- Tổng đài 24/7: 1800 646 881
- Đăng nhập
- 3
SaaS là viết tắt của Software as a Service, đây là một trong những dạng điện toán đám mây vô cùng phổ biến, cũng được biết đến là mô hình phân phối dịch vụ cho ứng dụng phần mềm. Các nhà cung cấp bán dịch vụ trên phần mềm chứ không bán phần mềm. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là họ sáng tạo, phát triển một phần mềm, cho chúng chạy trên nền web, khách hàng có thể truy cập qua mạng từ xa khi đã trả một khoản phí đăng ký theo tháng, quý hoặc là năm. SaaS được coi là sự phát triển, là mô hình 4.0 ưu việt so với phần mềm on-premise (một dạng phần mềm sử dụng vĩnh viễn được doanh nghiệp mua lại).
Tìm hiểu những ưu điểm vượt trội giúp cho SaaS ngày càng phổ biến trên thị trường công nghệ ngày nay.
Khi sử dụng SaaS, doanh nghiệp của bạn sẽ không phải cài đặt và chạy phần mềm khác trên hệ thống. Đồng nghĩa rằng bạn đang tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn ví dụ như: phí chi trả cho việc mua giấy phép sử dụng phần mềm, chi phí để lắp đặt các phần cứng, chi phí dùng để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (nhiều doanh nghiệp phải trả chi phí lên tới khoảng 40.000USD để dùng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP).
Xuyên suốt trong quá trình sử dụng, bạn không phải trả thêm các khoản phí hỗ trợ, bảo trì định kì như phần mềm on-premise (khoảng 15 – 20%), thêm một lý do để bạn cân nhắc chọn phần mềm SaaS.
Hiện nay, mô hình SaaS chủ yếu bán dịch vụ phần mềm dưới hai hình thức:
Bất kể là bạn sử dụng Freemium hay mua Premium thì khi sủ dụng, nếu thấy không hài lòng và không muốn sử dụng thì bạn đều có thể ngay lập tức ngừng sử dụng bất kì lúc nào bạn muốn, không bị ràng buộc bởi bất kì yếu tố nào. Ngay cả chi phí bạn đã trả để sử dụng sẽ được ngừng tính phí ngay tại thời điểm bạn kết thúc.
Bài toán cho chi phí nhân lực cũng được giảm đi rất nhiều. Thông thường doanh nghiệp cần tới ít nhất 6 tháng mới có thể lắp đặt được hệ thống on-premise, việc lắp đặt này cũng kéo theo cả một hệ thống nhân viên kỹ thuật lớn cùng cả đội ngũ hỗ trợ. Tuy nhiên, với quá trình lắp đặt SaaS, doanh nghiệp của bạn chỉ cần 1-2 nhân viên thuộc nhà cung cấp SaaS, họ cũng chỉ tốn khoảng tầm 2 ngày để hoàn thành các công việc như thiết lập tài khoản, thực hiện training cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp cách sử dụng phần mềm. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí, với những ưu điểm này thì SaaS đều vượt trội hơn rất nhiều.
Đối với người dùng sử dụng của mô hình SaaS, bạn không cần có riêng bộ phận IT túc trực để xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh nữa. Việc này sẽ được đảm bảo từ phía nhà cung cấp dịch vụ, nếu có bất kì lỗi nào ví dụ fix bugs, duy trì bảo mật, duy trì hệ thống chạy trơn tru,….các bạn yên tâm hoàn toàn cứ để họ lo. Với đội ngũ chuyên tester, IT hùng mạnh, bạn được cung cấp các dịch vụ tốt nhất.
SaaS luôn được cập nhật thường xuyên. Điều này giúp tối ưu hóa các chức năng cũ, thêm các tính năng mới tân tiến hơn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp rất nhiều vì bạn chẳng cần phải lo mất thêm chi phí mua bản mới phát hành hoặc các bản fix lỗi.
Các phần mềm trong SaaS đều được tối ưu hệ thống API, là giao diện lập trình ứng dụng mở, giúp đồng nhất, trao đổi thông tin giữa các ứng dụng từ nhiều bên khác nhau. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp bạn và doanh nghiệp tiếp cận nhanh các công nghệ mới, trực tiếp trên hệ thống của mình.
PaaS khác với SaaS, Paas cung cấp nền tảng để phát triển ứng dụng. Thông thường, bạn sẽ phải cài IDE, hoặc chạy máy chủ ảo cloud,…, điều đó không cần khi sử dụng PaaS, đỡ tốn thời gian cài đặt, bớt đi một khoản chi phí mua IDE.
Một ví dụ điển hình đó là các trang web hỗ trợ tạo ứng dụng di động online. Khi bạn tìm kiếm từ khóa về “create mobile online app”, phần lớn các kết quả sẽ gợi ý cho các bạn những web cho bạn làm điều này.
PaaS là một trong 3 hình thức của điện toán đám mây, giúp đơn giản hóa cho việc phát triển ứng dụng trên nền web. Hãy tiến tới chi tiết để biết thêm PaaS sở hữu những ưu điểm gì ngay dưới đây.
Công dụng đầu tiên của PaaS phải nhắc đến đó là nó giúp xây dựng nhanh ứng dụng. Người phát triển không cần qua lo về các vấn đề xây dựng, cấu hình, vấn đề tự cung cấp cơ sở hạ tầng,…Khi sử dụng PaaS, họ chỉ cần quan tâm đến việc viết code, check ứng dụng, các vấn đề khác sẽ được phía nhà cung cấp PaaS chịu trách nhiệm.
Các quá trình từ việc xây dựng, thử nghiệm, sau đó fix lỗi, lưu trữ và cập nhật ứng dụng người dùng đều có thể làm trọn vẹn từ đầu tới cuối trên PaaS. Việc này rất quan trọng, vì khi đó nhà phát triển có thể chắc chắn rằng các ứng dụng web của họ đã hoạt động trơn tru, sẵn sàng ra mắt, đơn giản hóa quá trình nâng cấp ứng dụng.
Chi phí để sử dụng PaaS rẻ hơn nhiều, lại mang lại hiệu quả hơn nhiều so với IaaS. Việc không phải quản lý máy chủ với PaaS đã giúp làm giảm tổng chi phí quản lý được giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, bạn có thể chọn hình thức thanh toán là dùng đến đâu, thanh toán đến đấy (pay as you go). Khi đó doanh nghiệp chỉ cần phải trả tiền cho nguồn lực của máy tính mà ứng dụng đó tiêu hao, lại tiết kiệm thêm được một khoản tiền cho nhà phát triển. Lưu ý là vẫn có những nhà cung cấp thu một khoản phí mặc định hàng tháng và mỗi công ty có khung giá khác nhau.
Các nhà cung cấp PaaS sẽ đăng ký toàn bộ bản quyền cho các công cụ phát triển, hệ điều hành, các ứng dụng khác trên nền tảng.
Chỉ cần có kết nối với Internet là bạn có thể truy cập PaaS, ngồi ở đâu bạn cũng có khả năng tiến hành xây dựng ứng dụng trình duyệt web. Trong môi trường ứng dụng không lưu trữ cục bộ nên việc tương tác với ứng dụng rất linh hoạt. Tạo điều kiện giải quyết công việc đa quốc gia. Nhưng cũng vì thế mà các nhà phát triển có ít quyền kiểm soát môi trường thiết kế sản phẩm một chút.
PaaS hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau: Node.js, Java, Ruby, C#, Go, Python, hoặc PHP, tùy thuộc vào nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây. Linh hoạt cho việc sử dụng các library, framework
Điểm khác biệt giữa IaaS so với cả SaaS hay PaaS đó là người dùng sẽ chịu hoàn toàn việc quản lý hệ thống, ứng dụng, thời gian chạy, phần mềm trung gian, hệ điều hành và cả dữ liệu của mình.
Và thêm cả những chức năng ứng dụng cao khác như: cho phép dễ dàng triển khai tự động; cho phép khách hàng toàn quyền quản lý cơ sở hạ tầng; hỗ trợ người dùng mua tài nguyên khi cần thiết và cả khả năng mở rộng cao.
Thông qua bài viết, các bạn đã có thể nắm được khái niệm SaaS là gì, PaaS là gì, IaaS là gì. Đồng thời cả những ưu điểm riêng để chọn ra được mô hình phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn. Hãy nhớ đón đọc thêm các bài viết khác trên blog của BKHOST nhé!
Mua Hosting tại BKHOST
Khuyến mãi giảm giá cực sâu, chỉ từ 5k/tháng. Đăng ký ngay hôm nay: