Nội dung bài viết
#

WLAN là gì? Kiến thức cơ bản về mạng cục bộ không dây

Nội dung bài viết

    Các văn phòng hoặc tổ chức hiện nay khi làm việc luôn cần phải có hệ thống máy tính lớn được kết nối mạng LAN.

    Tuy nhiên để tạo nên một hệ thống mạng LAN cần phải có nhiều dây nhợ và những bước cài đặt có phần rườm rà. Thay vào đó, nhiều nơi đã lựa chọn sử dụng mạng WLAN.

    Vậy mạng WLAN là gì? Hãy cùng BKHOST tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại mạng này.

    WLAN là gì?

    WLAN là gì?

    Trước khi tìm hiểu về WLAN, ta cần hiểu về khái niệm mạng LAN. LAN viết tắt của từ Local Area Network, có nghĩa là mạng cục bộ. Nó có thể kết nối nhiều máy tính tạo thành một mạng lưới để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Để kết nối mạng LAN, các thiết bị cần có cáp Ethernet, cáp quang,…

    WLAN là viết tắt của Wireless Local Area Network, được dịch là mạng cục bộ không dây. Khác với mạng LAN, mạng WLAN sẽ truyền tín hiệu thông qua sóng vô tuyến, vi sóng thay vì tín hiệu điện qua dây cáp.

    Ta có thể chuyển đổi mạng LAN thành WLAN nhờ các điểm truy cập hoặc bộ định tuyến. Nhờ khả năng chuyển đổi này, các thiết bị trong mạng WLAN có thể giao tiếp với hệ thống trong mạng LAN dễ dàng hơn nhiều.

    Mạng LAN không dây hoạt động trên tần số nằm trong khoảng 2,5 GHz hoặc 5GHz. Có nhiều chuẩn WLAN khác nhau giúp đa dạng hóa tốc độ dữ liệu và phạm vi ảnh hưởng của mạng. Một số chuẩn WLAN phổ biến là 11a, 11b, 11g, 11n, 11ac và một số loại mạng khác.

    Tiêu chuẩn WLAN

    Hiện nay có nhiều thiết bị WLAN trên thị trường. Những thiết bị này được thiết kế và phát triển theo tiêu chuẩn IEEE. Một số phiên bản của tiêu chuẩn này dựa trên yêu cầu về tần số RF, vùng bao phủ và tốc độ tải là IEEE-802.11a, IEEE-802.11b, IEEE-802.11g, IEEE-802.11n,…

    Sau đây là sự khác biệt giữa các chuẩn IEEE 802.11a, IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n.

    • IEEE 802.11a có lớp hỗ trợ vật lý OFDM và hoạt động ở tần số trung tâm RF 5 GHz.
    • IEEE 802.11b được trang bị lớp DSSS / CCK.
    • IEEE 802.11g hỗ trợ cả 11a và 11b và hỗ trợ tần số trung tâm RF 2,4 GHz và 5 GHz.
    • IEEE 802.11n có OFDM và MIMO giúp nâng cao tốc độ dữ liệu. Nó có hỗ trợ băng thông 40MHz giúp tăng tốc độ quét cao hơn.

    Thiết bị WLAN

    Trong hệ thống mạng WLAN, người ta đã xác định được có hai thiết bị chính là Access point (bộ định tuyến, viết tắt là AP) và Station (client, viết tắt là STA). Cả hai bộ phận này cần tuân theo tiêu chuẩn WLAN để thiết lập thành công mạng wifi hoặc WLAN.

    Khung WLAN là gì?

    Khung WLAN là thành phần quan trọng của WLAN. Khung này bao gồm nhiều thành phần khác nhau cấu tạo thành. Đó là:

    • Header PLCP và Data MAC PDU.
    • PLCP Header cung cấp thông tin (ví dụ: độ dài, điều chế, tốc độ mã) của DATA Burst.
    • Data MAC PDU bao gồm Header, Payload và CRC.

    Hiện nay, người ta đã xác định có ba loại khung chính được sử dụng trong mạng WLAN là:

    • Khung điều khiển giúp thiết bị nhận biết tín hiệu sóng mang và điều phối quá trình thu nhận kênh tới STA.
    • Khung quản lý dùng để thiết lập kết nối và duy trì chúng một cách ổn định.
    • Khung dữ liệu dùng để truyền dữ liệu và được sử dụng bởi STA.

    Các kênh WLAN

    Các kênh mạng WLAN chủ yếu hoạt động trên tần số RF 2,4GHz và 5GHz với các băng thông khác nhau. Dưới đây là một số kênh WLAN phổ biến hiện nay trên thế giới.

    • Các kênh 11b có băng thông 22MHz của Bắc Mỹ là kênh 1, 6 và 11.
    • Các kênh 11b có băng thông 22MHz, châu u (trừ Pháp và Tây Ban Nha) là kênh 1, 7 và 13.
    • Các kênh 11n với băng thông 40MHz và 33,75 MHz gồm có kênh 3 và 11.
    • Các kênh 11g/11n với băng thông bị chiếm khoảng 16,25 MHz gồm có kênh 1, 5, 9 và 13.

    Ứng dụng của WLAN

    Mạng WLAN có nhiều ưu điểm hơn so với LAN. Do đó, người ta đã ứng dụng nó vào nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là 4 ứng dụng gần gũi và phổ biến nhất của WLAN.

    • WLAN có thể khắc phục các nhược điểm của mạng LAN bằng cách thêm các PC bổ sung (với thẻ WLAN PCI) và các thiết bị WLAN khác (máy tính xách tay, ipad, máy tính bảng) dễ dàng và tiện lợi mà không cần sử dụng dây cáp.
    • Vì khả năng kết nối không dây, WLAN có thể gia tăng phạm vi kết nối. Hai thiết bị ở hai khoảng cách gần nhau có thể kết nối với WLAN mà không cần đấu dây.
    • Với các địa điểm công cộng, mạng không dây sẽ giúp tạo các điểm phát wifi tiện dụng hơn.
    • Kết nối mạng Adhoc của các thiết bị tạm thời mà không cần bất kỳ máy chủ nào.

    Tổng kết về WLAN

    Đây là loại mạng rất được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến vì tính tiện dụng và linh hoạt cho nhiều địa điểm phát mạng khác nhau. Thông qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp các thông tin cơ bản nhất về mạng không dây WLAN.

    Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

    Thuê Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    thuê vps

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Chat ngay qua Zalo
    Chat ngay qua Messenger
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !