SOA là gì? SOA là cụm từ tiếng Anh viết tắt của Service Oriented Architecture và được hiểu là kiến trúc hướng dịch vụ. Đây là một kiểu thiết kế phần mềm nơi các thành phần khác nhau bởi nhiều thành phần ứng dụng thông qua một giao thức truyền thông trên mạng.
Các nguyên tắc cơ bản của SOA đó là độc lập với các nhà cung cấp, sản phẩm và công nghệ.
Ngoài khái niệm trên, SOA còn được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau, cùng chúng tôi khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
SOA là gì?
Kiến trúc SOA là gì? Hiểu ngắn gọn nhất thì SOA là một mẫu thiết kế được cung cấp cho các ứng dụng thông qua giao thức. Khái niệm này là duy nhất và không gắn liền với bất cứ ngôn ngữ lập trình hoặc nền tảng nào. Đa phần web service là một công nghệ của SOA.
Về cơ bản, SOA là tập hợp toàn bộ các dịch vụ kết nối “mềm dẻo” với nhau và có giao tiếp. Chúng được định nghĩa một cách rõ ràng, hoàn toàn độc lập với nền tảng hệ thống và có thể tái sử dụng. Đây là cấp độ cao hơn của việc phát triển ứng dụng chú trọng tới quy trình nghiệp vụ và sử dụng giao tiếp chuẩn để che đi sự phức tạp của kỹ thuật bên dưới.
Ngoài ra, SOA còn được hiểu theo nhiều ý khác nhau như:
- Một kiểu kiến trúc phần mềm bao gồm nhiều thành phần độc lập được thể hiện thành nhiều dịch vụ (service). Tương ứng với mỗi dịch vụ sẽ thực hiện một quy trình nghiệp vụ nào đó của doanh nghiệp.
- Toàn bộ các thành phần được kết nối với nhau qua cổng giao tiếp và có tính kế thừa các thành phần đang tồn tại. Sự tương tác giữa chúng không cần phải quan tâm tới việc chúng được phát triển trên bất cứ nền tảng công nghệ nào. Chính điều này đã khiến hệ thống có thể mở rộng và tích hợp dễ dàng hơn.
- Bản ghi SOA (SOA Record) còn được hiểu là “Start of Authority”, đây là thông tin xác nhận từ phía máy chủ tiếp nhận của tên miền(domain). Thông thường thì tên miền sẽ sử dụng 1 cặp DNS nào đó để có thể trỏ về 1 hoặc nhiều máy chủ DNS. Tại đây, các máy chủ DNS có trách nhiệm cung cấp thông tin bản ghi DNS của hệ thống cho tên miền này để nó có thể hoạt động tốt hơn. SOA còn được coi như dấu hiệu nhận biết của hệ thống về tên miền này.
Ưu điểm của kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Về bản chất thì SOA chỉ đơn thuần là sự đáp ứng đối với một thách thức ngày càng lớn. Đó cũng là yêu cầu thực tế của doanh nghiệp ngày càng thay đổi tới mức các cấu trúc ứng dụng kiểu truyền thống khó có thể giải quyết được. SOA xuất hiện nhằm giải quyết các yêu cầu đó bằng cách trợ giúp cho hoạt động doanh nghiệp dễ dàng quản lý, linh hoạt và sẵn sàng với bất kỳ thay đổi nào. Theo chia sẻ của một chuyên gia IBM từng nói thì: “SOA được xây dựng để thay đổi chứ không phải chỉ để tồn tại”. SOA sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Khả năng tái sử dụng phần mềm: Nếu như một dịch vụ có quy mô và kích thước phù hợp sau đó nó sẽ được tái sử dụng cho những lần tiếp theo. Công ty phần mềm Groove Technology (app & software company) nhận định rằng điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm công sức phát triển cũng như chi phí về mặt tài chính cho nhà phát triển phần mềm và các khách hàng (công ty/doanh nghiệp).
- Đảm bảo tính linh hoạt khi mở rộng, kết nối và tích hợp: Trong kiến trúc SOA sử dụng giao thức Soap nên có thể mở rộng quy mô dễ dàng. Ngoài ra có thể kết nối nhiều ứng dụng được viết bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Tiết kiệm thời gian, tăng năng suất làm việc: Đối với một công ty thường xuyên xây dựng những hệ thống mới dựa trên các chức năng tương tự sẽ tiết kiệm được thời gian phát triển, kiểm thửu và tích hợp đó vào trong các phần mềm nhỏ tương tự. Hơn nữa, hiệu suất làm việc cũng được gia tăng nếu như các lập trình viên tái sử dụng các dịch vụ của SOA.
Lợi ích của việc sử dụng mô hình SOA
Mô hình SOA có nhiều ưu thế hơn so với truyền thống (cụ thể như mô hình ứng dụng hoặc mô hình hướng lập trình). Trong khi SOA chủ yếu tập trung nguồn lực để phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động cũng như quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên những đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ ràng chi tiết, bổ sung các thành phần, sửa đổi hoặc loại bỏ chúng.
Vì vậy, hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế với mục đích đáp ứng các quy trình nghiệp vụ. Thay cho việc quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để có thể tận dụng các tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều cơ quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển trước đó.
Khi sử dụng mô hình SOA, các đơn vị cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển các phần mềm. Điều này mang lại một số lợi ích cho người dùng như sau:
- Giảm thiểu một khoản chi phí trong quá trình phát triển
- Giảm thiểu các yêu cầu về đào tạo và kỹ năng.
- Khoản phí bảo hành thấp
- Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Định hướng kinh doanh: SOA được ví như một bức tranh lớn của toàn bộ quy trình kinh doanh và dòng dịch chuyển của một công ty. Theo đó những người làm kinh doanh đầu tiên có thể hình dung toàn bộ quy trình được xây dựng theo quan điểm của công nghệ.
- Nâng cao vị thế của ngành công nghệ thông tin.
Với việc phát triển và tập hợp danh mục những sản phẩm/dịch vụ, các nhà phát triển có một bộ sưu tập những modun phần mềm có sẵn có thể dùng để lắp ghép lên một hệ thống mới. Danh mục này sẽ nhanh chóng được gia tăng về quy mô và số lượng giúp cho việc phát triển các hệ thống mới thuận tiện và nhanh chóng hơn. Khả năng sử dụng lại dịch vụ này cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi bổ sung thêm các tính năng mới vào hệ thống.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc lý giải kiến trúc soa là gì? Qua đây, chắc hẳn các bạn cũng biết được tầm quan trọng của mô hình SOA đối với việc phát triển của hoạt động kinh doanh của các cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nếu như quan tâm tới các gói dịch vụ hosting, tên miền, cho thuê VPS, SSL,… uy tín và chất lượng, đừng quên theo dõi các bài viết của BKHost nhé!