Nội dung bài viết
#

Certificate Authority là gì? Vai trò và tầm quan trọng của CA

Nội dung bài viết

    Đối với bất kỳ các website nào cũng cần phải có chứng chỉ SSL uy tín và đảm bảo hoạt động liên tục. Đồng thời phòng tránh rủi ro bị các hacker đánh cắp dữ liệu. SSL được cấp cho người dùng dựa vào sự xác thực của người có quyền quản lý web/hosting và được cấp bởi nhà cung cấp chứng chỉ số Certificate Authority (CA). Vậy Certificate Authority là gì? Cùng chúng tôi lý giải nhé!

    Certificate Authority – CA là gì?

    Certificate Authority (CA) được gọi là tổ chức phát hành và chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, server (máy chủ), mã nguồn và phần mềm. Nhà cung cấp chứng chỉ số đóng vai trò là bên thứ 3 (được cả 2 bên tin tưởng) để có thể hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.

    Tìm hiểu SSL và Certificate Authority la gi?
    Certificate Authority là gì?

    Hiểu đơn giản hơn thì Certificate Authority là cơ quan cấp chứng chỉ kỹ thuật số. Vậy chứng chỉ số là gì? Là các tập dữ liệu nhỏ có thể xác minh chứa thông tin nhận dạng giúp các trang web, con người cũng như các thiết bị hiện danh tính trực tuyến xác thực của họ. Certificate Authority đóng vai trò quan trọng khi Internet hoạt động và giao dịch. Chúng giúp website của bạn đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trên mạng Internet. CA phát hành rất nhiều chứng chỉ số hàng năm để bảo vệ thông tin, mã hóa các giao dịch và cho phép liên lạc vô cùng an toàn.

    Vai trò của Certificate Authority là gì?

    Như các bạn đã biết thì cơ quan cấp chứng chỉ CA đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo chứng chỉ số SSL. Tuy nhiên vai trò của CA không chỉ giới hạn ở đó. Thực tế, trách nhiệm của CA đã được bắt đầu từ trước quá trình phát hành.

    Nhà cung cấp chứng chỉ số có nghĩa vụ tiến hành xác nhận kỹ càng về tổ chức yêu cầu chứng chỉ. Quá trình xác thực này hoàn toàn phụ thuộc vào loại chứng chỉ SSL mà bạn muốn mua.

    Đối với những chứng chỉ SSL xác thực tên miền (DV) có liên quan thì Certificate Authority chỉ xác minh quền sở hữu domain của người nộp đơn và cấp chứng chỉ cho họ. Trong trường hợp xác thực tổ chức (OV) và xác thức mở rộng (EV) thì cơ quan cấp chứng chỉ số sẽ xác minh các tài liệu đăng ký kinh doanh từ nhiều nguồn chính phủ cũng như những nguồn khác. Quá trình kiểm tra này được thiết kế để trở thành quy trình vô cùng nghiêm ngặt, thông thường sẽ mất khoảng 3-5 ngày làm việc.

    Thủ tục kiểm tra chứng chỉ số được cho là phần quan trọng nhất theo quan điểm an ninh mạng. Certificate Authority phải đảm bảo các chứng chỉ SSL chỉ được cấp cho các thực thể hợp pháp. Vì vậy, các cơ quan cấp chứng chỉ phải được thực thi tốt theo một quy trình xác thực nghiêm ngặt và chính xác để đảm bảo không cung cấp nhầm hoặc sai cho một tổ chức nào cả.

    Cách thức vận hành của CA
    Cách thức vận hành của nhà cung cấp chứng chỉ (CA)

    Ưu tiên lựa chọn SSL từ Certificate Authority uy tín

    Người dùng nên lưu ý ưu tiên lựa chọn SSL từ những nhà cung cấp chứng chỉ số danh tiếng. Thông thường họ sẽ có mức giá không rẻ bởi giá trị thương hiệu cũng như chất lượng của các gói SSL.

    Việc đảm bảo mức độ chính xác của thông tin trong chứng thực số là điều vô cùng quan trọng nhưng lại khó thực hiện. Nhất là khi phần lớn các giao dịch được thông qua bằng đường điện tử. Vì vậy các CA thương mại thường được sử dụng phối hợp rất nhiều biện pháp để kiểm tra thông tin như: Dùng các thông tin hành chính (chính phủ), cơ sở dữ liệu của bên thứ ba, hệ thống thanh toán và nhiều phương pháp riêng biệt khác,…

    Khi xem xét lựa chọn Certificate Authority (CA) bạn cần cân nhắc những điều gì?

    Lựa chọn cơ quan cấp chứng chỉ số phù hợp cho các website của người dùng vô cùng quan trọng. Thông thường các chủ sở hữu trang web tìm kiểm chứng chỉ số có sẵn giá rất rẻ. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng tới trang web của người dùng khi SSL gặp phải sự cố. Sau đây là các yếu tố mà người dùng cần phải quan tâm trước khi đưa ra lựa chọn của mình:

    • Những biện pháp bảo mật được CA thực hiện nhằm mục đích bảo vệ cơ sở dữ liệu của chứng chỉ (cụ thể như khóa riêng chẳng hạn)
    • Đôi ngũ nhân viên xác minh chứng chỉ trong quá trình xác nhận SSL
    • Mức độ phổ biến của nhà cung cấp chứng chỉ CA
    • Lịch sử phát triển và danh tiếng gần đây của Certificate Authority.

    Làm sao để vận hành một Certificate Authority?

    Certificate Authority có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong quá trình chứng thực website. Họ được ví như mỏ neo đáng tin cậy cho Internet. Bởi vậy, việc chạy Certificate Authority trong các yêu cầu là một trong những nhiệm vụ khá phức tạp. Cơ sở hạ tầng của Certificate Authority gồm rất nhiều hoạt động quan trọng: phần cứng, phần mềm, khung chính sách cũng như tuyên bố thực hành, cơ sở hạ tầng bảo mật, kiểm soát và nhân sự. Chúng được gọi chung là PKI (Cơ sở hạ tầng khóa công khai) đáng tin cậy.

    Chứng chỉ số có rất nhiều định dạng khác nhau để hỗ trợ. Không chỉ có riêng SSL mà còn có xác thực người và thiết bị. Chúng còn bổ sung thêm tính hợp pháp cho mã và tài liệu của người dùng.

    Ai quyết định CA đáng tin cậy với các chứng chỉ SSL?

    Các trình duyệt, hệ điều hành cũng như thiết bị di động vận hành các chương trình ‘membership’ CA đều được ủy quyền khi đáp ứng các tiêu chí để được chấp nhận là thành viên. Sau khi được chấp nhận, CA có thể cung cấp chứng chỉ SSL được các trình duyệt đáng tin cậy và minh bạch. Sau đó, các thiết bị và những người dùng cuối có thể dựa vào SSL đã được cấp để xác minh mức độ uy tín của website.

    Tầm quan trọng của cơ quan cung cấp chứng chỉ CA
    Tầm quan trọng của cơ quan cung cấp chứng chỉ Certificate Authority

    Tuy nhiên vẫn có 1 số lượng tương đối ít CA được ủy quyền từ các công ty tư nhân cho tới chính phủ. Thông thường Certificate Authority hoạt động càng lâu thì càng có nhiều trình duyệt và thiết bị tin tưởng vào các chứng chỉ mà CA đó phát hành. Để chứng chỉ số SSL tin cậy một cách minh bạch thì chúng phải có khả năng tương thích ngược với các trình duyệt cũ. Đặc biệt là các thiết bị di động cũ. Đó cũng là một trong những tính năng quan trọng nhất mà Certificate Authority có thể cung cấp cho người dùng của mình.

    Trong trường hợp các CA không thể đáp ứng được sự tin cậy thì họ sẽ bị tước quyền. Symantec là một những nhà Certificate Authority không lồ cung cấp chứng chỉ SSL và hiện nay thì họ đã bị tước quyền cung cấp bởi không đáp ứng được tiêu chuẩn.

    Hơn nữa, trước khi cung cấp giấy chứng nhận kỹ thuật số thì Certificate Authority sẽ tiến hành một số hoạt động kiểm tra danh tính của người nộp đơn. Quá trình kiểm tra này liên quan tới lớp và loại chứng chỉ sẽ được người dùng áp dụng. Cụ thể như: Chứng chỉ SSL domain validated sẽ xác minh quyền sở hữu tên miền trong chứng chỉ SSL. Trong khi Extended Validation SSL lại gồm những thông tin bổ sung về công ty và được CA xác minh thông qua nhiều công đoạn kiểm tra của công ty.

    Với những thông tin cơ bản về nhà cung cấp chứng chỉ số trên đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả cho câu hỏi: “Certificate Authority là gì?” và tầm quan trọng của họ đối với chứng chỉ SSL cũng như quá trình hoạt động ổn định và lâu dài của website. Nếu như muốn tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ hosting, tên miền, email hay thuê máy chủ ảo VPS, bạn có thể truy cập vào bkhost.vn để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất.

    Thuê VPS Giá Rẻ tại BKHOST

    Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 62k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay:

    vps giá rẻ

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !