Khi xây dựng trang web, bạn thường xây dựng trên localhost trước, bây giờ bạn không biết làm sao để đưa lên hosting của mình để giới thiệu với bạn bè?
Bạn muốn chuyển wordpress sang host khác, từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác ổn định hơn?
Ok, Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn giải quyết tất cả các vấn đề trên.
Bắt đầu ngay thôi.
Các bước chuyển WordPress sang host khác
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp hosting, mỗi đơn vị lại có những cách chuyển host cho wordpress khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước chuyển WordPress lên hosting cơ bản được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, cùng tìm hiểu nhé!
Bước 1: Backup dữ liệu
Back up dữ liệu, liên hệ nơi đăng ký hosting của các để backup dữ liệu.
Sau khi có được bản backup từ nhà cung cấp ,các bạn hãy giải nén ra để lấy file và database nhé.
Nếu các bạn chuyển từ localhost:
Vào phpmyadmin, chọn Cơ sở dữ liệu (CSDL) rồi các bạn ấn vào Export , chọn tất cả các bảng có trong cột bên trái .sau đó các bạn chọn lưu thành tập tin gz hoặc sql.
Bước 2 : Tạo và restore database khi chuyển host wordpress
- Tạo database và user
- Restore database
Các bạn vào phpmyadmin tại host mới các bạn chọn CSDL, rồi vào Import ->file database các bạn vừa export localhost hoặc file database trong thư mục mysql của file backup full mà nhà cung cấp cũ gửi cho các bạn.
Các bạn nhớ chú ý dung lượng tối đa cho phép, tập tin sql.gz của các bạn phải nhỏ hơn dung lượng tối đa.
Nếu database quá lớn các bạn có thể restore theo hướng dẫn.
- Truy cập http://sypex.net/en/products/dumper/downloads/ và down bản backup mới nhất nhé.
- Hoặc http://sypex.net/files/SypexDumper_209.zip.
Giải nén file vừa down về và up lên host có database cần restore.
Up file database của bạn vào thư mục backup (trong thư mục mà các bạn vừa up lên,ngang hang với file cfg.php).
Chạy http://domain/sxd/ đăng nhập bằng tài khoản hosting -> Import database.
Database (Schema): chọn database cần restore.
File: database dung để restore(file mà bạn vừa up vào thư mục backup).
Bước 3: Đưa mã nguồn(code) lên hosting
Upload toàn bộ các file chứa site của các bạn vào thư mục public_html trên hosting.
Nếu các bạn chuyển từ nhà cung cấp khác: sau khi giải nén file backup full, các bạn up toàn bộ file trong folder
\ten_file_backup\homedir\public_html vào thư mục public_html trên hosting.
Bước 4: Kết nối website với database của bạn
Các bạn mở file wp-config.php ra và thay đổi các thông tin database name, username and password cho phù hợp với thông tin của hosting mới.
Cách upload WordPress lên hosting đơn giản
Đối với một website WordPress lúc nào cũng có 2 phần đó là cơ sở dữ liệu và thư mục chưa file cấu hình. Chúng ta có thể phân chia chúng thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Upload các thư mục chứa các file cấu hình lên website
Để up wordpress lên hosting, đầu tiên bạn cần phải tìm 1 hosting để có thể đặt web của mình lên đó. Bài viết này chúng tôi sử dụng host cPanel.
Bước 1: Để đưa WordPress lên hosting, bạn cần phải nén thư mục cần upload lại thành file .zip.
Bước 2: Tiến hành đăng nhập vào Cpanel trong File Manager để upload file WordPress.
Bước 3: Chọn chức năng Upload trong file Manager. Sau đó vào mục Select File và lựa chọn thưc mục .Zip vừa được nén.
Bước 4: Truy cập vào thư mục wordpress mà bạn vừa giải nén, chọn toàn bộ rồi chọn Extract.
Bước 5: Thay đổi file WordPress đến đường dẫn public_html, sau đó lựa chọn mục Move File. Đây là bước người dùng thường mắc lỗi 500 wordpress bởi file index.php chỉ đọc được khi nằm trực tiếp bên trong thư mục public_html.
Khi hoàn thành xong giai đoạn up file cấu hình lên website, tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Upload cơ sở dữ liệu
Bước 1: Chuyển cơ sở dữ liệu database sang dạng file .sql bằng cách:
Truy cập vào localhost/phpmyadmin/ sau đó lựa chọn database liên kết với website và nhấn export. Sau đó, chọn go. Lúc này, bạn sẽ nhận được một file có dạng .sql.
Bước 2: Tiến hành tạo một database mới trên hosting bằng cách truy cập vào MysQL Databases trên hosting. Sau đó tạo username và Password cho database. Tiếp tục tạo liên kết giữa username và database mà bạn muốn.
Bước 3: Upload cơ sở dữ liệu database lên hosting vừa tạo bằng cách:
Truy cập vào phpmyadmin và lựa chọn database muốn Import. Sau đó chọn file .sql đã được Export và nhấn Go để tiếp tục.
Bước 4: Thay đổi tên Username và Password dùng để kết nối với batabase trong file config.php như sau:
Tìm đến file config.php trong file Manager và nhấn Edit để thay đổi usename, password và databasename.
Sau đó thay đổi usename và password liên kết tới database. Vậy là bạn đã hoàn thành xong toàn bộ các bước upload WordPress lên hosting rồi đó.
Hướng dẫn cài WordPress lên hosting
Trong một vài trường hợp người dùng đã có sẵn host rồi thì việc cài đặt website để sử dụng trực tiếp sẽ không như khi cách chuyển lên host như trước nữa. Bởi vậy, nếu như bạn quan tâm tới điều này thì hãy theo dõi cách cài WordPress lên hosting nhé!
Cách thứ nhất: Cài đặt thủ công
Đầu tiên, các bạn cần phải tải về mã nguồn WordPress và giải nén nó ra. Sau đó, hãy truy cập vào control panel của host để tạo một database và một database user mới ở trên host sau đó cấp quyền truy cập cho nó.
Tiếp theo, người dùng truy cập vào host thông qua FTP bằng cách vào thư mục public_html và upload tất cả mã nguồn của WordPress lên. Lưu ý không upload thư mục/wordpress ở máy tính mà chỉ tải các tập tin cũng như thư mục bên trong nó lên.
Sau khi upload xong, hãy chạy website bằng tên miền chính thức. Lúc này, bạn sẽ thấy trang cài đặt WordPress hiển thị lên. Công việc mà bạn cần làm là nhập thông tin database và khai báo thông tin website là hoàn tất.
Cách thứ 2: Cài tự động
Cài đặt tự động nhanh hơn rất nhiều so với cài thủ công bởi đa phần host dùng cPanel đều hỗ trợ thêm tính năng cài đặt WordPress tự động qua ứng dụng Softacolous. Công việc này sẽ tự động tạo database luôn chứ không cần phải cài đặt thủ công như trước nữa.
Tiếp theo lựa chọn ứng dụng WordPress và nhấn Install. Tiến hành khai báo thông tin website mà bạn cần cài đặt. Đặc biệt không được quên thư mục cài đặt tại phần In Directory. Nếu như bạn muốn cài đặt trên thư mục của webstie thì hãy xóa chữ wp ở trong khung đó đi. Hoặc nếu muốn cài vào thư mục bằng tên tùy thích thì hay gõ tên thư mục vào để nó tự động cài đặt.
Ở phần database name là nơi bạn nhập tên database mà bạn muốn tạo. Còn tại phần Choose Protocol, bạn cần phải để http:// bởi có đôi khi sử dụng https:// website của bạn không vào được.
Phần bên dưới bạn hãy nhập thông tin website cần tạo ra, sau đó nhấn nút Install để nó tự động cài đặt.
Sau khi hoàn thành cài đặt, bạn sẽ nhận thông báo thành công.
Nếu làm đúng các bước trên thì các bạn đã hòan thành việc chuyển wordpress sang host khác rồi đấy. Chúc các bạn thành công.