Nội dung bài viết
#

Cài đặt và cấu hình FTP Server trên Ubuntu với VSFTPD

Nội dung bài viết

    FPT (File Transfer Protocol) được đánh giá có những điểm tương đồng với HTTP bởi FPT cũng chỉ định duy nhất một ngôn ngữ để truyền dữ liệu qua Internet. Trong hướng dẫn dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn cách cài đặt FTP Server trên Ubuntu với VSFTPD một cách đơn giản, nhanh chóng, an toàn.

    Cach cai dat FTP Server tren Ubuntu voi VSFTPD

    Điều kiện tiên quyết

    • Sử dụng đặc quyền sudo để truy cập vào tài khoản người dùng.
    • Nhấn Ctrl-Alt-T để truy cập terminal window/command line.
    • Các gói trên Ubuntu được quản lý bởi apt-get.

    Bước 1: Cập nhật hệ thống

    Nhập thông tin ở dưới đây vào command line để update kho lưu trữ.

    {{EJS0}}

    Các kho bắt đầu được hệ thống update.

    Cap nhat he thong

    Bước 2: Cài đặt vsftpd Server trên Ubuntu

    VSFTPD là một tiện ích FTP mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi trong Ubuntu. Sau đây là quy trình để cài đặt VSFTPD trên Ubuntu:

    • Nhập lệnh sudo apt install vsftpd để cài đặt VSFTPD.

    Đầu ra trong Ubuntu có thể như sau:

    Cai dat vsftpd Server tren Ubuntu

    • Sau khi cài đặt để khỏi chạy dịch vụ và kích hoạt VSFTPD bạn hãy thực hiện các lệnh:
    {{EJS1}}

    Bước 3: Sao lưu file cấu hình

    Hãy sao lưu file cấu hình của bạn trước khi thay đổi bất cứ điều gì bằng cách nhập:

    {{EJS2}}

    Bước 4: Tạo người dùng FTP

    Sử dụng những lệnh sau để tạo người dùng FTP:

    {{EJS3}}

    Lúc này bạn cần tạo tài khoản người dùng thử nghiệm theo yêu cầu mà hệ thống đặt ra.

    Bước 5: Cấu hình Firewall cho phép FTP Traffic

    Lưu lượng FTP sẽ bị chặn mặc định nếu bạn dùng UFW tiêu chuẩn với Ubuntu. Rơi vào trường hợp như thế muốn mở cổng 20, 21 cho lưu lượng FTP hãy nhập các lệnh sau:

    {{EJS4}}

    Cau hinh Firewall cho phep FTP Traffic

    Bước 6: Kết nối với Ubuntu FTP Server

    Kết nối FTP Server bằng lệnh:

    {{EJS5}}

    Dùng tên hệ thống của bạn để thay cho ubuntu-ftp. Kế tiếp hãy dùng tài khoản testuser và mật khẩu vừa tạo để đăng nhập tài khoản. Thực hiện xong các thao tác trên bạn sẽ đăng nhập thành công vào FTP Server của mình.

    Cấu hình và bảo mật Ubuntu VSFTPD Server

     Thay đổi thư mục mặc định

    Thư mục /srv/ftp sẽ được FTP Server đặt làm thư mục mặc định. Hãy tạo một thư mục mới và biến nó thành thư mục chính FTP nếu bạn muốn bằng các bước dưới đây:

    Bước 1: Nhập lệnh

    {{EJS6}}

    Bước 2: Khởi động VSFTPD để áp dụng thay đổi bằng lệnh:

    {{EJS7}}

    Bây giờ bạn có thể dùng thư mục mặc định /srv/ftp hoặc thư mục bạn đã thay đổi /srv/ftp/ new_location để lưu bất cứ file nào mà bạn muốn share qua FTP.

    Xác thực người dùng FTP

    Hãy chỉnh sửa file vsftpd.conf bằng cách nhập sudo nano /etc/vsftpd.conf nếu bạn muốn cho phép người dùng các thực file đã tải lên.

    Xac thuc nguoi dung FTP

    Thay đổi giá trị YES cho mục nhập có nhãn write_enable = NO.

    Lưu file, thoát và khởi động lại FTP với lệnh:

    {{EJS8}}

    Bảo mật FTP

    Kẻ tấn công có thể dụng những lỗ hổng của FTP Server để xâm nhập trái phép. Một số tùy chọn cấu hình vsftpd.conf chúng tôi gợi ý dưới đây có thể giúp bạn bảo mật FTP Server của mình.

    Giới hạn quyền truy cập của người dùng

    Trong thư mục chính bạn hãy giới hạn người dùng bằng cách mở vsftpd.conf và bỏ note lệnh sau:

    {{EJS9}}

    Bao mat FTP

    Tạo file danh sách người dùng

    Chỉnh sửa /etc/vsftpd.chroot_list và thêm một người dùng trên mỗi dòng là cách để tạo file danh sách.

    Thực hiện chỉnh sửa vsftpd.conf trong thư mục chính của người dùng sẽ giới hạn danh sách truy cập FTP Server.

    {{EJS10}}

    Dưới đây là hình ảnh các chỉnh sửa đã được hoàn thành.

    Tao file danh sach nguoi dung

    Dịch vụ vsftpd được khởi động lại với lệnh:

    {{EJS11}}

    /etc/ ftpusers là nơi lưu trữ danh sách người dùng bị chặn truy cập FTP Server. Bạn có thể chỉnh sửa file này và thêm một người dùng trên mỗi dòng để ngăn họ truy cập FTP.

    Mã hóa lưu lượng bằng FTPS

    Mã hóa lưu lượng cũng là cách hay để bạn bảo mật FTP Server. Để thực hiện được điều đó cần có sự hỗ trợ của giao thức FTPS. Và việc mà bạn cần làm đó là thiết lập một tài khoản shell trên FTP Server với các bước:

    Bước 1: Tạo một chứng chỉ mới với openssl vơi lệnh:

    {{EJS12}}

    Bước 2: Giữ cấu hình mặc định hoặc cung cấp thêm những thông tin khi được yêu cầu bằng cách nhấn enter.

    Bước 3: Mở file vsftpd.conf và thay đổi ssl_enable=NO thành ssl_enable=YES.

    Bước 4: Thêm những dòng sau:

    {{EJS13}}

    Bước 5: Save những thay đổi sau đó thoát khỏi file.

    Bước 6: Để áp dụng các thay đổi hãy khởi động lại dịch vụ với lệnh:

    {{EJS14}}

    Tổng kết

    Bài viết trên chúng tôi đã thông tin chi tiết cách cài đặt và cấu hình FTP Server trên Ubuntu với VSFTPD và gợi ý cách bảo mật FTP.

    Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về nội dung bài viết trên, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.


    • cài đặt và cấu hình vsftpd làm FTP server trên Ubuntu
    • cài đặt FTP Server trên Ubuntu với VSFTPD

    Thuê Cloud Server tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê server ảo

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !