềm chống vi-rút mà bạn đã cài đặt bị vô hiệu hóa hoặc không cập nhật nữa.
- Các chương trình tự động mở không mong muốn. Bỏ qua các vấn đề về các sự cố kỹ thuật thì rất có thể dấu hiệu này do các loại mã độc gây ra.
- Tệp bị xóa và biến mất hoàn toàn: Rất có thể bạn đã bị Ransomware – mã độc tống tiền lấy cắp dữ liệu.
Nhìn chung, có rất nhiều dấu hiệu bất thường mà bạn có thể nghi ngờ do mã độc gây ra. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới máy tính mà còn đến các thông tin và tệp dữ liệu.
Những việc nên làm khi máy tính bị nhiễm mã độc
Khi thấy máy tính đang có những biểu hiện đáng khả nghi bạn nên thực hiện một số thao tác dưới đây. Nhưng trước hết bạn cần:
- Một máy tính không chứa các phần mềm độc hại. Có khả năng kết nối Internet để xem xét các dấu hiệu bị nhiễm và có thể tải xuống các chương trình diệt mã độc.
- Một ổ đĩa ngoài, USB hoặc thẻ SD để chạy các phần mềm khôi phục.
Có đủ hai yếu tố này, bạn hãy làm theo các cách sau:
Sao lưu các tệp cá nhân quan trọng của bạn
Việc sao lưu những dữ liệu cá nhân trong máy tính là một điều rất cần thiết. Chúng tôi khuyên bạn nên sao lưu các dữ liệu thật sự quan trọng sang một nơi khác để chúng được an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên sao lưu tất cả các tệp có trong thiết bị vì chúng có nguy cơ chứ cả các file, phần mềm độc hại.
Sử dụng Microsoft Defender Offline Scan
Microsoft Defender được Windows 10 và 11 tích hợp sẵn nhằm mục đích bảo vệ chống lại phần mềm độc hại. Bạn có thể tìm kiếm trong menu hoặc sử dụng tổ hợp phím Windows + I để mở mục Settings và đi tới Update & Security. Tại đây các bạn chọn Windows Security tiếp đến chọn Virus & threat protection. Trong Windows Security ấn tích chọn vào Microsoft Defender Offline scan, nhấn Scan now.
Vậy là máy tính của bạn đang quét Virus, sau khi quét xong nếu bạn vẫn thấy các triệu chứng đáng ngờ hãy tiếp tục quét thêm một lần nữa.
Ngắt kết nối mạng Internet
Ngắt kết nối Internet là việc đầu tiên bạn nên làm để giảm khả năng xâm nhập của các mã độc. Để ngắt kết nối mạng nhanh chóng, bạn hãy thực hiện các thao tác sau:
- Nếu bạn dùng máy tính bàn hãy rút cáp mạng Ethernet.
- Nếu dùng laptop, máy tính xách tay thì nên ngắt kết nối Internet bằng cách rút cáp Ethernet, hoặc tắt kết nối WiFi trên thanh Taskbar. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn bật chế độ máy bay trên thanh Taskbar hoặc trên bàn phím máy tính.
Bật chế độ An toàn- Safe Mode
Bằng cách khởi động ở Chế độ An toàn, bạn sẽ ngăn các phần mềm không cần thiết khởi động. Đi đến Settings chọn mục Update & Security. Sau đó chọn Recovery và cuối cùng nhấp vào Restart now.
Sau khi máy tính của bạn khởi động lại, bạn sẽ thấy màn hình màu xanh hoặc đen với một số tùy chọn để lựa chọn. Hãy chọn chế độ Safe Mode và nhấn Enter. Bạn hãy tiếp tục quá trình xóa phần mềm độc hại khi ở Safe Mode. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đĩa chống vi-rút có khả năng khởi động nếu Windows không khởi động được. Đây có thể được miễn phí và được sản xuất từ các hãng nổi tiếng như Kaspersky, Avira, AVG,…
Tắt các ứng dụng không đáng tin cậy
Biện pháp cuối cùng trong chuỗi những việc làm khi bị nhiễm mã độc chính là tắt các ứng dụng không đáng tin cậy. Tìm kiếm và mở các ứng dụng bạn đã cập nhật hoặc cài đặt gần đây. Nhấn chọn phím Windows và nhập “Resource Monitor“. Hãy mở ứng dụng này lên vày xem lại các tác vụ đang chạy trên thiết bị của bạn. Để đóng một ứng dụng khả nghi, hãy nhấp chuột phải vào ứng dụng đó và chọn End Process.
Ngăn chặn việc lây lan virus sang các thiết bị khác
Với các thao tác và cách làm trên bạn đã xóa được các phần mềm độc hại và khôi phục máy tính của mình về trạng thái an toàn. Hãy thiết lập một chế độ hoặc phần mềm để không bao giờ gặp phải các mã độc. Những ứng dụng này bao gồm cả phần mềm chống virus, chống mã độc hại và chống ransomware. Thường xuyên cập nhật trình duyệt của bạn và không nên thay các cài đặt của trình duyệt ban đầu.
Tổng kết
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số các dấu hiệu và những việc cần làm khi bị nhiễm độc. Hãy chú ý tới những biểu hiện bất thường đang xảy ra đối với máy tính của bạn và thực hiện các biện pháp trên để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng. Hy vọng, bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng máy tính tốt hơn và tránh được các mã độc xâm nhập và ăn cắp dữ liệu cá nhân của bạn.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về nội dung bài viết trên, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
- làm thế nào để biết máy tính bị nhiễm virus
- dấu hiệu nhận biết máy tính bị mã độc