Nội dung bài viết
#

Top 7 cách phòng chống tấn công DDoS hiệu quả nhất

Nội dung bài viết

    Tấn công DDoS là một trong những dạng tấn công mạng phổ biến và gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp. Nó làm nghẽn lưu lượng băng thông (hiểu đơn giản nó giống như việc tắc đường), khiến việc truy cập vào trang web của bạn bị chập chờn, thậm chí có thể dẫn đến mất quyền kiểm soát website.

    Vậy làm thế nào để bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS?

    Hãy cùng BKHOST tìm hiểu về vấn đề này.

    DDoS là gì?

    DDoS là viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service – có nghĩa là tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Thông thường, hacker sẽ tạo ra rất nhiều yêu cầu người dùng giả mạo hướng đến trang web, làm cho nó bị quá tải và không thể xử lý các yêu cầu từ phía người dùng.

    DDoS là gì?
    DDoS là một kiểu tấn công mạng phổ biến và nguy hiểm

    Điều này làm cho việc truy cập web của những người dùng bị chập chờn, hoặc có thể khiến cho trang web bị offline, mất quyền điều khiển…

    Các phương thức tấn công DDOS cơ bản

    Những hacker với ý đồ xấu muốn tấn công để vô hiệu hóa website của bạn, chúng có thể sử dụng cách tấn công khác nhau. Có 3 cách cơ bản (và được sử dụng phổ biến) để thực hiện một cuộc tấn công DDoS. Đó là:

    1. Sử dụng lưu lượng truy cập cao làm tràn ngập băng thông: Hacker sẽ tạo ra muôn vàn yêu cầu truy cập trang web, làm cho tài nguyên server hao hụt quá mức, cuối cùng là khiến cho trang web bị quá tải và không thể hoạt động.
    2. Sử dụng lưu lượng có mục tiêu: Tấn công vào một ứng dụng lưu trữ trên web server bằng cách tăng tải lên nó, khiến cho nó bị crash.
    3. Tấn công nhiều lớp: Tấn công đồng thời cả website và ứng dụng lưu trữ cho đến khi chúng bị crash.

    DDoS là một dạng tấn công mạng rất tinh vi và khó để bị phát hiện IP nguồn, bởi các lưu lượng truy cập bất hợp pháp này được hacker tạo ra từ rất nhiều địa chỉ IP khác nhau.

    Tìm hiểu thêm:

    • IP website là gì? Cách kiểm tra IP website nhanh và đơn giản.
    • TCP IP là gì? Ưu, nhược điểm và chức năng của giao thức TCP/IP.

    Các cuộc tấn công DDoS có thể đến từ những đối thủ cạnh tranh của bạn, chúng muốn tấn công trang web nhằm mục đích gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp bạn.

    Nếu bạn đang vận hành các website bán hàng hoặc dịch vụ trực tuyến, thì những cuộc tấn công DDoS sẽ làm gián đoạn hoạt động online của bạn. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín của bạn.

    Các cách phòng chống DDoS cho Website

    Các cuộc tấn công DDoS có thể gây ra những thiệt hại vô cùng lớn đối với nạn nhân. Tuy nhiên, cách phòng chống nó lại khá đơn giản, chỉ cần bạn hiểu và nắm vững 7 cách phòng chống DDoS cho Website / VPS / Server dưới đây:

    Cách 1: Nâng cấp phần cứng mạng

    Đầu tư nâng cấp phần cứng mạng chất lượng tốt hơn sẽ giúp bạn phát hiện sớm các cuộc tấn công DDoS, thậm chí có thể ngăn chặn chúng.

    Phần cứng mạng bao gồm các thành phần như router, cable, switch và card mạng.

    phương thức tấn công DDOS cơ bản
    Nâng cấp phần cứng mạng là cách phòng chống các cuộc tấn công DDoS hiệu quả nhất

    Một trong những cách phòng chống DDoS hiệu quả đó là sửa cài đặt tường lửa, để nó có thể ngăn chặn các yêu cầu không hợp lệ. Phương pháp này phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp được sử dụng trong nội bộ công ty.

    Đối với các doanh nghiệp nhỏ hay những cá nhân webmaster đơn lẻ, thì việc đầu tư mua sắm những thiết bị phần cứng mạng đắt tiền có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, họ cũng thường không có đủ tài nguyên và các kĩ năng cần thiết để vận hành một hệ thống phần cứng mạng riêng biệt.

    Vậy nên, lời khuyên của BKHOST là bạn nên sử dụng dịch vụ lưu trữ của những nhà cung cấp uy tín, làm như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí mua sắm và duy trì hoạt động của các thiết bị đắt tiền này.

    Cách 2: Fix lỗ hổng website

    Một trong những cách chống lại DDoS hữu hiệu nhất đó là fix các lỗ hổng của website. Một website được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mạnh mẽ, dịch vụ lưu trữ tốt thì xác suất bị DDoS sẽ bị giảm thiểu đi rất nhiều…

    Nếu website của bạn được xây dựng trên nền tảng mã nguồn WordPress, thì hãy thường xuyên cập nhật các phiên bản mới nhất của nhà phát triển. Sau khi nâng cấp lên phiên bản mới, website của bạn sẽ được bảo vệ khỏi DDoS bằng các biện pháp mới nhất.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số plugin bảo mật. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cẩn thận, tránh việc cài đặt quá nhiều plugin và quan trọng nhất là hãy sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao.

    Cách 3: Sử dụng WAF và CDN

    WAF là viết tắt của cụm từ Web Application Firewall – tức là tường lửa ứng dụng web. Đây là một cách chống DDoS hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng. WAF có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS bằng cách theo dõi sự thay đổi bất thường của lưu lượng và ngăn chặn chúng.

    Một cách nữa tránh được những hiểm họa đến từ DDoS là sử dụng mạng lưới phân phối nội dung (CDN). CDN hoạt động trên nguyên tắc phân tán lưu lượng lên các máy chủ trên toàn cầu, làm cân bằng lưu lượng truy cập hướng vào trang web. Xem bài viết chi tiết: CDN là gì?

    Một khi bạn sử dụng CDN thì các hacker sẽ rất khó để khởi động các cuộc tấn công DDoS nhắm vào bạn. Sử dụng CDN được coi là một phương pháp tuyệt vời để chống lại các cuộc tấn công DDoS.

    Cách 4: Nâng cấp web server

    Để tăng cường sức mạnh xử lý cho web server (Hosting hoặc VPS, Cloud Server), bạn cần nâng cấp các thiết bị phần cứng như CPU, RAM, Disk Space,… Và tất nhiên không thể thiếu băng thông đường truyền internet.

    Để dễ hiểu, chúng ta sẽ xem xét qua một ví dụ sau đây: Giả sử tại cùng một thời điểm, web server của bạn chỉ có thể đáp ứng được một số lượng yêu cầu truy vấn của khoảng 1 triệu user. Vậy, nếu như hacker có thể tạo ra một lượng traffic ảo lớn hơn 1 triệu (giả sử 2 triệu user giả). Khi đó website của bạn sẽ chắc chắn “sập”.

    Tóm lại, việc nâng cấp web server sẽ giúp bạn phần nào phòng chống được những đợt tấn công DDoS. Mặt khác, cũng giúp cho website của bạn phục vụ được nhiều khách hàng hơn, từ đó mang lại doanh thu tốt hơn.

    Cách 5: Phân tán cơ sở hạ tầng

    Phân tán cơ sở hạ tầng là một cách để gây khó khăn cho các hacker khi thực hiện các cuộc tấn công DDoS. Bạn hãy đảm bảo rằng các server được phân tán ở nhiều nơi khác nhau.

    Các Data Center phải được trang bị hệ thống load balance tốt nhằm mục đích phân tán lưu lượng giữa chúng. Khi khoảng cách giữa các trung tâm càng xa (có thể đặt tại các châu lục hoặc quốc gia khác nhau) thì khả năng chống lại các cuộc tấn công DDoS sẽ tốt hơn.

    Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao, bạn cần chắc chắn rằng các Data Center được kết nối với các mạng khác nhau và đảm bảo trao đổi dữ liệu thông suốt giữa các mạng này.

    Cách 6: Bảo vệ DNS Server

    Phương pháp tiếp theo để chống lại DDoS đó là đặt các DNS server ở các Data Center khác nhau. Đồng thời trang bị các bộ load balance để cân bằng lưu lượng. Bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp DNS dựa trên nền tảng cloud, để có băng thông cao hơn và xuất hiện ở nhiều trung tâm dữ liệu hơn.

    Cách 7: Sử dụng phần cứng Anti-DDoS và module phần mềm

    Trang bị tường lửa mạng và tường lửa ứng dụng web chuyên dụng là một trong những phương pháp hiệu quả để chống lại DDos. Bộ load balance là một thành phần không thể thiếu để đảm bảo cân bằng dữ liệu trong công cuộc phòng chống DDoS.

    Hiện tại, nhiều nhà sản xuất linh kiện phần cứng còn đảm bảo cung cấp thêm dịch vụ bảo vệ phần mềm khỏi DDoS. Cơ chế là sẽ theo dõi số lượng kết nối không dây đang tồn tại, khi các kết nối này đạt tới một số lượng nhất định nó sẽ bị xóa. Làm như vậy có thể bảo vệ phần mềm khỏi các cuộc tấn công DDoS flood SYN.

    Ngoài ra, một số phần mềm web server còn được tích hợp các module chuyên dụng. Chẳng hạn như Apache 2.2.15 được trang bị module mod_reqtimeout để chống lại các cuộc tấn công DDoS ở lớp ứng dụng.

    Tổng kết về cách phòng chống DDoS

    Trên đây là nội dung chi tiết 7 cách phòng chống tấn công DDoS hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong việc bảo vệ website của mình khỏi những sự cố đáng tiếc.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment ở bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn cũng có thể truy cập Blog của BKHOST để đọc thêm nhiều bài viết hay về chủ đề quản trị website, domain, hosting, server, email…

    Chúc bạn thành công!

    Mua Hosting WordPress tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    mua hosting wordpress

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !