Hiện nay, các ứng dụng web được triển khai ngày càng phức tạp và yêu cầu cao hơn về một giao thức Internet an toàn và hiện đại. Do đó, HTTP/3 đã được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Vậy cụ thể thì loại giao thức mới này có gì đặc biệt? Tất cả hãy cùng tham khảo trong bài viết chia sẻ dưới đây.
HTTP/3 là gì?
HTTP/3 là giao thức Internet thế hệ thứ ba dành cho hầu hết các lớp ứng dụng. Nó cung cấp cho người dùng khả năng tương tác với trang web và các tài nguyên khác. Điều này nhằm đem đến những trải nghiệm duyệt web nhanh và hiệu quả hơn.
Phiên bản HTTP/2 chỉ hỗ trợ TCP/IP trong quá trình truyền tải dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, để có thể khởi tạo đúng cách thì cả máy khách và máy chủ cần thực hiện một loạt các kết nối SYN-ACK. Do đó, để có thể truyền gửi dữ liệu linh hoạt cho nhau thì máy khách và máy chủ cần kết nối TLS.
Phiên bản HTTP/3 được triển khai với những tính năng nâng cao. Điều này giúp giải quyết vấn đề thực hiện nhiều vòng lặp từ máy khách đến máy chủ gây mất nhiều thời gian tải và truy cập Internet. Một số tính năng phổ biến của HTTP/3 như sau:
- Độ bảo mật cao bởi HTTP/3 được tích hợp với mã hóa TLS 1.3.
- Sử dụng QPACK để nén các yêu cầu và tiêu đề.
- Cung cấp các kết nối Handshake an toàn và linh hoạt dựa trên QUIC.
- Các tiêu đề Frame và tải trọng được kiểm soát tốt.
Cách HTTP/3 cung cấp kết nối nhanh, đáng tin cậy và an toàn
Mục đích của việc triển khai HTTP/3 đó là tạo ra giao thức QUIC nhằm loại bỏ các kết nối TCP. QUIC này có khả năng gửi và nhận dữ liệu từ phía máy chủ và máy khác chỉ với kết nối Handshake.
Loại kết nối này cung cấp phương pháp an toàn nhất, đặc biệt nó có thể tự động mã hóa dữ liệu một cách linh hoạt. Thực tế cho thấy rằng, QUIC khởi tạo kết nối mà mã hóa dữ liệu tốt hơn so với TCP thông qua Handshake.
Hãy so sánh cách HTTP/2 và HTTP/3 thực thi quá trình chuyển tiếp dữ liệu để kiểm tra xem kết nối nào là nhanh và an toàn nhất thông qua Handshake. Cụ thể, trong hình minh hoạt thì HTTP/3 sử dụng kết nối UDP nhanh nhưng không an toàn. Kết nối này không an toàn là do nó chỉ sử dụng một Handshake hoặc một vòng lặp duy nhất để tăng tốc độ truyền dữ liệu.
Để tạo ra một kết nối an toàn và đáng tin cậy, QUIC đã cung cấp một Multiplexing riêng, triển khai các giao thức kiểm tra và khôi phục gói. Ngoài ra, nó còn sở hữu giao thức TLS tự động hỗ trợ quá trình mã hóa liền mạch mà không yêu cầu thêm vòng lặp giữa máy khách và máy chủ.
Như vậy, các kết nối Handshake của UDP, Multiplexing riêng của QUIC và kết nối TLS tự động của HTTP/3 đều đem đến những lợi ích cho người dùng. Cụ thể đó là tốc độ kết nối và truyền tải dữ liệu nhanh cũng như độ tin cậy và an toàn cao.
Tốc độ truyền tải của giao thức HTTP/3
HTTP/3 đem đến tốc độ kết nối Internet nhanh chóng và hiệu quả. Để chứng minh điều này, hãy xem bảng so sánh tốc độ truyền dữ liệu của HTTP/2 và HTTP/3 đối với ba loại trang web khác nhau dưới đây:
Small Site | Trang nội dung | Single-Page | |
HTTP/2 | 500ms | 1000ms | 600ms |
HTTP/3 | 100ms | 675ms | 300ms |
Từ bảng so sánh, ta có thể thấy rằng tốc độ truyền tải dữ liệu trên cả ba trang web của HTTP/3 nhanh hơn so với HTTP/2. Cụ thể, HTTP/3 nhanh hơn HTTP/2 trên cả ba trang web lần lượt là 200 ms, 325 ms và 300ms.
Như vậy, HTPP/3 cung cấp cho người dùng một tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Điều này giúp đem đến cho họ những trải nghiệm duyệt web tuyệt vời nhất về tính an toàn bảo mật và độ tin cậy cao.
Giao thức HTTP/3 vs HTTP/2
Giao thức HTTP/3 đã và đang trở thành tiêu chuẩn và được triển khai phổ biến trong lĩnh vực CNTT. Do đó, hiện nay hầu hết các ứng dụng và dịch vụ web đều được triển khai sẵn HTTP/3 cho phép người dùng có thể trực tiếp sử dụng các giao thức QUIC dễ dàng.
Tổng kết về HTTP/3
Giao thức HTTP/3 là một triển khai mới và hiện đại đem lại nhiều lợi ích cho người dùng trong hầu hết các ứng dụng và dịch vụ web hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc nắm được một số thông tin hữu ích về loại giao thức này và cách triển khai nó hiệu quả nhất.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về HTTP/3 hoặc muốn tìm hiểu thêm những giao thức khác, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.