Nội dung bài viết
#

Cloud Security là gì? Có những giải pháp bảo mật nào?

Nội dung bài viết

    Trong thời đại phát triển của công nghệ 4.0 thì điện toán đám mây là thuật ngữ chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Những giải pháp, dịch vụ điện toán đám mây đã và đang được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn bảo mật cho các dịch vụ đó thì Cloud Security (bảo mật điện toán đám mây) đã ra đời.

    Cloud Security trở nên cần thiết đối với các doang nghiệp khi tiến tới chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số. Vậy dịch vụ này là gì, tại sao nó lại trở nên quan trọng?

    Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc trên.

    Cloud Security là gì?

    Cloud Security la gi

    Cloud Security (Cloud Computing Securitybảo mật điện toán đám mây) là một dịch vụ đám mây khá phổ biến trong thời gian gần đây và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được thiết kế ra nhằm giải quyết các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong đối với các dịch vụ, phần mềm, thông tin của doanh nghiệp. Cloud Computing hay cụ thể hơn là “điện toán đám mây” đề cập đến quá trình truy cập tài nguyên, phần mềm và cơ sở dữ liệu qua Internet và nằm ngoài giới hạn của các hạn chế phần cứng cục bộ. Công nghệ này mang lại cho các tổ chức sự linh hoạt khi mở rộng quy mô hoạt động của họ. Cách thực hiện là giảm tải một hoặc phần lớn quyền quản lý cơ sở hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ bên thứ ba.

    Các dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi là:

    • IaaS (Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ): đây là phương pháp kết hợp giúp các tổ chức có thể quản lý dữ liệu thông qua điện toán đám mây. Đồng thời quản lý máy chủ, phần cứng, mạng, ảo hóa và nhu cầu lưu trữ.
    • PaaS (Platform-as-a-Service): thông qua Cloud Security Cung nó cung cấp nền tảng giúp các tổ chức phát triển, quản lý và phân phối ứng dụng. PaaS cung cấp một khung ứng dụng (Platform) tùy chỉnh tự động lưu trữ, quản lý hệ điều hành, cập nhật phần mềm và các dịch vụ liên quan đến bảo mật.
    • SaaS (Software-as-a-Service): là các phần mềm được lưu trữ trực tuyến trên đám mây và luôn sẵn sàng sử dụng. Nhà cung cấp quản lý và xử lý tất cả các vấn đề kỹ thuật tiềm ẩn từ bảo trì phần cứng, phần mềm trung gian đến việc lưu trữ dữ liệu. Nó giảm thiểu chi phí tài nguyên và hợp lý hóa các chức năng bảo trì và hỗ trợ.

    Tầm quan trọng của Cloud Security

    Ngày nay, các doanh nghiệp hiện đại có sự chuyển đổi sang môi trường trên điện toán đám mây sử dụng các mô hình Iaas, Paas hoặc SaaS. Sự linh hoạt về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các ứng dụng và dịch vụ mở rộng quy mô có thể mang lại thách thức cho doanh nghiệp khi cung cấp đầy đủ nguồn lực cho từng bộ phận.

    Việc chuyển qua dịch vụ điện toán đám mây, hiểu và đảm bảo về bảo mật để giữ được độ an toàn cho dữ liệu trở thànhh vấn đề rất quan trọng.

    Hầu hết các nhà cung cấp điện toán đám mây cần tuân theo các phương pháp bảo mật tốt nhất nhằm bảo đảm tính toàn vẹn của máy chủ. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn cần cân nhắc riêng khi bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và các dịch vụ chạy trên đây.

    Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển, các mối đe dọa ngày càng trở nên tinh vi. Những mối đe dọa này nhắm đến các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Nếu không đảm bảo về bảo mật, các tổ chức sẽ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro cực kì lớn về tuân thủ bảo mật thông tin khách hàng, bất kể các thông tin này được lưu trữ ở đâu.

    Việc áp dụng điện toán đám mây thành công hay không sẽ phụ thuộc vào các biện pháp ngăn chặn, đối phó chống lại các cuộc tấn công công nghệ mạng. Tổ chức sử dụng điện toán đám mây trong môi trường riêng hay môi trường công cộng đều phải đảm bảo bảo mật đám mây.

    Một số thách thức trong Cloud Security

    Đi cùng với nhiều cơ hội luôn luôn là những thách thức và khó khăn. Vậy việc bảo mật điện toán đám mây gặp phải cản trở gì? Có thể kể đến một số thách thức sau:

    Thiếu khả năng hiển thị

    Nhiều dịch vụ điện toán đám mây được truy cập từ ngoài mạng và thông qua các bên thứ 3 dễ dàng để mất quyền kiểm soát. Đồng thời điều này khó có thể theo dõi dữ liệu đang được truy cập như thế nào và bởi ai.

    Quản lý truy cập

    Các doanh nghiệp có thể tự hạn chế các điểm truy cập trên hệ thống tại chỗ. Tuy nhiên việc quản lý này có thể là một thách thức lớn trong môi trường điện toán đám mây. Nó mang đến nguy hiểm đối với các tổ chức không triển khai các chính sách tuân theo các thiết bị riêng (BYOD) và cho phép lượng truy cập chưa được lọc từ bất kỳ thiết bị hoặc vị trí địa lý nào.

    Tuân thủ

    Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải trình về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Việc phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba có thể dẫn đến tuân thủ bảo mật kém.

    Cấu hình sai

    Cấu hình sai là lỗi vi phạm chiến 86% các hồ sơ vi phạm trong năm 2019. Cấu hình sai có thể bao gồm các lỗi bảo mật cơ bản như mật khẩu quản trị mặc định, không cài đặt quyền riêng tư thích hợp,…

    Phân loại những giải pháp về Cloud Security

    Có rất nhiều giải pháp khác nhau về bảo mật điện toán đám mây. Dưới đây là các phân loại chính về những giải pháp được dùng nhiều nhất:

    Quản lý danh tính và truy cập (IAM)

    Công cụ quản lý danh tính và truy cập (IAM) cho phép triển khai các giao thức. Nó thực thi theo chính sách cho tất cả người dùng truy cập vào dịch vụ. IAM tạo ra danh tính kỹ thuật cho tất cả người dùng để chủ động theo dõi và hạn chế khi cần thiết.

    Ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP)

    Các dịch vụ ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP) cung cấp bộ công cụ và dịch vụ giúp đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trên điện toán đám mây.

    Thông tin bảo mật và quản lý sự kiện (SIEM)

    Thông tin bảo mật và quản lý sự kiện (SIEM) cung cấp các giải pháp điều phối bảo mật dữ liệu một cách tự động hóa, phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa.

    Tính liên tục và phục hồi sau sự cố

    Doanh nghiệp phải có khả năng khắc phục các sự cố xảy ra, phản ứng nhanh chóng với các lỗ hổng và khắc phục càng sớm càng tốt.

    Tổng kết

    Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu khái quát về Cloud Security-bảo mật điện toán đám mây. Cũng như các mô hình dịch vụ, những thách thức và giải pháp bảo mật đám mây. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích và giúp bạn có những trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu về Cloud Security.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về Cloud Security, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.


    • cloud security
    • bảo mật cloud

    Mua tên miền .VN tại BKHOST

    Giá chỉ từ 750k/năm. Kiểm tra tên miền .VN đẹp và đăng ký ngay hôm nay!

    domain vn

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !