Nội dung bài viết
#

Bootstrap là gì? 2 cách cài đặt Bootstrap cực đơn giản

Nội dung bài viết

    Bạn đang muốn tạo một website mang thương hiệu của riêng mình? Bạn đang vật lộn với đống CSS cứ phải viết đi viết lại nhiều lần đến phát chán? Bạn muốn xây dựng một website vừa nhanh lại chuyên nghiệp? Để giải quyết tất cả các vấn đề trên, hãy sử dụng Bootstrap.

    Trong bài viết này, BKHOST sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bootstrap cũng như những lợi ích và cách sử dụng nó. Ok, hãy cũng bắt đầu ngay thôi nào.

    Bootstrap là gì?

    Bootstrap là một mã nguồn mở (Framework) bao gồm HTML, CSS và JavaScript. Nó chứa các mẫu có sẵn (template) bao gồm các thành phần như: kiểu chữ (typography), buttons, colors, background, image, table,… Tất cả sẽ dùng để thiết kế và tạo ra các website mang chuẩn responsive một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

    Nhờ việc có sẵn các template, các developers hoặc designers có thể sử dụng Boostrap (hoặc có thể dựa vào đó) để thiết kế, sáng tạo và phát triển ra các mẫu website có layout chỉnh chu hơn, mới mẻ hơn và mang tính cá nhân hóa nhiều hơn. Nhờ đó, họ có thể tiết kiệm thời gian hơn, đỡ nhàm chán hơn, và giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

    Bootstrap là gì

    Bootstrap là một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn mở và công cụ dùng để tạo ra một mẫu website hoàn chỉnh. Với các thuộc tính về giao diện được quy định sẵn như kích thước, màu sắc, độ cao, độ rộng,…  các designer có thể sáng tạo nhiều sản phẩm mới mẻ nhưng vẫn tiết kiệm thời gian khi làm việc với framework này trong quá trình thiết kế giao diện website.

    Lịch sử hình thành Bootstrap: 

    Bootstrap trước đó có tên là Twitter Blueprint, được tạo ra bởi hai nhà sáng lập Mark OttoJacob ThorntonTwitter. Mục đích ban đầu của Twitter Blueprint là nhằm tạo ra tính thống nhất giữa các công cụ nội bộ với. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thư viện khác nhau để xây dựng giao diện dẫn đến việc quản lý trở nên khó khăn, không đồng nhất mà phải tốn nhiều chi phí bảo trì.

    Để khắc phục những hạn chế trên, một số nhà phát triển Twitter đã tập trung cải thiện Twitter Blueprint, phát triển nó thành một Framework và được đổi tên thành Bootstrap. Bootstrap được chính thức phát hành vào ngày 19/08/2011, lúc này ngoài sự đóng góp của Mark Otto và Jacob Thornton còn có thêm sự hỗ trợ của cộng đồng và các nhóm nhỏ nhà phát triển khác.

    Không dừng ở đó, để giúp người dùng có trải nghiệm linh hoạt hơn với Bootstrap. Thì phiên bản mới là Bootstrap 2 đã được phát hành vào ngày 31/01/2012. Phiên bản này thay đổi nhiều thành phần so với Bootstrap 1, đặc biệt là tích hợp thêm Glyphicons. Tại đây cho phép người dùng có thể chỉnh sửa trang web một cách chủ động, đồng thời quan tâm đến việc triển khai trên nhiều thiết bị khác nhau như: Laptop, điện thoại, tablet, máy tính bàn,…

    Vào ngày 19/08/2013, Bootstrap lại tiếp tục tung ra phiên bản Bootstrap, với phiên bản này các thành phần đã được xây dựng lại để phục vụ cho thiết kế thằng đồng thời cũng là phiên bản tiếp cận di động đầu tiên.

    Cùng với sự phát triển của công nghệ thì Bootstrap cũng không dậm chân tại chỗ, minh chứng là vào 29/10/2014 Mark Otto công bố Bootstrap 4 đang được phát triển. Sau gần 3 năm, bản beta Bootstrap 4 đầu tiên đã được ra đời vào ngày 10/08/2017 và phiên bản ổn định nhất của Bootstrap 4 đã phát hành vào 18/01/2018. Phiên bản này được đánh giá là dễ sử dụng hơn các phiên bản trước rất nhiều.

    Đến nay, Bootstrap vẫn là cái tên được nhắc đến thường xuyên khi nói về framework và cũng là một trong những framework được sử dụng phổ biết nhất hiện nay.

    Chức năng của Bootstrap là gì?

    Chức năng của Bootstrap

    Không phải tự nhiên mà Bootstrap được đánh giá cao và được sử dụng rộng rãi như hiện tại. Nó đã được trang bị rất nhiều tính năng tương ứng. Dưới đây là những lý do nổi bật khiến bạn không thể bỏ qua Bootstrap khi xây dựng và phát triển website:

    • Bootstrap bao gồm các tập tin CSS, HTML, JavaScript,… các tập tin này được biên dịch và nén lại để dễ dàng tích hợp vào hệ thống. Giúp người dùng xây dựng một website hoàn chỉnh nhờ vào các thư viện có sẵn.
    • Bạn có thể lựa chọn các phần tử hoặc thuộc tính phù hợp, tùy chỉnh các mã nguồn mở một cách linh hoạt và dễ dàng.
    • Bootstrap không giới hạn số lần sử dụng các module hay các component, do đó bạn có thể tái sử dụng các thành phần trên trang web.
    • Để sử dụng được các hiệu ứng cao cấp, Bootstrap bắt buộc phải tích hợp JQuery. Để sử dụng được bạn cần khai báo chính xác các thuộc tính có trong JQuery.
    • File glyphicons giúp cung cấp ra các icons thông qua hệ thống thư viện, tránh việc sử dụng hình ảnh làm biểu tượng.

    Các file chính của Bootstrap

    Để Bootstrap hoạt động dưới hình thức framework thì bắt buộc phải có các loại file khác nhau. Các file này giúp cho framework thực hiện các chức năng cụ thể.

    Dưới đây là 3 file giúp các chức năng hoạt động cũng như giúp người dùng quản lý được giao diện của trang web

    • Bootstrap.CSS
    • Bootstrap.JS
    • Glyphicons

    Bootstrap.CSS

    Với Bootstrap.css bạn không cần phải căn chỉnh từng dòng hay viết đi viết lại các cú pháp CSS một cách nhàm chán nữa. Framework này sẽ giúp bạn sắp xếp và quản lý bố cục của các thành phần trong trang web. Khi HTML làm nhiệm vụ tạo ra nội dung thì CSS có vai trò là sắp xếp các nội dung đó theo một layout hoàn chỉnh. Do đó HTML và CSS cần phải tồn tại song song với nhau.

    Nhờ vào Bootstrap.css, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian vào việc chỉnh sửa các border hay line một cách thủ công. CSS sẽ giúp bạn tạo ra tính nhất quán giao diện trên nhiều trang web khác nhau.

    CSS chứa các hình ảnh, bố cục, định dạng và nhiều tiện ích khác nữa chứ không dừng lại ở mức văn bản, giúp bạn có thể sáng tạo hết sức mình trong quá trình xây dựng trang web.

    Bạn chỉ cần dẫn các trang web đến file CSS thì bất kỳ các tùy chỉnh cần thiết của bạn chỉ cần thực trên file đó mà thôi

    Có một hạn chế là do thư viện nó khổng lồ nên có rất nhiều khai báo và bộ chọn. Điều bạn cần làm là ghi nhớ những thứ đó để có thể sử dụng dễ dàng và chính xác, việc này có thể gây khó khăn và mất một chút thời gian.

    Bootstrap.JS

    Một trong các thành phần không thể thiếu để tạo nên các trang web đó là Bootstrap.js – phần động của trang web. Nó chứa các file JavaScript giúp tạo ra các hành động tương tác trên trang web. Nếu như HTML và CSS chỉ tạo ra các bố cục riêng lẻ và rời rạc thì js giúp cho các thành phần tương tác với nhau để tạo ra một action nhất định.

    JQuery giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian khi không cần phải viết nhiều cú pháp trong thời gian dài nữa. Nó là một thư viện đa nền tảng, giúp người dùng thoải mái thêm vào các tính năng khác nhau để phục vụ cho trang web.

    Một số tính năng mà JQuery có thể mang đến cho người dùng như sau:

    • Thực hiện yêu cầu của Ajax: Loại bỏ dữ liệu đến từ vị trí khác nhau một cách chủ động, linh hoạt.
    • Cho phép tích hợp plugin JavaScript.
    • Giúp tạo các hình động nhờ vào các thuộc tính của CSS, giúp trang web bớt nhàm chán.
    • Cung cấp các tính năng động cho trang web.
    • Mặc dù Bootstrap với các thuộc tính CSS và element HTML có thể hoạt động tốt, nhưng nó cần jQuery để tạo ra thiết kế responsive. Nếu không, bạn chỉ có thể sử dụng các phần tĩnh của CSS.

    Để trang web thêm phần sinh động, ngoài CSS, Bootstrap.js là thành phần không thể thiếu.

    Glyphicons

    Glyphicons là những biểu tượng (icons), những icon này là những thành phần không thể thiếu trong giao diện của một website hoàn chỉnh. Nếu như CSS tạo nên phần tĩnh, JS tạo nên phần động, thì Glyphicons chính là mảnh ghép còn lại giúp hoàn thiện trang web.

    Glyphicons hoạt động với hình thức font-icons, nên trong quá trình thiết kế website bạn có thể chỉnh sửa tùy ý icons theo ý muốn bao gồm như màu sắc, kích thước,…

    Tùy theo mức độ sử dụng bạn có thể dùng phiên bản miễn phí hay cao cấp có tính để trang web trở nổi bật và chuyên nghiệp hơn.

    Nếu muốn sử dụng các icon dạng basic cung cấp các chức năng cơ bản, phù hợp với các chức năng cần thiết, thì bạn có thể sử dụng bộ Halflings Glyphicons miễn phí đã được mở khóa sẵn.

    Nếu có nhu cầu sử dụng cao hơn, muốn sử dụng các icons độc đáo, muốn trang web không bị đại trà mà có những phong cách riêng thì bạn hoàn toàn có thể mua các bộ icons ở dạng Premium của Glyphicons.

    Bạn cũng có thể tải các biểu tượng riêng biệt và theo chủ đề xuống miễn phí trên các trang web khác nhau như Flaticon, GlyphSearch và Icons8.

    Ngoài ra, để có nhiều chủ đề icon phong phú, bạn có thể tải các icons riêng biệt từ các website cung cấp icons miễn phí như FindIcons, Icon Archive, Soft Icons, IconSeeker, …

    Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của CSS nên một số icons có thể bị thay đổi định dạng, nhưng không phải là tất cả mà có một số icons vẫn giữ được định dạng mặc định. Do đó cần lựa chọn các icons phù hợp để đảm bảo trang web không bị vỡ layout hoặc mất thẩm mỹ.

    Lý do bạn nên sử dụng Bootstrap

    Lý do bạn nên sử dụng Bootstrap
    Bootstrap là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế website

    Giữa muôn vàn ứng dụng thiết kế website hiện nay, Bootstrap vẫn có khả năng cạnh tranh cao là nhờ những đặc điểm nổi bật sau:

    Là một trong những Framework có số lượng người dùng đông đảo nhất thế giới. Bootstrap luôn phát triển để không bị bỏ lại phía sau khi càng ngày có rất nhiều Framework khác sinh ra và mang tính cạnh tranh cao.

    Dưới đây là một số lý do khiến người dùng luôn lựa chọn Bootstrap trong vô số những Framework khác:

    1. Dễ dàng thao tác.
    2. Tùy chỉnh dễ dàng.
    3. Chất lượng sản phẩm đầu ra hoàn hảo.
    4. Độ tương thích cao.

    Hãy cùng tìm hiểu chi tiết!

    Dễ dàng thao tác

    Để sử dụng được Bootstrap, bạn chỉ cần nắm được 3 mã nguồn là HTML, CSS và JavaScript thao tác với các template có sẵn trong Bootstrap. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các thành phần thiết kế một cách linh hoạt phục vụ cho trang web của mình, đồng thời có thể thay đổi hay chỉnh sửa tùy ý các mã nguồn.

    Tùy chỉnh dễ dàng

    Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo ý thích các mã nguồn mở, điều này giúp các designer có thể thiết kế website một cách linh hoạt hơn. Không ràng buộc trong một template cụ thể nào cả, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các thành phần phù hợp với bạn, đồng thời không cần tải source về máy với Bootstrap còn cung cấp cho người dùng CDN Bootstrap giúp tiết kiệm dung lượng.

    Chất lượng sản phẩm đầu ra hoàn hảo

    Bootstrap được tạo ra bởi các nhà lập trình hàng đầu trên thế giới, trước khi ra mắt sản phẩm, Bootstrap đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng trên nhiều thiết bị cũng như các nền tảng khác nhau. Ngoài ra nó còn được hỗ trợ bởi cộng đồng người dùng lớn trên toàn thế giới. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng mà Bootstrap mang lại, nó sẽ không làm bạn thất vọng.

    Độ tương thích cao

    Một điểm mạnh khác của Bootstrap là có thể tương thích với nhiều Browser, các thiết bị di động và nền tảng khác nhau. Nó giúp cho website hoạt động ổn định và không vỡ layout trên các browser phổ biến hiện nay như: Safari, Chrome, Firefox, Opera, Internet Explorer, … Bằng việc sử dụng Grid System có kết hợp với Less và Sass hỗ trợ Responsive và ưu tiên giao diện cho các thiết bị điện thoại. Nhờ vào việc tự điều chỉnh kích thước của Bootstrap, trang web của bạn vẫn có thể tương thích với nhiều kích thước màn hình khác nhau của điện thoại, máy tính bàn, tablet và laptop. Đây là một điểm rất quan trọng trong trải nghiệm người dùng.

    Hướng dẫn sử dụng Bootstrap

    Để sử dụng được Bootstrap thì hiểu khái niệm về Bootstrap thôi là chưa đủ, chúng ta cần biết cách làm thế nào để cài đặt cũng như sử dụng Bootstrap hiệu quả.

    Trước hết bạn cần cài đặt Bootstrap, và chúng ta có 2 cách cài đặt như sau:

    • Tải trực tiếp từ trang cung cấp Bootstrap.
    • Thông qua CDN Bootstrap.

    Tải Bootstrap trực tiếp từ trang getbootstrap.com

    ải Bootstrap trực tiếp từ trang getbootstrap.com

    Đầu tiên, bạn cần vào trang chủ của Bootstrap để tải và cài đặt nó vào máy tính. Cụ thể sau khi tải, Bootstrap sẽ có 2 file là CSS và JS, điều bạn cần làm là giải nén chúng và nhúng các file vừa giải nén vào HTML.

    Sau đây là ví dụ:

    {{EJS0}}

    Nhúng Bootstrap thông qua CDN

    Trong trường hợp bạn không muốn tải và lưu trữ Bootstrap trên thiết bị, bạn hoàn toàn có thể nhúng Bootstrap qua CDN (Content Delivery Network) – Mạng phân phối nội dung. Việc này giúp tiết kiệm thời gian tải xuống và cài đặt Bootstrap, đồng thời giúp dễ dàng tích hợp các CSS, JS hay JQuery, mang đến các tính năng đa dạng và trải nghiệm tốt cho người dùng.

    {{EJS1}}

    Tổng kết về Bootstrap

    Hy vọng qua những nội dung trên đây, bạn đã hiểu hơn về Bootstrap cũng như cách sử dụng nó. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ở phần bình luận, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức lập trình, quản trị website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công!

    Mua Hosting WordPress tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    wp hosting

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !