Khi phát triển một Website, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được trang web của bạn và có thể tìm ra nội dung trang web khi người dùng tìm kiếm.
Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng qua nội dung trang web của bạn. Đồng thời cung cấp danh sách tất cả nội dung của bạn ở định dạng máy có thể đọc được.
Trong bài viết này, BKHOST sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về cách tạo Sitemap.
Sitemaps là gì?
Sitemaps (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website với mục đích giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả nội dung trang web của bạn. Ngoài ra, Sitemaps cũng sẽ lập chỉ mục các trang hoặc thu thập thông tin và sẽ gợi ý cho bạn biết trang nào của mình là quan trọng nhất.
Hiện nay có 4 Sitemaps phổ biến gồm:
- XML Sitemap: Đây là loại sơ đồ trang web phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. XML Sitemap sẽ liên kết các trang trong trang web liên kết lại với nhau.
- Video Sitemap: Dạng sơ đồ trang web này được sử dụng để google hiểu hơn nội dung video của bạn.
- News Sitemap: Giúp google hiểu nội dung mà bạn đăng trên trang web được chấp thuận bởi google tin tức.
- Image Sitemap: Cho biết google hiểu hơn về tất cả các hình ảnh hiện có trên trang web của bạn.
Tại sao Sitemaps lại quan trọng với trang web?
Các công cụ tìm kiếm sử dụng sitemap để tìm các trang khác nhau trên trang web của bạn.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn mới tạo và chưa có nhiều liên kết ngoài thì Sitemaps sẽ rất quan trọng bởi nó giúp google hiểu hơn và tìm thấy các trang trên trang web của bạn.Hoặc bạn điều hành một trang web có nhiều vô số trang trừ khi bạn có những liên kết nội bộ cực kỳ tốt và các liên kết ngoài nếu không google sẽ rất khó tìm ra tất cả các trang trong website của bạn. Đó là lúc mà Sitemaps phát huy tác dụng.
Các bước tạo Sitemaps
Bước đầu tiên của bạn đó là tạo Sitemaps
Nếu bạn sử dụng WordPress bạn có thể sử dụng plugin Yoast Seo để có thể nhận được một Sitemaps. Download Yoast Seo tại đây.
Khi bạn cài đặt Yoast SEO thì Sitemaps sẽ được cập nhật tự động. Chính vì vậy, bất kỳ khi nào bạn thêm một trang nào đó vào trang web thì sẽ tự động được thêm vào tệp hồ sơ Sitemaps.
Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng Yoast SEO thì có rất nhiều plugin khác hỗ trợ Sitemaps có sẵn trong WordPress (như Sitemaps Google) bạn có thể sử dụng nó để tạo Sitemaps.
Nếu bạn không sử dụng WordPress đừng lo lắng. Bạn vẫn có thể tạo Sitemap bằng cách sử dụng công cụ XML-Sitemaps.com (khi up nhớ gắn link). Nó sẽ tạo ra một tệp XML và bạn có thể sử dụng Sitemaps này cho trang web của bạn.
Tuy nhiên, dù bạn tạo Sitemaps bằng cách nào thì bạn cũng nên xem xét nó lại một lần nữa.
(Sitemap của bạn thường được tìm thấy tại site.com/sitemap.xml. Nhưng nó lại phải phụ thuộc vào CMS của bạn và chương trình mà bạn sử dụng để tạo ra sitemaps cho trang web của bạn)
Sitemaps sẽ giúp hiển thị tất cả các trang của bạn hiện có trên trang web của mình.
Khi bạn tạo sitemaps thành công thì giờ bạn hãy gửi Sitemaps của mình cho google.
Gửi Sitemaps của bạn tới google
Để gửi thông tin Sitemaps của bạn cho Google
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console tại đây đã xác minh quyền sở hữu tên miền website của bạn.
Bước 2: Tiếp đó bạn hãy chuyển đến mục “Index” => “Sitemaps” trong thanh bên trái màn hình.
Nếu bạn đã gửi Sitemaps của mình, bạn sẽ thấy danh sách “Sơ đồ trang web đã gửi” trên trang này:
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, để google lập chỉ mục bạn phải gửi Sitemap của bạn bằng cách hãy nhập URL Sitemaps của bạn vào ô này:
Sau đó, nhấn “SUBMIT”:
Nếu mọi thứ được thiết lập thành công, bạn sẽ thấy được sitemaps của mình trong phần “Submitted Sitemaps”.
Sử dụng Google Search Console để tìm các lỗi
Khi google đã thu thập được dữ liệu Sitemaps của bạn, hãy nhấp vào “Submitted Sitemaps”.
Nếu bạn thấy dòng chữ “Success” nghĩa là Sitemaps của bạn đã được Google crawl thành công.
Tiếp đó, bạn hãy nhấp vào biểu tượng bản đồ báo cáo mức độ phù hợp sitemaps của bạn:
Báo cáo này cho biết rằng trang web của bạn đã được bao nhiêu URL được lập chỉ mục và bao nhiêu trong số đó chưa được lập chỉ mục.
Ví dụ: Như bạn có thể thấy Sitemaps ảnh dưới chứa 116 liên kết. Có 109 trang “hợp lệ” và 6 trang “bị loại trừ”.
Các trang hợp lệ là đã được lập chỉ mục nhưng các trang “bị loại trừ” cần phải xem xét chi tiết.
Tuy nhiên, 6 trang đó trong Sitemaps báo đó là “Duplicate, submitted URL not selected as canonical” – tức là URL bị trùng lặp.
Và khi nhìn vào các URL, đây là những trang mà tôi không muốn lập chỉ mục ngay từ ban đầu.
Vì vậy, tôi sẽ loại bỏ chúng khỏi trang web của mình.
So sánh Sitemaps với Robot.txt
Một trang web thông thường thì cả Sitemaps và Robot.txt đều hoạt động cùng nhau.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Robot.txt hoặc thẻ noindex trên một trang thì bạn sẽ không thấy nó xuất hiện trong Sitemaps của bạn.
Nếu không, bạn đang gửi các tin nhắn hỗn hợp đến google
Sitemaps sẽ cho bạn biết “Trang này đủ quan trọng để đưa nó vào sơ đồ trang web của chúng tôi”. Tuy nhiên, một khi google truy cập vào thì trang sẽ bị chặn ngay lập tức.
Mẹo dành cho Sitemaps
Nếu trang web của bạn quá lớn. Hãy chia thành các Sitemaps nhỏ hơn: Một Sitemaps thường có giới hạn là 50k URL. Bởi vậy, nếu bạn đang sở hữu một trang web có nhiều trang thì tôi khuyên bạn nên chia nó thành nhiều Sitemap nhỏ trong trang web của bạn.
Hãy cẩn thận với ngày tháng: URL trong sitemap thường có ngày sửa đổi cuối và được liên kết với chúng.
Việc thay đổi các ngày sẽ ảnh hưởng đến trang web. Vì vậy, tôi khuyên bạn chỉ nên đổi khi bạn thực hiện những thay đổi quan trọng cho trang web của mình. Nếu không, google sẽ thông báo cho bạn về các cảnh báo spam.
- Duy trì Dưới 50MB: Google và Bing đều yêu cầu cho phép các Sitemaps có dung lượng khoảng 50MB. Nếu bạn dưới 50MB thì Sitemaps của bạn sẽ hoạt động tốt.
- HTML Sitemaps: Hiểu đơn giản đây tương đương với Sitemap XML nhưng nó lại được dành cho người dùng.
Chính vì vậy, Sitemaps HTML thường không được sử dụng nhiều. Vì hiện nay thông thường phổ biến nhất là Sitemaps XML. Nhưng nếu bạn nghĩ nó hữu ích thì một Sitemaps HTML cũng có thể sẽ không làm ảnh hưởng đến nỗ lực SEO của bạn.
Tổng kết về Sitemaps
Trên đây là những thông tin cơ bản về Sitemaps. Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
- website sitemap
- sitemap là gì
- sitemap seo
- tạo sitemap