- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện toán và kỹ thuật thì hộp đen được hiểu là một thiết bị, hệ thống hoặc là đối tượng được xem xét theo các yếu tố đầu vào và đầu ra của nó. Không có bất cứ kiến thức nào về hoạt động bên trong của nó. Để có thể hiểu chi tiết hơn về Black Box là gì và Black Box Testing là gì, cùng chúng tôi lý giải ở bài viết dưới đây nhé!
Hộp đen là tên gọi của 1 loại thiết bị lưu trữ thông tin dữ liệu thường được gắn trên các phương tiện giao thông. Chúng được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với các loại phương tiện khác nhau.
Khi nói tới hộp đen Black Box là gì có nghĩa là nhắc tới 1 chiếc hộp viễn thông có chứa toàn bộ các tính năng kỹ thuật cần thiết để kết nối Internet. Đồng thời theo dõi, phát hiện cũng như ghi lại lịch sử toàn bộ dữ liệu của chiếc xe, tàu thủy, máy bay mà nó thu thập, lưu trữ và truyền tải cơ sở dữ liệu.
Bộ lưu chuyến bay gồm có 2 thiết bị thường được tích hợp làm 1 bộ lưu trữ dữ liệu chuyến bay (fight data recorder-FDR) và cockpit voice recorder-CVR (bộ ghi âm buồng lái). Những thiết bị này thường được gọi là hộp đen.
Kiểm thử hộp đen là 1 phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện không biết được cấu tạo bên trong chúng. Đây là cách mà tester sử dụng để kiểm tra xem hệ thống như 1 chiếc hộp đen khi không có cách nào nhìn thấy bên trong của nó. Quá trình đó còn được gọi là kiểm thử hướng dữ liệu hoặc kiểm thử hướng in/out.
Những người kiểm thử nên xây dựng các nhóm giá trị đầu vào mà mình sẽ thực thi đầy đủ các yêu cầu về chức năng của chương trình. Cách thức mà các tester tiếp cận với hệ thống đó là không sử dụng bất kỳ một kiến thức về cấu trúc lập trình bên trong hệ thống. Khi sử dụng Black Box, người dùng hãy xem hệ thống là 1 cấu trúc hoàn chỉnh và không thể can thiệp vào bên trong.
Black Box Testing được thực hiện chủ yếu trong Function test và System test. Sở dĩ phương pháp này được đặt tên như vậy do các chương trình phần mềm trong con mắt của các tester giống như 1 hộp đen. Bên trong đó không thể nhìn thấy được, vì vậy phương pháp này cố gắng tìm ra các lỗi trong những loại sau:
Black Box Testing là kiểu kiểm thử thành phần phần mềm (TPPM) và chỉ dựa vào những thông tin đặc tả yêu cầu và chức năng của TTPM tương ứng. Công việc kiểm thử được thực hiện bên ngoài và không liên quan tới các nhà phát triển phần mềm. Vì vậy, người kiểm thử không nhất thiết phải biết về cấu trúc bên trong của TPPM cũng như có nhiều kiến thức về lập trình.
Mức test này thường yêu cầu các tester phải viết test case một cách đầy đủ trước. Các bước thực hiện việc test hộp đen khá đơn giản, chỉ cần làm theo các mô tả trong phần test case. Tiến hành nhập dữ liệu và đợi kết quả trả về. Sau đó so sánh với các kết quả dự kiến trong phần test case.
Đối tượng được kiểm thử hộp đen là thành phần của phần mềm TPPM có thể là: 1 hàm chức năng, 1 phân hệ chức năng hoặc 1 modul chức năng.
Bất kỳ một kỹ thuật nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, Black Box Testing cũng không phải ngoại lệ. Các hệ thống phải được sử dụng rất nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau để có thể đảm bảo chất lượng của hệ thống khi tới tay người dùng.
Những tester được thực hiện từ quan điểm của người dùng và sẽ giúp đỡ họ trong việc làm sáng tỏ sự chênh lệch về thông số kỹ thuật. Phương pháp Black Box không có mối ràng buộc nào với code và nhận thức của một testet vô cùng đơn giản đó là: một source code có rất nhiều lỗi. Lúc này, bạn hãy sử dụng nguyên tắc “Hỏi và bạn sẽ nhận” những tester hộp đen sẽ tìm được nhiều bug ở nơi mà các dev không tìm thấy.
Các tester có thể không phải là IT chuyên nghiệp và không cần phải biết ngôn ngữ lập trình hoặc làm sao các phần mềm được thực hiện. Những tester còn có thể được thực hiện bởi 1 cơ quan độc lập từ các developer, cho phép người dùng có cái nhìn khách quan và tránh được sự phát triển thiên vụ. Toàn bộ yêu cầu của hệ thống sẽ được kiểm thử một cách chính xác. Thiết kế kịch bản nhanh ngay cả khi các yêu cầu chức năng được xác định.
Toàn bộ dữ liệu đầu vào yêu cầu 1 khối lượng mẫu (sample) khá là lớn. Rất nhiều dự án không có các thông số rõ ràng thì việc thiết kế test case sẽ vô cùng khó khăn. Do đó người dùng sẽ khó khăn hơn trong việc viết kịch bản kiểm thử. Lúc này bạn cần phải xác định toàn bộ các yếu tố đầu vào và thiếu cả thời gian cho quá trình tập hơn này.
Khả năng bản thân các kỹ sư lạc lối trong quá trình kiểm thử là rất cao. Chỉ có 1 số lượng nhỏ các đầu vào có thể được kiểm tra và rất nhiều đường dẫn chương trình sẽ được để lại chưa được check.
Black box test được dùng thích hợp nhất trong việc kiểm thử hệ thống (System test) và Acceptance test (kiểm thử chấp nhận). Bên cạnh đó kiểu test này còn được sử dụng trong nhiều cấp độ khác nhau như là: kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật trong kiểm thử hộp đen, cùng theo dõi nhé!
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: Black box là gì và Black box test là gì? Nếu như muốn phát triển website của mình, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp sau của BKHOST để hiểu hơn về các dịch vụ hỗ trợ hữu ích như dịch vụ host giá rẻ, dịch vụ VPS.. của chúng tôi nhé!
Mua Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST
Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay: