Bandwidth hay băng thông là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Internet. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc truyền tải tín hiệu mạng. Vậy băng thông là gì? Các yếu tố quan trọng của băng thông là gì? Hãy tìm hiểu về băng thông ở bài viết dưới đây của chúng tôi.
Băng thông(bandwidth) là gì?
Băng thông là sức chứa của một kênh truyền dữ liệu, được đo bằng tốc độ dữ liệu truyền đi hoặc nhận được trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó có thể đo trên một kênh mạng, một cổng kết nối, hoặc một thiết bị truyền dữ liệu.
Băng thông được đo bằng đơn vị bit mỗi giây (bps). Các mạng máy tính hiện đại thường có tốc độ băng thông tới hàng triệu bit mỗi giây (Mbps) hoặc thậm chí hàng tỷ bit mỗi giây (Gbps).
Với website, Băng thông được sử dụng để miêu tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng được phép trao đổi qua lại giữa trang web và máy tính cá nhân trong một khoảng thời gian. Đơn giản hóa, đó là thông số chỉ tổng dung lượng tối đa mà trang web của bạn truyền tải mỗi tháng.
Thông số Bandwidth
Thông số Bandwitdh trên DirectAdmin là tổng lưu lượng gửi và nhận dữ liệu của một tài khoản hosting. Nó được thống kê vào một giờ nhất định trong ngày. Để xem Bandwidth sử dụng trong tháng, hãy xem hình ảnh bên dưới đây:
Thêm một cách hiểu nữa của Băng thông là “Băng thông rộng” tức là độ lớn của đường truyền. Nếu mà băng thông rộng có chỉ số cao thì có thể phục vụ nhiều người cùng online tại cùng một thời điểm một cách nhanh chóng.
Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng vì điều này. Vì hiện tại máy chủ ít nhất cũng 100Mbps. Với tốc độ này thì bạn không phải lo lắng việc website truy cập bị chậm.
Đơn vị đo băng thông
Đơn vị đo băng thông thường là bit trên giây (bps). Tuy nhiên, còn có các đơn vị khác như bytes trên giây (Bps), kilobit trên giây (kbps), megabit trên giây (Mbps), gigabit trên giây (Gbps), terabit trên giây (Tbps) và petabit trên giây (Pbps). Đơn vị nào được sử dụng tùy thuộc vào mục đích đo và tình huống cụ thể.
Phân biệt băng thông, tốc độ và thông lượng
- Tương tự như tốc độ bit của mạch, tốc độ của mạng được xác định bởi tốc độ tín hiệu vật lý trong môi trường hoạt động.
- Băng thông là mức độ sử dụng dung lượng của mạch vật lý cho mục đích truyền dữ liệu thông qua kết nối Internet. Chẳng hạn như với kết nối mạng Gigabit Ethernet cho ra 1 Gbps còn băng thông được kết nối bằng Fast Ethernet chỉ có 100Mbps.
- Thông lượng chỉ biểu thị tốc độ truyền tải thành công và kém khả thi hơn vì băng thông bao gồm các phép tính biểu thị mọi tốc độ truyền thành công hoặc không.
Các vấn đề thường gặp phải ở băng thông
Băng thông quá ít
- Một vài sự cố phổ biến nhất mà người dùng hay gặp phải đó là lỗi ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu. Nguyên nhân là do khi sao lưu dữ liệu không đủ số lượng băng thông khiến cho quá trình bị chậm và rơi vào tình trạng xử lý hàng hoạt.
- Đối với các kết nối có ít băng thông khiến cho các thao tác mất nhiều thời gian và tốc độ phản hồi sẽ chậm hơn.
- Nếu băng thông không đủ đáp ứng cho các giao thức liên lạc qua mạng như VoIP khiến cho cuộc gọi thoại hoặc video có chất lượng thấp hoặc thậm chí là không thể thực hiện.
- Các video chất lượng HD yêu cầu băng thông tối thiểu là 4Mbps. Nếu như băng thông thấp hơn thì trình phát video sẽ diễn ra chậm hơn hoặc có thể ngừng phát đột ngột.
- Trong môi trường chơi game trực tuyến yêu cầu băng thông tối thiểu là 4 Mb/s giúp kết nối và tốc độ truyền tải dữ liệu diễn ra nhanh chóng hơn.
Độ trễ
Độ trễ trên mạng là nguyên nhân gây ra thông lượng có chất lượng thấp. Độ trễ mạng càng cao thì tốc độ truyền tải càng lâu và làm giảm băng thông.
Một vài phương pháp khắc phục sự cố băng thông hiệu quả
Các phương pháp khắc phục băng thông dưới đây giúp cải thiện hiệu suất mạng:
- Ping và Traceroute là hai công cụ hỗ trợ khắc phục các sự cố cơ bản như độ trễ mạng, xác định kết nối riêng lẻ và trả về thời gian thực hiện công việc giúp xác định nguồn gốc sự cố chính xác hơn.
- TTCP có khả năng đo thời gian truyền tải dữ liệu giữa các giao diện mạng và loại bỏ các chuyến trở về nhằm xác định vấn đề nhanh chóng hơn.
- PRTG bao gồm giao diện thu thập dữ liệu và vẽ đồ thị giúp khắc phục sự cố băng thông mà không liên quan đến thiết kế. Bằng cách giám sát mức sử dụng băng thông ở một khoảng thời gian nhất định của người dùng để xác định ra nguyên nhân gây lỗi và tắc nghẽn mạng.
Như vậy, thông qua bài viết, ta đã hiểu băng thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thống Internet bởi nó quyết định đến lưu lượng dữ liệu sử dụng và số lượng truyền tải các thông tin. Bên cạnh đó còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc truyền tải dữ liệu sẽ được giới thiệu trong những bài viết tiếp theo của BKHOST nên bạn hãy đón đọc nhé.