Có khi nào bạn sử dụng nhiều thao tác xác minh khác nhau để có thể đăng nhập vào tài khoản của mình hay không? Liệu bạn đã biết về phương pháp bảo mật hiệu quả có tên là hình thức xác thực đa yếu tố (MFA). Hãy cùng BKHOST tìm hiểu về phương pháp này ở bài viết sau đây.
Multi-factor Authentication (MFA) là gì?
Multi-factor Authentication (MFA) là một hệ thống bảo mật sử dụng nhiều phương thức xác thực yêu cầu khác nhau để được cấp quyền truy cập vào tài khoản.
MFA quan trọng như thế nào?
MFA có nhiệm vụ tăng cường bảo mật thông qua phương pháp gửi các yêu cầu nhận dạng cho người dùng. Hệ thống bảo mật thông thường chỉ gồm tên người dùng và mật khẩu rất dễ bị đánh cắp thông tin. MFA đã khắc phục vấn đề đó bằng cách bổ sung các yếu tố như dấu vân tay hoặc khoá vật lý giúp tăng cường hệ thống bảo mật tốt hơn.
MFA hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của MFA đó là gửi các yêu cầu xác minh thông tin như OTP. Loại mật khẩu sử dụng một lần là một mã có 4-8 chữ số ngẫu nhiên. Hệ thống sẽ gửi OTP về cho người dùng trong thời gian ngắn nhất khoảng 30s được gửi qua email, SMS hoặc ứng dụng.
Ba phương thức xác thực MFA chính
MFA hoạt động dựa vào ba phương thức:
- Nhận biết các thông tin bao gồm mật khẩu, mã pin hoặc tên tài khoản.
- Các thiết bị công nghệ được sở hữu.
- Có các yếu tố như trắc sinh học, dấu vân tay hoặc nhận dạng giọng nói.
Ví dụ về MFA
MFA kết hợp các yếu tố xác thực như:
- Knowledge gồm có các câu hỏi xác minh, mật khẩu và OTP.
- Possession là các OTP trên thiết bị di động được gửi qua SMS hoặc Email và một số thiết bị khác như USB, thẻ thông minh, khóa bảo mật, mã thông báo…
- Inherence bao gồm các yếu tố cao cấp hơn như trắc sinh học, nhận dạng khuôn mặt và giọng nói… hoặc thực hiện phân tích hành vi xác minh.
Các loại MFA khác
Các phương pháp xác thực MFA được kết hợp sử dụng với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở nên phức tạp hơn:
- Vị trí của MFA là các địa chỉ IP hoặc địa điểm của người dùng giúp ngăn chặn các truy cập đáng ngờ nhanh nhất.
- Xác thực tương thích hoặc xác thực rủi ro của MFA có khả năng nhận biết các yếu tố bổ sung thông qua trạng thái và hành vi xác thực trong quá trình đăng nhập. Ví dụ:
- Vị trí của người dùng là ở đâu khi cố gắng truy cập thông tin?
- Thiết bị đăng nhập trong lịch sử và hiện tại?
- Kết nối mạng riêng hoặc công cộng?
- Các mức độ rủi ro được xác định thông qua các câu hỏi được xác minh ở trên và quyết định cấp quyền truy cập hay không.
- Xác thực tương thích có khả năng nhận biết vị trí lạ không có trong lịch sử đăng nhập trước đó. Nếu phát hiện ra nó sẽ gửi yêu cầu nhập mã trên SMS điện thoại để xác minh. Còn đối với các vị trí đã được kết nối trong thời gian gần đây, người dùng chỉ cần nhập tên và mật khẩu để đăng nhập.
MFA là tấm chắn bảo vệ cho tài khoản của bạn khỏi những tên tội phạm mạng nguy hiểm. Đây là một kế hoạch bảo mật tài khoản và dữ liệu hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đáng kể.
So sánh MFA và 2FA
2FA được xem như tập hợp con của MFA bởi khả năng tạo các yếu tố xác thực của 2FA sẽ ít hơn MFA.
MFA trong điện toán đám mây là gì?
MFA có chức năng quan trọng trong điện toán đám mây với khả năng cấp quyền truy cập cho người dùng được chỉ định vào hệ thống để hoàn thành công việc. Bằng các yếu tố xác thực bổ sung giúp chứng minh người dùng không phải là các tin tặc và kịp thời ngăn chặn các hành động bẻ khoá bảo mật.
MFA cho Office 365
MFA được lựa chọn sử dụng trên hệ thống riêng như AWS hoặc Office 365 của Microsoft. Tuy nhiên, MFA chỉ có 4 tùy chọn cơ bản cho phép hệ thống sử dụng như Microsoft Authenticator, SMS, Voice và Oauth Token. Sẽ khá tốn kém để sở hữu thêm một số loại tuỳ chọn nâng cấp hơn như kiểm soát truy cập hoặc chỉ định người dùng sử dụng MFA.
Bạn có thể lựa chọn IDaaS có nhiều phương pháp xác thực MFA hơn và dễ dàng sử dụng với các ứng dụng bên ngoài hơn.
Tổng kết về MFA
Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản liên quan tới MFA. Hãy thiết lập một MFA hiệu quả dành cho tài khoản của bạn để bảo vệ các dữ liệu cũng như thông tin quan trọng.
Còn nếu bạn còn thắc mắc thêm về MFA hoặc muốn tìm hiểu thêm những kiến thức khác về vấn đề bảo mật, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.