Nội dung bài viết
#

Metadata là gì? Chức năng và cách sử dụng Metadata

Nội dung bài viết

    Metadata là siêu dữ liệu được sử dụng để cung cấp các thông tin về dữ liệu khác. Một số loại Metadata sẽ rất đa dạng về đặc điểm và tính năng.

    Vậy cụ thể các chức năng đó là gì? Cách sử dụng các loại Metadata như thế nào để có hiệu quả tối đa?

    BKHOST sẽ đem đến cho bạn lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

    Metadata là gì?

    Metadata la gi
    Metadata là gì?

    Metadata là siêu dữ liệu tham chiếu có khả năng cung cấp thông tin về dữ liệu khác. Trong Zen and the Art of Metadata Maintenance, John W. Warren mô tả siêu cấu trúc dữ liệu là “both a universe and DNA”.

    Metadata giúp tóm tắt thông tin cơ bản về dữ liệu. Nhờ vào đó, bạn có thể sử dụng các dữ liệu này hoặc các phiên bản dữ liệu khác cũng như tìm kiếm chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho các tập tin máy tính, hình ảnh, cơ sở dữ liệu quan hệ, video, tệp âm thanh hoặc trang web.

    Hầu hết các trang web đều lựa chọn sử dụng Metadata để mô tả nội dung và từ các khoá được liên kết. Dữ liệu có độ chính xác và chi tiết thế nào cũng là một yếu tố khiến cho người dùng muốn hoặc không muốn truy cập vào trang web.

    Cuối thập niên 1990, trong một tìm kiếm, người ta xác định vị trí bằng các thẻ meta. Đồng thời, với sự gia tăng SEO nên nhiều trang web sử dụng nhiều Metadata từ khoá để đánh lừa các công cụ tìm kiếm rằng đó là những trang web phù hợp.

    Các công cụ tìm kiếm hạn chế sự phụ thuộc vào các thẻ meta để ngăn chặn khả năng đánh lừa hệ thống của các trang web bằng cách thường xuyên thay đổi tiêu chí xếp hạng. Chẳng hạn như Google liên tục tạo ra, nâng cấp và thay đổi các thuật toán dùng cho việc quyết định thứ hạng để tránh việc gian lận từ các trang web.

    Metadata thủ công có độ chính xác cao hơn bởi người dùng có thể nhập bất cứ thông tin liên quan nào giúp hỗ trợ mô tả tệp. Còn với Metadata tự động chứa nhiều thông tin cơ bản hơn và được hiển thị dưới dạng kích thước tệp, phần mở rộng tệp, thời điểm và người tạo tệp.

    Các trường hợp sử dụng Metadata

    Metadata được tạo khi bất cứ tài liệu, tệp hoặc một thông tin nào đó được sửa đổi hoặc xóa bỏ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm tăng tuổi thọ của dữ liệu hiện tại bằng cách cho phép người dùng tìm kiếm ra những phương pháp áp dụng mới.

    Metadata cho phép nhiều đối tượng tự động xác định và ghép nối tương thích với nhau nhằm tối ưu hoá việc sử dụng nội dung dữ liệu. Những công cụ search sẽ kiểm tra và phân tích Metadata có liên kết HTML. Việc phân tích này nhằm xác định những gì sẽ hiển thị trên các trang web.

    Ngôn ngữ của Metadata khá đơn giản và phù hợp với hầu hết hệ thống máy tính và người dùng. Ở một mức độ tiêu chuẩn hoá hỗ trợ khả năng tương tác và tích hợp hiệu quả hơn giữa ứng dụng và các hệ thống thông tin khác nhau.

    Một số công ty về lĩnh vực kỹ thuật số, dịch vụ tài chính hay chăm sóc sức khoẻ sử dụng Metadata để thu thập các thông tin chi tiết về cách cải tiến sản phẩm hoặc nâng cấp quy trình. Hiện nay, công nghệ AI ngày càng phát triển là nền tảng hỗ trợ quản lý Metadata tốt hơn bằng cách lập danh mục và gắn thẻ nội dung thông tin.

    Lịch sử và nguồn gốc của Metadata

    Năm 1969, Jack E. Myers là người sáng lập ra Metadata Information Partners đã cho ra mắt thuật ngữ Metadata. Đến năm 1986, Myers đã hoàn tất việc đăng ký nhãn hiệu cho Metadata.

    Trong một bài báo học thuật xuất bản năm 1967, các giáo sư David Griffel và Stuart McIntosh của Viện Công nghệ Massachusetts đã mô tả Metadata là “một bản ghi… của các bản ghi dữ liệu”. Ngoài ra, họ còn cho biết rằng cần có “phương pháp tiếp cận siêu ngôn ngữ” hay “ngôn ngữ meta” giúp hệ thống máy tính phân tích đúng dữ liệu này và bối cảnh của nó với các phần dữ liệu có liên quan khác.

    Năm 1964, Philip R. Bagley đã thực hiện luận án về việc tạo ra phần tử Metadata. Mặc dù luận án này không được phê duyệt nhưng nó vẫn được xuất bản dưới dạng báo cáo theo hợp đồng với Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Không quân Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1969.

    Các loại Metadata phổ biến

    Metadata được phân loại dựa vào các chức năng trong việc quản lý thông tin:

    • Administrative metadata: Cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu và quyền của người dùng.
    • Descriptive metadata: Cung cấp thông tin về bản quyền, giấy phép và tiền bản quyền.
    • Legal metadata: Xác định các đặc điểm cụ thể của một phần dữ liệu, chẳng hạn như dữ liệu thư mục, từ khóa, tên bài hát, số lượng, v.v.
    • Preservation metadata: Cung cấp vị trí của mục dữ liệu trong một khuôn khổ hoặc trình tự phân cấp.
    • Process metadata: Hỗ trợ triển khai mô hình thu thập và xử lý dữ liệu thống kê.
    • Provenance metadata: Có khả năng theo dõi lịch sử của một phần dữ liệu khi nó di chuyển nhằm khắc phục các vấn đề lỗi hiệu quả.
    • Reference metadata: Liên quan đến các thông tin mô tả chất lượng của nội dung thống kê.
    • Statistical metadata: Có khả năng phân tích và sử dụng chính xác các số liệu được tìm thấy trong báo cáo, khảo sát và các tài liệu tóm tắt.
    • Structural metadata: Cho phép người dùng quan sát các phần tử của một đối tượng dữ liệu phức tạp, thường được sử dụng trong nội dung kỹ thuật số.
    • Use metadata: Là các dữ liệu được sắp xếp và phân tích mỗi khi có người dùng truy cập vào nó.

    Cách sử dụng Metadata hiệu quả

    Tốc độ dữ liệu phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy mối quan tâm đến giá trị kinh doanh tiềm năng có được dựa trên Metadata. Hầu hết các cấu trúc dữ liệu vừa mang đến cơ hội vừa mang đến thách thức.

    Metadata quản lý cung cấp một khuôn khổ cho các tập dữ liệu rời rạc được lưu trữ trên nhiều hệ thống khác nhau. Đồng thời, nó còn cung cấp quyền phê duyệt của tổ chức để thực hiện công việc mô tả thông tin dữ liệu kinh doanh hay thông số dữ liệu.

    Metadata quản lý được triển khai để thu thập các dữ liệu cũ và phát triển các phương pháp phân loại dữ liệu theo danh mục hoặc cơ sở dữ liệu trung tâm. Ngoài ra, các chiến lược triển khai này còn được sử dụng để cải thiện phân tích dữ liệu, phát triển chính sách Metadata quản lý và triển khai hướng đánh giá theo quy định.

    Về cơ bản, Metadata quản lý sử dụng giao diện người dùng dựa trên web để xác định các thuộc tính của một phần dữ liệu cụ thể như tên tệp, tác giả tệp hoặc số ID khách hàng. Điều này cho phép người dùng truy cập vào tài liệu có thể xem và hiểu các thuộc tính khác nhau của dữ liệu.

    Tiêu chuẩn hóa Metadata

    Một số tiêu chuẩn ngành được phát triển hỗ trợ triển khai Metadata trở nên tối ưu hơn, đảm bảo tính nhất quán về ngôn ngữ, định dạng, chính tả và một số thuộc tính mô tả dữ liệu khác.

    Dublin Core là một tiêu chuẩn chung phổ biến được phát triển nhằm hỗ trợ việc lập chỉ mục các danh mục thẻ thư viện vật lý. Tiêu chuẩn này sau đó được cải tiến dành cho Metadata kỹ thuật số dựa trên web.

    Dublin Core mô tả các thuộc tính của 15 yếu tố dữ liệu chính như tiêu đề, tác giả, chủ đề, mô tả, nhà xuất bản, cộng tác viên, ngày, loại, định dạng, định danh, nguồn, ngôn ngữ, mối quan hệ, phạm vi và quản lý quyền.

    Lược đồ mô tả đối tượng Metadata cũng là một loại tiêu chuẩn hoạt động dựa trên XML, dành cho các thư viện được triển khai bởi Network and Standards Development Office của U.S. Library.

    Schema.org là một tiêu chuẩn mới dựa trên sự hợp tác phần mềm mã nguồn mở. Nó cung cấp một tập hợp các lược đồ hướng tới những dữ liệu Internet có cấu trúc, email và các dạng dữ liệu kỹ thuật số khác.

    Lược đồ Metadata trong các lĩnh vực

    Một lược đồ Metadata tiêu chuẩn được triển khai dành riêng cho các ngành như:

    Nghệ thuật và nhân văn

    Text Encoding Initiative bao gồm một số tổ chức phát triển các tiêu chuẩn chỉ định cho phương pháp mã hoá cho phép biểu thị văn bản dưới dạng kỹ thuật số.

    VRA Core là một tiêu chuẩn dữ liệu cho phép mô tả các tác phẩm của văn hóa thị giác cũng như các hình ảnh ghi lại chúng.

    Văn hóa – xã hội

    Data Documentation Initiative là một dạng tiêu chuẩn hoá giúp mô tả dữ liệu được sử dụng trong khoa học hành vi và các ngành liên quan khác.

    Open Archives Language Community được sử dụng để triển khai kho tài nguyên ngôn ngữ ảo trên toàn thế giới.

    Khoa học

    • Darwin Core được sử dụng để chia sẻ thông tin về các mẫu sinh vật học.
    • Ecological Metadata Language là một định dạng đánh dấu XML cho phép người dùng đọc hiểu để chia sẻ dữ liệu về khoa học trái đất.
    • Federal Geospatial Data Committee hỗ trợ triển khai một số định dạng mới để ghi lại dữ liệu nghiên cứu không gian địa lý.

    Tổng kết về Metadata

    Trên đây là những thông tin chi tiết về Metadata mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng qua đây bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về Metadata và các cách dùng hiệu quả nhất.

    Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến Metadata, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.


    • metadata

    Mua Cloud VPS Cao Cấp tại BKHOST

    Giảm giá cực sâu, chất lượng hàng đầu. Đăng ký ngay hôm nay:

    vps cấu hình cao

    Tôi là Trịnh Duy Thanh, CEO & Founder Công ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam - BKHOST. Với sứ mệnh mang tới các dịch vụ trên Internet tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tôi luôn nỗ lực hết mình nâng cấp đầu tư hệ thống phần cứng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để đem đến những sản phẩm hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tin tưởng sẽ đem đến các giải pháp CNTT mới nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
    Bình luận
    Trượt lên đầu trang
    Miễn phí cước gọi
    Bạn đã hài lòng với trải nghiệm trên Bkhost.vn?
    Cảm ơn lượt bình chọn của bạn, Chúc bạn 1 ngày tốt lành !