- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Trong những thập niên gần đây thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Nó đã chiếm lĩnh và làm chủ cuộc sống của con người đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.
Để phù hợp với thời đại hầu hết các doanh nghiệp đã thay đổi chiến thuật marketing và Omni Channel chính là một trong những hướng đi mới mà họ đã và đang thực hiện để đến gần hơn với khách hàng.
Hãy cùng BKHOST tìm hiểu chi tiết Ommi-Channel trong bài viết dưới đây.
Omni Channel là giải pháp để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản thì Omni Channel là bán hàng đa kênh. Mô hình này cho phép công ty cấp quyền truy cập các sản phẩm trên nhiều kênh, nhiều nền tảng khác nhau nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.
Chẳng hạn như doanh nghiệp tương tác và tiếp cận khách hàng thông qua website, facebook, zalo, email, điện thoại… Omni Channel chính là một phương án tối hưu để doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ và mang lại sự hài lòng cho người dùng.
Omni Channel chính là chiến lược kinh doanh phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình này để quảng bá sản phẩm nó sẽ mang lại cho bạn những lợi ích to lớn như:
Khi áp dụng Omni Channel trong chiến lược bán lẻ, marketing hay dịch vụ bạn sẽ tiếp cận được khách hàng của mình mọi lúc, mọi nơi. Họ không cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm sản phẩm bạn bán. Chỉ cần một email hay một tin nhắn, một cú click chuột, một cuộc điện thoại thì sản phẩm và thương hiệu của bạn đã đến với khách hàng.
Omni Channel sẽ giúp doanh nghiệp phủ sóng sản phẩm và thương hiệu của mình trên nhiều kênh khác nhau. Đây chính là cách hay ho để tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó Omni Channel sẽ mang đến sự trải nghiệm nhất quán cho người tiêu dùng. Dù họ mua sản phẩm ở bất cứ kênh nào thì giá cả hay dịch vụ bảo hành…vẫn giống nhau. Đó chính là một thế mạnh để xây dựng nguồn khách hàng lâu dài, đảm bảo doanh thu đều đặn cho doanh nghiệp.
Lợi ích to lớn khi doanh nghiệp áp dụng Omni – Channel đó chính là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Sở dĩ Omni Channel làm được điều đó là bởi nó cung cấp nhiều hình thức tương tác. Khách hàng dễ dàng mua sản phẩm ở những nền tảng mà họ ưa thích với các thủ tục mua bán giống nhau. Một khi chiếm trọn được sự tin yêu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng và mở rộng thương hiệu ở nhiều thị trường.
Trải nghiệm Omni Channel là marketing, bán hàng hay phục vụ khách hàng ở nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sự nhất quán. Có nghĩa là dù khách hàng mua sắm trực tuyến từ điện thoại di động, laptop, desktop hay mua trực tiếp tại cửa hàng thì họ vẫn nhận được những trải nghiệm giống nhau.
Multi Channel và Omni Channel có những điểm na ná nhau nên rất nhiều người lầm tưởng chúng là một. Mặc dù cả hai đều là hình thức bán hàng đa kênh nhưng giữa Multi Channel và Omni Channel vẫn có nhiều điểm khác biệt:
Omni Channel Marketing là phương pháp để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ ở trên mọi nền tảng với những hình ảnh, nội dung thống nhất. Bằng cách khai thác những điểm mạnh của từng kênh truyền thông, các nhóm marketing có thể tiếp cận khách hàng đúng thời điểm và truyền tải thông điệp thương hiệu đầy đủ, hấp dẫn.
Khi áp dụng mô hình Omni Channel Marketing bạn cần tìm hiểu quan điểm và sở thích của khách hàng để sáng tạo nội dung rõ ràng, rành mạch, thống nhất và thu hút. Ngoài ra Omni Channel Marketing không nên thực hiện theo ý thích, phải lên kế hoạch chi tiết và có tổ chức để mang lại hiệu quả cao.
Để tạo chiến dịch Omni Channel Marketing không phải là điều dễ dàng. Bạn phải đảm bảo rằng thương hiệu của bạn sẽ hoàn toàn giống nhau ở mọi nền tảng để mang lại sự trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số cách để thực hiện thành công chiến dịch Omni Channel Marketing:
Chiến dịch Omni Channel Marketing là một quá trình lâu dài vì thế bạn không nên nóng vội áp dụng ở mọi nền tảng trong cùng một thời điểm. Bạn nên bắt đầu Omni Channel Marketing ở website và các kênh truyền thông xã hội của bạn. Sau khi các kênh đó thu hút lượt người theo dõi, truy cập và tương tác mua hàng tốt thì bạn sẽ lần lượt mở rộng chiến dịch của mình.
Tùy thuộc vào sản phẩm bạn bán để xem xét tạo app bán hàng hay không. Thực tế cho thấy những app này chỉ phù hợp khi bạn bán những mặt hàng tiêu dùng hoặc cung cấp một công cụ SaaS. Để tạo nên một ứng dụng có đầy đủ những tính năng mà bạn mong muốn thì tốt nhất là nên thuê nhà phát triển ứng dụng thực hiện điều này.
Khi bạn quảng bá sản phẩm trên một kênh mới trong chiến dịch đa kênh của mình thì vấn đề đặt ra là phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời những vướng mắc của khách hàng. Điều này không chỉ giúp cho bạn bán được sản phẩm mà còn mang lại những trải nghiệm dễ dàng cho khách hàng. Cách mà bạn tương tác với người tiêu dùng ở mỗi kênh chính là chìa khóa tạo nên thành công.
Với mục đích mang lại cho khách hàng những trải nghiệm nhất quán bạn cần sử dụng cùng một thông điệp ở trên các kênh khác nhau. Tuy nhiên để tránh trùng lặp bạn không nên lạm dụng những nội dung soạn sẵn. Thay vì sao chép và dán thì bạn có thể sử dụng các từ, cụm từ đồng nghĩa để thay thế cho nhau.
Dù bạn tương tác với khách hàng ở kênh nào thì hành động nên làm đó là kết thúc bằng CTA. Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là CTA cần phù hợp với thiết bị và nền tảng. Chẳng hạn như khi bạn quảng cáo sản phẩm trên Facebook thì website liên kết ở CTA phải mở được bằng điện thoại để mang lại trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy trong những năm qua rất nhiều công ty trên thế giới đã vượt doanh thu và phủ sóng thương hiệu ở khắp nơi nhờ chiến dịch Omni Channel Marketing. Nổi bật trong số đó phải kể đến những tên tuổi sau:
Website: Disney
Tập đoàn truyền thông và giải trí Disney đã mang đến cho người dùng những điều tuyệt vời khi áp dụng thành công Omni-Channel Marketing. Bạn có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến hành trình của mình bằng công cụ My Disney Experience. Ngoài ra bạn cũng xác định được vị trí mình muốn tham quan trên ứng dụng di động và lưu trữ toàn bộ ảnh chụp với các nhân vật Disney trên công cụ Magic Band.
Website: Bank of America
Ngân hàng Hoa Kỳ là một trong số những đơn vị tiên phong áp dụng Omni-Channel Marketing. Với mô hình này họ đã giúp khách hàng giao dịch đơn giản, nhanh chóng. Từ gửi séc đến lên lịch cuộc hẹn đều được xử lý trên các ứng dụng của thiết bị di động và desktop của công ty.
Website: Oasis
Oasis là một nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng ở Vương quốc Anh. Họ đã và đang áp dụng Omni-Channel Marketing để mang đến những tiện ích cho khách hàng. Khi bạn mua sắm ở bất cứ cửa hàng nào của Oasis bạn sẽ được nhân viên dùng iPad để cung cấp thông tin tại chỗ, chính xác, cập nhật. Trường hợp hết hàng bạn sẽ được nhân viên đặt hàng trực tuyến và vận chuyển đến địa chỉ nhà bạn trong thời gian nhanh nhất.
Website: Starbucks
Rất nhiều người tiêu dùng đánh giá ứng dụng phần thưởng Starbucks là một trong những trải nghiệm đa kênh hàng đầu trên thế giới. Cụ thể bạn sẽ nhận được một thẻ phần thưởng miễn phí mà bạn có thể dùng để mua hàng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đây là Starbucks cho phép bạn kiểm tra và nạp lại thẻ qua web, smartphone, ứng dụng hay ở cửa hàng. Tất cả những thay đổi về thông tin đều được cập nhật đúng thời gian thực ở tất cả các kênh.
Website: Chipotle
Các kênh bán hàng mà Chipotle sử dụng cho phép khách hàng đặt hàng mọi lúc mọi nơi. Những món ăn mà bạn đã đặt sẽ được ship tới tận cơ quan nếu bạn muốn. Và tất nhiên nếu muốn thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng thì mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng trước khi bạn đến. Đó chính là một điểm cộng để làm nên tên tuổi của Chipotle.
Website: Timberland
Timberland đã sử dụng phương pháp truyền dữ liệu không dây cho phép các công cụ truyền dữ liệu như Apple Pay và Android Pay. Ở các cửa hàng, Timberland cung cấp cho mỗi khách hàng một máy tính bảng. Khách hàng chỉ cần ấn máy tính bảng vào chip sản phẩm thì mọi thông tin sẽ được hiển thị trên máy tính bảng. Bằng cách tích hợp như vậy vừa làm nổi bật các sản phẩm vừa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong quá trình mua sắm.
Website: Walgreens
Walgreens (chuỗi dược phẩm lớn nhất nước Mỹ) đã mang lại cho người dùng trải nghiệm dược phẩm đa kênh thông qua một ứng dụng được cài đặt sẵn ở thiết bị di động. Khách hàng có thể dùng ứng dụng này để đặt mua thuốc mà không cần phải đến trực tiếp tại cửa hàng. Bên cạnh đó thông qua kênh giao tiếp này dược sĩ cũng gửi những lời nhắc nhở, cảnh báo việc sử dụng thuốc hay cần thay đổi đơn thuốc tới khách hàng.
Website: Pepperfry
Công ty nội thất Pepperfry (Ấn Độ) đã kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến với trực tiếp để giúp khách hàng có cái nhìn đa chiều, toàn diện về sản phẩm mà họ cung cấp. Khách hàng có thể tìm kiếm hoặc mua online thông qua thiết bị di động và sau đó tới tận “Studio Pepperfry” để tận mắt nhìn thấy sản phẩm. Chính cách thức này đã mang đến sự hài lòng và thỏa mãn cho người tiêu dùng.
Website: Barnes & Noble
Trung tâm phát hành sách lớn nhất thế giới Barnes & Noble đã bỏ xa đối thủ khi áp dụng hình thức Omni-Channel Marketing. Dù bạn truy cập các dịch vụ của Barnes & Noble thông qua các nền tảng khác nhau, từ ứng dụng Nook hay web dành cho desktop, web trên smartphone hay tại hiệu sách thì những trải nghiệm đó đều hoàn toàn giống nhau.
Website: Google Chrome
Google chính là một nhà vô địch về trải nghiệm đa kênh và điều đó được thể hiện rõ nét ở trình duyệt Google Chrome. Mọi lịch sử hoạt động của người dùng đều được đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị khi người dùng đăng nhập vào tài khoản Google của họ. Đồng bộ hóa này sẽ giúp người dùng có những trải nghiệm liền mạch trên trình duyệt Chrome dù họ sử dụng bất cứ thiết bị nào để truy cập.
Ngoài ra còn có một số cái tên nổi bật khác như:
Omni-Channel Marketing sẽ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng nền tảng không phù hợp. Dưới đây là ba nền tảng được thiết kế để giúp Omni-Channel Marketing hoạt động liền mạch:
Các sản phẩm và dịch vụ của HubSpot bao gồm: Hubspot Marketing Hub, Hubspot Sales Hub, Hubspot Service Hub, Hubspot CRM, Hubspot CMS Hub. Nền tảng CRM hoàn chỉnh mà HubSpot cung cấp giúp doanh nghiệp theo dõi khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
HubSpot CRM hoạt động để giúp nhân viên giao tiếp với tất cả mọi khách hàng. Nó rất linh hoạt để phù hợp với những mục đích mà doanh nghiệp đặt ra. Từ việc tăng doanh số bán hàng đến tăng khách tiềm năng và thậm chí là cải thiện dịch vụ khách hàng hay xây dựng website.
Shopify được biết đến là một nền tảng thương mại điện tử nhưng lại thực hiện rất tốt vai trò Omni-Channel Marketing. Bên cạnh bán sản phẩm Shopify còn giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ ở trên mạng xã hội hoặc email. Như vậy có thể thấy đây là một công cụ để doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tăng doanh thu và đánh giá những tác động của các chiến dịch marketing mà họ đang áp dụng.
ActiveCampaign là một phần mềm email marketing chuyên nghiệp cho phép bạn sử dụng để quản lý việc kinh doanh. Tính năng cơ bản của ActiveCampaign là quảng cáo sản phẩm, tổ chức các cuộc họp trực tuyến và quản lý danh sách khách hàng. Sự kết hợp giữa nền tảng này với các công cụ tự động hóa, marketing và CRM sẽ mang đến cho doanh nghiệp và khách hàng những trải nghiệm thú vị.
Đây là một phương pháp được sử dụng để đưa những sản phẩm, dịch vụ của bạn lên tất cả các kênh bán hàng để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bán lẻ đa kênh sẽ bao gồm hình thức bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, bán hàng thông qua các ứng dụng và nền tảng trực tuyến. Chẳng hạn như một thương hiệu thời trang có thể bán sản phẩm may mặc của mình ở các cửa hàng hoặc trên website, ứng dụng hay Facebook, Instagram, Amazon…
Bán lẻ đa kênh phần lớn áp dụng cho môi trường B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hay B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng). Cho dù hoạt động ở lĩnh vực nào thì bán lẻ đa kênh muốn phát triển mạnh mẽ cũng cần kết hợp với chiến lược Omni-Channel Marketing.
Khi thực hiện giải pháp Omni-Channel cần có sự chung sức, chung lòng từ quản lý đến nhân viên. Bên cạnh đó bạn cần xem xét những bên liên quan như sản phẩm, bộ phận marketing, bộ phận hỗ trợ khách hàng…Sau khi đưa ra mục tiêu cần đạt được và có bản kế hoạch chi tiết bạn có thể chuyển đổi sang mô hình Omni-Channel.
Trong tương lai Omni-Channel sẽ còn tiến xa hơn nữa cả về quy mô lẫn tính năng. Chắc chắn nó sẽ giúp các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng ở mọi thời điểm, trên mọi thiết bị. Bắt kịp xu hướng bán hàng đa kênh Omni-Channel chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững tin tiến về phía trước.
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ hiểu được Omni Channel là gì cũng như lợi ích mà nó mang đến cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định thay đổi chiến lược kinh doanh thì mô hình Omni-Channel chính là một lựa chọn đúng đắn mà bạn không nên bỏ qua. Ngoài ra, còn có nhiều thông tin không mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng.
Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến Omni-Channel, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Mua tên miền .COM tại BKHOST
BKHOST cam kết giá tốt. Kiểm tra tên miền .COM đẹp và đăng ký ngay hôm nay!